Bệnh phồng lá chè là gì? Nguyên nhân & Cách phòng trừ

Bệnh phồng lá chè là gì? Nguyên nhân & Cách phòng trừ

04/05/2024

Kích thước chữ

Bệnh phồng lá chè là loại bệnh hại có mức độ lây lan rất nhanh, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất thu hoạch chè của bà con. Bà con cần chủ động theo dõi, tìm hiểu các biện pháp phòng trị dứt điểm tình trạng lá chè bị phòng. Theo dõi các thông tin trong bài viết hôm nay để hiểu rõ hơn về tác nhân gây bệnh, dấu hiệu ban đầu và cách xử lý hiệu quả nhé. 

Tìm hiểu về bệnh phồng lá chè là gì?

Dấu hiệu của bệnh phồng lá chè & Cách phòng trị dứt điểm
Lá chè bị phồng là tình trạng khiến nhiều bà con nhà vườn lo lắng, bởi gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng thu hoạch chè

Bệnh phồng lá chè là gì? Là câu hỏi của nhiều nhà vườn khi vừa mới bắt đầu trồng cây chè đặt ra. Tình trạng lá chè bị phòng lên thường xuất hiện ở những lá non và búp non của cây chè. 

Những nương chè ở vùng sườn đồi, nơi có độ ẩm cao, nhiều cây che bóng,… là những vùng bị gây hại mạnh nhất. 

Loại bệnh hại này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng thu hoạch chè búp, gây giảm thiểu hiệu quả kinh tế của bà con trồng chè. 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh phồng lá chè

Dấu hiệu của bệnh phồng lá chè & Cách phòng trị dứt điểm
Nguyên nhân chính khiến cây chè bị phồng lá đó là do nấm Exobasidium spp Masse gây ra

Nấm Exobasidium spp Masse là nguyên nhân chính gây ra bệnh lá chè bị phòng. Đây là loại nấm thuộc họ Exobasidiaceae, nằm trong bộ Exobasidium.

Loại nấm bệnh này sẽ phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu mát mẻ, có nhiệt độ trung bình từ 15 – 20 độ C và độ ẩm lớn hơn 85%.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh phồng lá chè như thế nào?

  • Nấm gây phồng lá chè gây hại ở lá chè non và búp chè non. Nấm bệnh thường tập trung ở mép lá. 
  • Những dấu bệnh đầu tiên xuất hiện là chấm nhỏ có hình giọt dầu, có màu da cam hoặc vàng nhạt, những dấu bệnh sẽ có độ bóng lên. Thời gian sau vết bệnh lớn lên thì có màu nhạt dần đi. 
  • Sau thời gian khoảng 10 – 15 ngày, khi nấm đã dần xâm nhập vào bên trong lá. Thì bề mặt dưới của lá chè phồng lên và mặt trên lá lõm xuống, phía trên mặt có hạt phấn màu trắng. 
  • Sau khoảng 5 – 7 ngày thì vết phồng đó vỡ ra và giải phòng lớp phấn trắng hoặc hồng nhạt ra bề mặt lá, đây chính là các bào tử của nấm
  • Các vết phồng vỡ vết bệnh chuyển thành màu nâu thì lá chè sẽ bị co rúm lại. 

Điều kiện phát triển của bệnh phồng lá chè

  • Nấm bệnh sẽ phát triển từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 5. Vào mùa thu thù vào cuối tháng 9 đến cuối tháng 10. 
  • Những nương chè ở vùng cao từ 600 – 700m so với mặt biển thì nấm bệnh sẽ phát sinh gây hại nhiều hơn.
  • Những nương chè có kỹ thuật canh tác, chăm sóc không tốt, có nhiều cỏ, khuất gió và nhiều cây che bóng sẽ bị nấm bệnh gây hại nhiều hơn. 
  • Ngoài ra, những nương chè được bón quá nhiều phân đạm và những giống chè có bản lá to cũng sẽ bị nấm bệnh gây hại nhiều hơn. 
  • Những vết phồng sau khi bị vỡ ra, thì các bào tử của nấm bệnh sẽ nhờ gió, mưa lan truyền đi gây bệnh ở những khu vực khác. 

Tác hại do bệnh phồng lá chè gây ra cho cây trồng

  • Lá chè bị phòng gây ảnh hưởng đến khả năng quang hợp cây, dẫn đến giảm năng suất búp chè (giảm đến 30%).
  • Nấm gây bệnh phồng lá khiến lá chè trở nên mỏng, dai, sần sùi, ảnh hưởng đến hương vị và độ thơm ngon của nước chè. 
  • Bệnh phồng lá làm giảm năng suất, chất lượng và làm chậm quá trình sinh trưởng các lứa chè kế tiếp.
  • Chất lượng lá chè giảm sút gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của bà con trồng chè. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến uy tín của ngành chè Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Một số cách phòng trừ bệnh phồng lá chè hiệu quả cao

Dấu hiệu của bệnh phồng lá chè & Cách phòng trị dứt điểm
Tổng hợp các phương pháp trị nấm bệnh gây phồng lá chè được nhiều bà con áp dụng

Hiểu được nỗi lo của nhiều bà con khi vườn chè đang chuẩn bị vào giai đoạn phát triển mạnh nhất thì lại gặp phải loại nấm bệnh này. Dưới đây, AQ chia sẻ đến bà con những phương pháp giúp phòng trừ dứt điểm tình trạng lá chè bị phòng

Phương pháp chăm sóc phòng ngừa bệnh phồng lá ở cây chè

✅ Sử dụng những giống chè tốt, có khả năng chống chịu lại các tác nhân gây bệnh. 

✅ Khi trồng chè cần phải tạo điều kiện để cây chè được thông thoáng, hạn chế ẩm độ trong vườn.

✅ Cần thường xuyên dọn vệ sinh, thu gom những tàn dư, cây chè có dấu hiệu bệnh, để loại bỏ những mầm bệnh từ mùa vụ trước. 

✅ Cắt tỉa cành cây chè đúng kỹ thuật, không nên đốn tỉa quá sớm vì cành non rất dễ bị nấm bệnh tấn công. 

✅ Thường xuyên theo dõi, kiểm tra để kịp thời cắt tỉa bớt những lá, búp chè bị bệnh, để hạn chế bị lây lan trên diện rộng. 

✅ Cần tìm hiểu, sử dụng các loại phân bón hữu cơ, thuốc sinh học để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây phát triển và tiêu diệt được các tác nhận gây hại đến cây chè. 

Biện pháp sinh học phòng trừ bệnh phồng lá ở cây chè

Hiện nay, nhiều nhà vườn đã và đang sử dụng các sản phẩm sinh học để xử lý các bệnh hại trên vườn chè nói chung và tiêu diệt nấm gây phồng lá chè nói riêng. 

Các sản phẩm thuốc sinh học được các kỹ sư nghiên cứu và điều chế với các thành phần chính là có vi sinh có lợi và các thành phần hữu cơ. Giúp diệt tận gốc nấm bệnh, phục hồi cây mà không cây ảnh hưởng lớn đến năng suất và môi trường xung quanh. 

Thuốc đặc trị bệnh phồng lá chè Phy FusaCo an toàn, hiệu quả 

Dấu hiệu của bệnh phồng lá chè & Cách phòng trị dứt điểm
Sản phẩm thuốc sinh học Phy FusaCo được nhiều bà con ưa chuộng nhờ có hiệu quả tốt trong việc tiêu diệt nấm bệnh mà không gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thu hoạch

Nhận thấy tình trạng phồng lá chè gây ảnh hưởng lớn, khiến nhiều bà con trồng chè vô cùng hoang mang và lo lắng. Các kỹ sư nông nghiệp tại Công Ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ đã sáng chế thành công sản phẩm giúp phòng trị dứt điểm nấm gây phồng lá chè: Phy FusaCo – Kiểm soát nấm khuẩn trên diện rộng. 

Để hiểu rõ hơn các thành phần có trong thuốc, công dụng mang lại và cách sử dụng trên vườn chè thì mời bà con cùng theo dõi những thông tin bên dưới nhé. 

Thành phần của thuốc bệnh phòng lá cây chè Phy FusaCo

Thuốc trị bệnh phòng lá chè Phy FusaCo được các kỹ sư nông nghiệp nghiên cứu và sáng chế ra với các thành phần chính như: 

✅ Các vi sinh vật hữu cơ: Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus subtilis: 1,5×10^8 CFU/ml 

✅ Phy FusaCo được sản phẩm trên công nghệ kết hợp các bào tử gốc của các chủng nấm đối kháng Chaetomium và Trichoderma và các hoạt chất Enzym ngoại bào và chất Nano chitosan.

Công dụng của thuốc trị bệnh phòng lá cây chè Phy FusaCo

Sản phẩm thuốc sinh học Phy FusaCo đã mang lại những công dụng tuyệt vời trên vườn chè của bà con:

✅ Tiêu diệt triệt để nấm bệnh Exobasidium spp Masse gây tình trạng phồng lá chè.

✅ Giúp tăng tính đề kháng cho cây chè, giúp cây chống chịu lại các tác nhân gây bệnh. 

✅ Phy FusaCo có hiệu lực nhanh, thời gian kéo dài và hiệu quả trên diện rộng. 

✅ Giúp nâng cao chất lượng chè khi đưa ra thị trường tiêu thụ. 

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh phòng lá cây chè Phy FusaCo

Để thuốc trị bệnh phòng lá chè Phy FusaCo có hiệu quả vượt trội trên vườn thì bà con cần pha thuốc với hướng dẫn của các kỹ sư nhé. 

Thực hiện phun trị nấm gây phồng lá chè: Hòa tan 250ml dung dịch thuốc Phy FusaCo với 400 – 600 lít nước, tiến hành phun đều và kỹ trên toàn vườn chè, chú ý vào lá, cành, thân và khu vực dưới gốc chè. Mỗi lần phun nên cách nhau 5 – 7 ngày/lần để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Thực hiện phun phòng nấm gây phồng lá chè: Hòa tan 250ml dung dịch thuốc Phy FusaCo với 800 – 1000 lít nước. Phun định kỳ trên vườn chè từ 15 – 30 ngày/lần để phòng nấm lại tốt nhất. 

Thuốc trị bệnh phòng lá chè Phy FusaCo là một trong những sản phẩm tại nhà AQ, được nhận nhiều lượt đánh giá tốt của bà con nông dân. Nhờ có công dụng tốt trong việc tiêu diệt dứt điểm nấm gây bệnh phồng lá và giúp cây chè hồi phục lại sức đề kháng sau thời gian bị nấm bệnh tấn công. 

Những thông tin ở bài viết trên, AQ đã chia sẻ đến bà con về cách xử lý hiệu quả bệnh phồng lá chè. Mong rằng sẽ giúp ích được cho bà con trong quá trình trồng và chăm sóc vườn chè.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *