Bệnh khô vằn hại lúa: Biện pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn

Bệnh khô vằn hại lúa: Biện pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn

16/02/2023

Kích thước chữ

Bệnh khô vằn hại lúa xuất hiện đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng mùa vụ. Nhằm nhận biết và phòng trừ loại bệnh này một cách hiệu quả, mời bà con cùng theo dõi bài viết dưới đây từ Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ.

Bệnh khô vằn hại lúa là gì?

Bệnh khô vằn hại lúa: Biện pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn
Ruộng lúa bị khô vằn là một tình trạng thường gặp với nhiều hậu quả nghiêm trọng cho mùa vụ của bà con

Bệnh khô vằn hại lúa là loại bệnh thường gặp trên cây lúa. Bệnh gây hại trên toàn thân, đặc biệt là bẹ lá. Trên bẹ lá xuất hiện những đốm xanh lục sẫm hình bầu dục. Bệnh khô vằn gây hại lúa phát triển mạnh mẽ nhất trong giai đoạn lúa phân hóa đòng và trổ bông.

Bệnh cũng dễ phát triển trong thời tiết nóng ẩm, thiếu ánh sáng. Khi bệnh phát triển mạnh, bệnh hại lá và bẹ lá đòng dẫn đến tình trạng nghẹn đòng, lúa không trổ được.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng của bệnh khô vằn hại lúa

Cây lúa bị bệnh khô vằn do loài nấm ký sinh có tên Rhizoctonia solani gây ra. Loài nấm này phát triển trong các bẹ lá gần mực nước tưới, rồi dần phát triển lên lá. Đất có mầm bệnh, cây trồng vụ trước còn tàn dư bệnh là những điều kiện thuận lợi nhất để nấm lây lan, gây ra bệnh khô vằn gây hại ở cây lúa.

Điều kiện phát triển của bệnh khô vằn hại lúa

Bệnh đốm vằn trên lúa sẽ phát triển mạnh mẽ nhất trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ cao, thiếu ánh sáng. Nhiệt độ thích hợp nhất để bệnh phát triển là từ 24-32 độ C.

Bệnh cũng dễ phát triển và lây lan khi có lượng mưa lớn, lượng nước trên mặt ruộng quá cao, cấy nhiều rãnh, cấy dày,… Khi bệnh phát triển mạnh, sẽ gây hại lá và bẹ lá đòng dẫn đến tình trạng nghẹn đòng, lúa không trổ được.

Những biểu hiện của bệnh khô vằn hại lúa

Bệnh khô vằn hại lúa: Biện pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn
Bệnh khô vằn để lại nhiều hậu quả trên ruộng lúa với nhiều biểu hiện ở các bộ phận trên cây

Bà con thường quan sát thấy các triệu chứng khi ruộng bị nhiễm nấm bệnh khô vằn như sau:

  • Bệnh gây hại toàn bộ trên lúa nhất là những bộ phận như phiến lá, cổ bông, bẹ lá. Bẹ lá già ở gốc và bẹ lá gần mặt nước là những nơi dễ bị bệnh nhất.
  • Xuất hiện những đốm có màu xám nhạt hoặc xanh lục sẫm hình bầu dục. Sau thời gian vết bệnh sẽ lan rộng ra thành hình tương tự như hình đám mây, có vệt vằn như da hổ.
  • Vết bệnh chạy dài trên bề mặt lá, xuất hiện đầu tiên ở những lá ở gần mặt nước hoặc lá già, sau đó mới lan dần lên các lá ở trên.
  • Trên các vết bệnh có xuất hiện những hạch nấm màu nâu, nằm rải rác hoặc co cụm thành đám. Các hạch nấm này có thể rơi ra khỏi vết bệnh và nổi ở mặt ruộng.

Hậu quả của bệnh khô vằn hại lúa gây ra

Bệnh khô vằn gây hại lúa là loại bệnh rất thường gặp trên đồng ruộng và để lại hậu quả nghiêm trọng. Khi lúa bị nấm bệnh xâm nhập, nấm sẽ dần ăn bông lúa khiến bông bị lửng, lép. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất lúa trong mùa vụ của bà con.

Biện pháp phòng trị bệnh khô vằn hại lúa hiệu quả

Các tình trạng bạc lá, cháy lá, khô vằn, đốm sọc ở ruộng lúa nếu không được phòng trừ kịp thời sẽ dễ lây lan và thiệt hại trên diện rộng. Vì vậy bà con có thể áp dụng phương pháp canh tác hiệu quả sau đây:

Canh tác phòng trừ bệnh đốm vằn trên lúa

Bệnh khô vằn hại lúa: Biện pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn
Canh tác hiệu quả cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng trừ bệnh khô vằn ở ruộng lúa

Để phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa, bà con có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Cuối mỗi vụ cần tiến hành dọn vệ sinh sạch sẽ đồng ruộng, đặc biệt là tiêu hủy tàn dư cây vụ trước để tránh lây lan mầm bệnh cho vụ sau.
  • Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện, xử lý lúa bị nhiễm bệnh.
  • Diệt sạch cỏ dại ở khu vực ao hồ, kênh rạch, mương rãnh,… bởi vì những nơi này thường là nơi nấm kí sinh.
  • Tránh thực hiện việc gieo cấy ở vùng đất ruộng đã bị nhiễm bệnh, loại bỏ những giống bị bệnh nặng. Ưu tiên chọn giống sạch, khỏe mạnh khi gieo trồng để loại bỏ nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Không gieo sạ dày đặc, mật độ cấy lúa vừa phải để hạn chế việc bệnh lây lan nhanh.
  • Xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý, tránh việc mực nước tưới quá cao là điều kiện để nấm bệnh sinh sôi, lây lan.

Thuốc hóa học trị bệnh đốm vằn trên lúa

Bà con có thể dùng các sản phẩm hóa học trên đồng ruộng để trị bệnh khô vằn gây hại nặng với hiệu quả nhanh chóng.

Cảnh báo! Tuy nhiên ảnh hưởng từ thuốc bảo vệ thực vật đối với đồng ruộng và sức khỏe con người là không nhỏ. Khi dùng thời gian dài các loại thuốc hóa học sẽ tác động gây ra bạc màu, chai hóa, mất dinh dưỡng trong đất canh tác. Bà con lưu ý những hậu quả của thuốc và tham khảo thêm các dòng sản phẩm sinh học an toàn, hiệu quả bền vững hơn.

Thuốc sinh học đặc trị bệnh khô vằn hại lúa C99

Bệnh khô vằn hại lúa: Biện pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn
C99 đạt hiệu quả phòng trị nấm bệnh khô vằn gây hại ở ruộng lúa

Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ giới thiệu đến quý bà con về dòng sản phẩm chuyên đặc trị bạc lá, cháy lá, khô vằn, đốm sọc ở lúa mang tên C99 với thành phần và công dụng, cách sử dụng chi tiết như sau:

Thành phần thuốc trị bệnh đốm vằn trên lúa C99

C99 đặc trị tình trạng bạc lá, cháy lá, khô vằn, đốm sọc được sản xuất bởi Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ với thành phần chính là Đồng (Cu): 15.000mg/l; Tỷ trọng: 1,1.

Công dụng thuốc trị bệnh đốm vằn trên lúa C99

C99 là dòng sản phẩm sinh học với công dụng phục hồi cây mạnh mẽ với công nghệ nano với các tính năng vượt trội như:

  • Đặc trị bệnh bạc lá với khả năng xâm nhập cực kỳ nhanh – lưu dẫn 2 chiều.
  • Bảo vệ cây trồng trước các tác nhân gây ra tình trạng bệnh: Khô vằn, bạc lá, cháy lá, đốm sọc,…
  • Cung cấp nguồn vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cây lúa, giúp cứng cây, dày lá, tăng cường khả năng chống chịu trước những tác nhân bên ngoài.

Hướng dẫn dùng thuốc trị bệnh đốm vằn trên lúa C99

Phòng bệnh đốm vằn trên lúa: Dùng 500ml sản phẩm C99 hòa tan cùng với 200-300 lít nước. Thực hiện phun đều dạng sương qua thân lá lúa, phun vào các giai đoạn cây lúa đẻ nhánh, làm đòng, trước khi lúa trổ khoảng 10 ngày và sau khi trổ từ 7 đến 10 ngày.

Lúa thời kỳ nhiễm bệnh đốm vằn: Dùng 500ml sản phẩm C99 hòa tan cùng với 180-200 lít nước. Thực hiện phun đều dạng sương qua thân lá lúa, phun liên tiếp 1–2 lần cách mỗi lần từ 3-5 ngày, khi cây đã khỏi bệnh thì chuyển phun phòng bệnh như trên.

Bảo quản thuốc trị bệnh đốm vằn trên lúa C99

  • Bà con hãy lắc đều sản phẩm C99 trước khi thực hiện phun cho ruộng.
  • Sử dụng thuốc đặc trị vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát để đạt hiệu quả cao.
  • Bảo quản sản phẩm C99 đảm bảo an toàn ở những nơi khô ráo, thoáng mát, xa tầm tay trẻ em.
  • C99 là dòng thuốc sinh học đảm bảo an toàn với người và động vật. Thân thiện với môi trường.

Mua thuốc đặc trị bệnh khô vằn hại lúa ở đâu uy tín?

Sản phẩm đặc trị bệnh khô vằn C99 được sản xuất và phân phối bởi Công Ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ.

Quý bà con có thể tìm mua sản phẩm C99 của AQ bằng cách liên hệ ngay hotline: 028 8889 7322.

Với đội ngũ kỹ sư nông nghiệp giàu kinh nghiệm tại AQ sẽ hỗ trợ tư vấn nhanh chóng về sản phẩm và đồng hành cùng bà con trong suốt mùa vụ, đảm bảo cho năng suất chất lượng nông sản tốt nhất.

AQ hỗ trợ vận chuyển đơn hàng từ nhà máy đến thẳng nhà vườn với tốc độ nhanh chóng, an toàn và đảm bảo sản phẩm đến tay bà con đạt chuẩn chất lượng.

Ưu đãi liền tay với rất nhiều chính sách chiết khấu và khuyến mãi khi mua hàng tại AQ.

Bài viết trên cung cấp các thông tin về bệnh khô vằn hại lúa cũng như cách phòng trị hiệu quả với dòng sản phẩm sinh học từ AQ. Để đặt mua về thuốc trị bệnh cho cây trồng, bà con hãy liên hệ theo số Hotline: 028 8889 7322 để được nhân viên hỗ trợ nhanh nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *