Bệnh khô đầu lá lúa là gì? nhận biết và khắc phục thế nào?

Bệnh khô đầu lá lúa là gì? nhận biết và khắc phục thế nào?

18/01/2023

Kích thước chữ

Bệnh khô đầu lá lúa do vi khuẩn, tuyến trùng, thời tiết gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nông sản, thiệt hại mùa vụ của bà con nông dân. Để phòng trị bệnh cháy bìa lá lúa cần sử dụng loại thuốc gì, thực hiện những bước nào, làm sao để nhận biết cây lúa đang bị bệnh, điều trị kịp thời. Các bạn hãy tìm câu trả lời cho những câu hỏi này qua những thông tin bổ ích trong bài viết dưới đây.

Bệnh khô đầu lá lúa là gì?

Bệnh khô đầu lá lúa hay còn được gọi là bệnh cháy bìa lá, bệnh này thường xuất hiện vào thời điểm mưa to, gió lớn thời tiết xấu gây ra. Đối với giống lúa được trồng có tiềm năng sản xuất lớn, thường rất dễ bị bệnh bạc lá.

Bệnh khô đầu lá lúa là gì? nhận biết và khắc phục thế nào?
Thế nào là bệnh khô đầu lá lúa?

Bệnh cháy bìa lá lúa do vi khuẩn, tuyến trùng và điều kiện thời tiết không tốt gây ra. Khi cây trồng bị nhiễm bệnh sẽ mất đi khả năng quang hợp giúp tạo chất dinh dưỡng nuôi hạt, do đó ruộng lúa bị cháy lá có tỷ lệ rất cao. Gây ảnh hưởng đến nâng suất nông sản, sản lượng giảm đáng kể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa vụ của bà con.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh khô đầu lá lúa

Lúa bị khô đầu lá thường do một số nguyên nhân sau gây ra:

– Giống lúa chất lượng kém hay một số giống lúa tạp giao dễ bị mẫn cảm với bệnh bạc lá.

– Thời tiết thay đổi, mưa gió nhiều trong giai đoạn lúa cần quang hợp cao, cay lúa hứng chịu sự nống ẩm lâu ngày.

– Trong quá trình canh tác cây lúa không được xử lý tốt dẫn đến việc lúa bị vàng lá.

– Bón phân nhiều để phòng chống bệnh cho cây lúa, nhưng điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mưa gió liên tục làm cây lúa bị khô héo.

– Tuyến trùng và vi khuẩn làm cây lúa bị cháy bìa lá.

– Ruộng lúa không được chăm sóc đúng cách, việc sử dụng quá nhiều phân đạm bón cho ruộng lá cũng là một trong những nguyên nhân làm cho lúa bị khô đầu lá.

Triệu chứng bệnh khô đầu lá lúa

Cho cây lúa phát triển tốt, trổ đòng đạt năng suất cao với một mùa bội thu. Các bạn cần nhận biết và chửa trị ngay bệnh cháy lá lúa khi cây vừa mới phát bệnh. Để sớm nhận biết ruộng lúa nhà mình có bị cháy bìa lá hay không, kịp thời có biện pháp xử lý ngăn chặn những tác hại do bệnh gây ra, ảnh hưởng đến năng suất, mùa vụ. Các bạn có thể nhận biết bệnh cháy lá qua những triệu chứng như sau.

Bệnh khô đầu lá lúa là gì? nhận biết và khắc phục thế nào?
Nhận biết bệnh cháy bìa lá lúa qua những dấu hiệu nào?

Bệnh cháy lá lúa phát triển ở hai bên bìa lá với một vết cháy nhỏ, lúc đầu chúng chỉ xuất hiện ở phần chóp lá, sau đó chúng lan dần xuống hai bên bìa lá.

Ban đầu vết bệnh chỉ là những vệt nhỏ trong suốt nằm ở giữa gân lá, từ từ vét bệnh chuyến biến lớn hơn và chuyển sang màu nâu.

Tại vị trí lá bệnh trở nên trắng mờ, vào sáng sớm, chiều tối và ban đêm có dịch vi khuẩn nhỏ giọt ra ngoài có thể nhận biết bằng mắt thường, sau đó lá lúa bị khô và mất đi khả năng quang hợp.

Bệnh thường gây hại nặng vào giai đoạn cây lúa đứng cái, làm đòng và trổ bông. Xuất hiện đường gợn sóng, ở hai bên bìa lá khi cây lá bệnh nặng.

Cách phòng trừ bệnh khô đầu lá lúa hiệu quả

Để cây lúa phát triển khỏe mạnh, trổ bông, vô gạo, mùa vụ bội thu bà con cần phòng trừ bệnh cháy lá lúa, kết hợp đồng loạt những biện pháp sau:

  • Biện pháp canh tác.
  • Kỹ thuật chăm sóc.
  • Bón phân.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học.

💠 Sử dụng giống cây lúa khỏe mạnh, khả năng chống chịu tốt với mọi điều kiện khó khăn.

💠 Cả tạo đất, vệ sinh sạch đồng ruộng trước khi trồng vụ lúa mới đẻ phòng tránh các mầm bệnh gây hại cho cây trồng.

💠 Lượng phân bón vừa đủ không nên quá nhiều hay thiếu hụt dựa trên màu lá lúa mà điều chỉnh lượng phân bón phù hợp.

💠 Mức nước trong ruộng nên duy trì ở mức 5-10cm so với cây lúa.

💠 Khi cây lúa mới phát bệnh các bạn nên rút nước trong ruộng ra bớt, sử dụng vôi rải đều với liều lượng 10 – 20kg/ 1.000m2.

💠 Sử dụng chế phẩm sinh học Nano Cu Gold để trị bệnh cháy bìa lá lúa, giúp tiêu diệt nấm khuẩn gây hại.

Giải pháp trừ bệnh khô đầu lá lúa dứt điểm bằng chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học Nano Cu Gold phòng trừ, tiêu diệt các loại nấm khuẩn gây hại cây trồng, cung cấp vi lượng cần thiết cho cây lúa phát triển tốt, trổ bông, vô gạo, chất lượng nông sản đạt chuẩn. Để phòng trừ bệnh cháy bìa lá lúa các bạn sử dụng Nano Cu Gold cần thực hiện đúng theo các bước sau.

Bệnh khô đầu lá lúa là gì? nhận biết và khắc phục thế nào?
Phòng trị bệnh cháy bìa lá lùa hiệu quả với Nano Cu Gold
  • Phòng bệnh cháy bìa lá lúa: sử dụng 500ml thuốc pha với 400 – 500 lít nước, phun ở các thân cây từ 3 – 4 lần vụ.
  • Phun trị bệnh: Pha 500ml thuốc với 200 – 300 lít nước, phun đều vào các vị trí như rễ, tán lá.
  • Có thể sử dụng sản phẩm kết hợp với kỹ thuật phun máy bay.

Mua chế phẩm sinh học trừ bệnh khô đầu lá lúa ở đâu?

Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ chuyên phân phối, cung cấp chế phẩm sinh học Nano Cu Gold chính hãng với mức giá hấp dẫn, cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.

Sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại nhà máy, với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đóng gói cẩn thận đảm bảo tiêu chuẩn. Sản phẩm được kiểm định đánh giá nghiệm ngặt, đảm bảo an toàn, thân thiện môi trường và con người. Cho cây trồng phát triển tốt, chất lượng nông sản đạt chuẩn, mùa vụ bội thu.

Qua bài viết trên, hy vọng chúng tôi có thể giúp ích được cho các bạn trong việc phòng trừ bệnh khô đầu lá lúa, cho cây lúa trổ bông, vô gạo, một mùa vụ bội thu. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết này, chúc các bạn thành công trong việc điều trị bệnh cháy lá lúa, có một mùa vụ bội thu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *