Các loại bệnh hại cà chua thường gặp & Cách phòng trừ

Các loại bệnh hại cà chua thường gặp & Cách phòng trừ

13/06/2024

Kích thước chữ

Bệnh hại cà chua thường gặp là những bệnh nào, nguyên nhân do đâu và cách phòng trị ra sao. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, miễn là được đáp ứng về điều kiện môi trường, công tác xử lý không phù hợp có thể khiến cây cà chua trở nặng hơn. Bà con cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng AQ để hiểu rõ hơn nhé.

Tìm hiểu về các loại bệnh hại cà chua thường gặp

Các loại bệnh hại cà chua thường gặp & Cách phòng trừ
Là một loại quả chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nên không tránh khỏi sự tấn công của sâu bệnh hại

Trước khi đến với phần những loại bệnh hại cà chua, chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm hình thái của loại cây này nhé.

Cà chua trong tiếng Anh gọi là tomato, tên khoa học là Lycopersicum esculentum Miller, họ Solanacea. Cà chua được xem là một loại rau chuyên dùng trong ẩm thực do hàm lượng đường thấp hơn, tuy nhiên có thể dùng cà chua để làm nước ép hay sinh tố đều được.

▪️ Cây cà chua là một loại cây hằng năm, tức là vòng đời của cây cà chua kết thúc trong vòng 1 năm, sau đó sẽ tiến hành gieo vụ mới.

▪️ Thân cây cà chua thẳng đứng, tròn, phủ nhiều lông, khi lớn ở gốc thân hoá gỗ. Trên thân mang lá và phát hoa cà chua.

▪️ Bộ rễ chùm, ăn sâu trong đất (1 – 1,5m) và phân nhánh rộng (1,5 – 2,5m) nên có khả năng chịu hạn tốt.

▪️ Lá cà chua là dạng kép lông chim lẻ, các đôi lá gọi là lá chét, phần rìa có các răng cưa nông/sâu, phiến lá phủ lông tơ.

▪️ Hoa mọc thành chùm, sinh sản lưỡng tính, do chứa nhiều độc tố nên thường không bị côn trùng tấn công. Số lượng hoa trên cây cà chua thường từ 5 – 20 hoa.

▪️ Trái cà chua có dáng tròn, bầu dục hoặc dài tuỳ theo giống, mọng nước, vỏ nhẵn hoặc có khía. Màu sắc trái không cố định ở màu đỏ tươi mà tuỳ theo giống cà chua.

▪️ Hạt cà chua nhỏ, dẹp, màu vàng sáng hoặc hơi tối, trung bình 1 trái cà chua có từ 50 – 350 hạt.

Một số bệnh hại cà chua thường thấy nhất

Nguyên nhân gây bệnh trên cây cà chua nếu không phải do sâu bọ, côn trùng thì chắc chắn là do nấm bệnh, vi khuẩn hoặc vi rút gây ra. Việc xác định đúng nguyên nhân giúp bà con xử lý nhanh gọn, tránh dùng sai thuốc làm giảm sức khoẻ cây trồng.

Sau đây sẽ giới thiệu 5 căn bệnh hại cà chua rất phổ biến tại Việt Nam.

Bệnh sương mai cà chua

Các loại bệnh hại cà chua thường gặp & Cách phòng trừ
Hình ảnh bệnh sương mai cây cà chua

Bệnh sương mai (mốc sương) trên cây cà chua thường xảy ra khi nhiệt độ thấp, trời có mưa, tấn công vào các bộ phận như lá, thân cây, cuống và trái.

1️⃣ Tác nhân: Nấm Phytophthora infestens lây lan qua đường gió và nước, chúng trú ẩn ở các tàn dư của vụ nước, phát triển tốt ở nhiệt độ từ 12 – 18°C.

2️⃣ Nhận biết:

🔸 Trên cành, thân có các vết bệnh hình bầu dục, màu nâu sẫm, úng nước, lõm xuống.

🔸 Trên đài hoa xuất hiện các đốm nâu, lan rộng ra cánh và cuống hoá khiến hoa rụng thành chùm.

🔸 Trên quả cà chua có vết bệnh màu nâu nhạt, về sau chuyển đen, thịt bên trong bị khô cứng. Có thể xuất hiện thêm lớp nấm trắng nếu độ ẩm tăng cao.

3️⃣ Tác hại: Ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp của cây cà chua, năng suất kém, khả năng chống chịu kém, trái bị nhiễm bệnh không ra thế bán ra do chất lượng không đạt chuẩn.

Bệnh lở cổ rễ cà chua

Bệnh lở cổ rễ cà chua thường xảy ra ở cây con, cây trưởng thành, cây thiếu dinh dưỡng và vườn ươm. Đây là căn bệnh hại cà chua có khả năng lây lan cao, nếu không ngăn chặn kịp thời có thể gây thất thu vụ trồng.

1️⃣ Tác nhân: Nấm Rhizoctonia solani Kuhn phát bệnh khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao, đất thoát nước kém, nhiệt độ sinh trưởng từ 25 – 29°C.

2️⃣ Nhận biết:

🔸 Ở phần cổ rễ hoặc phần thân sát mặt đất của cây cà chua con xuất hiện vết bệnh màu nâu, sau đó chuyển đen và teo tóp.

🔸 Tương tự, phần gốc sát mặt đất của cây trưởng thành cũng có vết bệnh màu nâu đỏ, bao quanh phần gốc và rễ. Trường hợp điều kiện thời tiết tốt có thể xuất hiện lớp nấm trắng hoặc nâu đen.

3️⃣ Tác hại: Cây cà chua bị thối lở cổ rễ, nhanh chết và đổ gục hàng loạt. Có nguy cơ lây lan đến quả cà chua, ảnh hưởng đến sản lượng trái thu hoạch.

Bệnh héo xanh trên cây cà chua

Các loại bệnh hại cà chua thường gặp & Cách phòng trừ
Hình ảnh bệnh héo xanh trên cây cà chua

Bệnh héo xanh trên cây cà chua hay còn gọi là héo rũ, héo tươi. Cây có biểu hiện chết héo trong khi lá còn xanh, thời gian phát bệnh rất nhanh chỉ sau 2 – 3 ngày. Do bệnh có xu hướng khiến lá chuyển xanh vào buổi đêm nên rất khó để xác định nguyên nhân gây bệnh.

1️⃣ Nguyên nhân: Vi khuẩn Pseudomonas solanacearum thường sinh sống trong các bụi cỏ dại quanh vườn cà chua. Nhiệt độ sinh trưởng từ 30 – 35°C, độ ẩm và độ pH đất cao.

2️⃣ Nhận biết: Ngọn cây héo khi còn xanh rũ xuống, sau đó là tới chồi lá. Lớp vỏ ở phần gốc cây cà chua có dấu hiệu sần sùi. Phần rễ khi đào lên chuyển nâu và sũng nước. Cắt ngang thân cây cà chua, đưa vào nước sẽ thấy dịch trắng chảy ra.

3️⃣ Tác hại: Bệnh gây chết hoàn toàn cây cà chua, làm giảm nguồn thu nhập của bà con do chất lượng quả bị ảnh hưởng.

Bệnh đốm lá cà chua

Bệnh đốm lá cà chua hay còn gọi là bệnh đốm đen, xảy ra tương tự với cây khoai tây. Bệnh phát triển ở khu vực trồng cà chua có độ ẩm không khí cao.

1️⃣ Nguyên nhân: Nấm Septoria lycopersici phân tán bào tử lưu tồn ở trong đất hoặc cỏ dại. Chúng tấn công lá – thân – trái cà chua từ thời điểm cây con.

2️⃣ Nhận biết: Các vết bệnh ban đầu là những chấm đen rải rác trên mặt lá như đầu mũi kim. Về sau chúng phát triển thành các đốm tròn lớn, viền đen, ở giữa có màu xám, theo thời gian lá chuyển vàng rồi nâu và rụng xuống.

3️⃣ Tác hại: Sự xuất hiện dày đặc của các đốm bệnh cản trở hoạt động quang hợp của cây cà chua, cây sinh trưởng kém, suy kiệt dần, tính thẩm mỹ cũng như chất lượng của trái giảm sút.

Bệnh thán thư trên cây cà chua

Các loại bệnh hại cà chua thường gặp & Cách phòng trừ
Hình ảnh bệnh thán thư trên cây cà chua

Căn bệnh hại cà chua cuối cùng là bệnh thán thư. Bệnh hại phát sinh trong môi trường có độ ẩm cao, nhiệt độ dao động từ 25 – 30 °C. Xuất hiện chủ yếu khi vào mùa mưa khi đất trồng cà chua thoát nước kém. Ngoài ra, bệnh thán thư lây lan thông qua không khí, nước, dụng cụ làm vườn.

1️⃣ Nguyên nhân: Nấm Colletotrichum phomoides chủ yếu tấn công vào giai đoạn cây cà chua cho quả, nhất là những quả đang chín và cả quả già.

2️⃣ Nhận biết:

Trên lá cà chua hình thành các đốm tròn nhỏ màu nâu đen. Nấm bệnh tấn công thân cây tạo ra các vết cháy màu nâu sẫm và lây lan toàn thân theo thời gian. Trên quả cà chua xuất hiện các vết lõm màu nâu đen khiến quả héo khô, thịt trái thối rữa.

3️⃣ Tác hại: Bệnh thán thư làm giảm năng suất, sản lượng và chất lượng cà chua thu hoạch. Từ sinh trưởng kém dần dần gây chết cây, hư quả và có khả năng gây bệnh đến một số loại cây khác như ớt, cà tím, v.v.

Các loài sâu hại cà chua thường gặp

Sâu bọ, côn trùng là một trong những nguyên nhân tác động trực tiếp/gián tiếp đến chất lượng vụ mùa ở các cây trồng nói chung và cây cà chua nói riêng. Việc kiểm soát, quản lý sâu bệnh hại là một công tác không thể làm qua loa sơ sài, cần được thực hiện nghiêm chỉnh và đúng kỹ thuật để hạn chế bệnh hại cà chua.

Sau đây là 5 loài sâu bệnh hại cây cà chua phổ biến tại Việt Nam, mời bà con cùng xem qua.

Rầy mềm hại cà chua

Vòng đời của rầy mềm hại cà chua có 3 giai đoạn: trứng, ấu trùng (5 tuổi), trưởng thành. Rầy mềm sinh sản hữu tính thời kỳ cuối hè, sinh sản vô tính vào đầu mùa hè do chúng cực kỳ ưa thích thời tiết nóng.

1️⃣ Đặc điểm của rầy mềm: Có 2 dạng rầy mềm có cánh và không cánh. Loại có cánh có kích thước cơ thể là 1,5 – 1,9mm x 0,6 – 0,8mm, thân màu xanh đen và có lớp sáp bên ngoài. Đối với rầy không cánh có kích thước cơ thể là 1,2 – 1,8mm – 0,4 – 0,7mm, đầu và ngực màu nâu đen, bụng vàng hoặc xanh đậm.

2️⃣ Nhận biết: Quần thể rầy mềm từ con non đến con trưởng thành tập trung ở mặt dưới lá, chúng chích hút nhựa cây khiến lá bị héo, xoăn lại, tỷ lệ ra hoa đậu trái giảm mạnh

3️⃣ Tác hại: Sự tấn công của rầy mềm khiến cây cà chua phát triển kém, khả năng quang hợp giảm tác động đến việc nuôi trái trên cây. Mặt khác, dịch ngọt do rầy mềm tiết ra là môi trường thuận lợi để virus xâm nhiễm và gây bệnh cho cây cà chua.

Sâu đục quả cà chua

Các loại bệnh hại cà chua thường gặp & Cách phòng trừ
Hình ảnh sâu đục quả cà chua

Tác nhân bệnh hại cà chua tiếp theo phải kể đến sâu đục quả, tên khoa học là Heliothis armigera. Sâu non là đối tượng gây hại chính trên cây cà chua giai đoạn cây ra hoa đậu trái.

1️⃣ Đặc điểm của sâu đục quả: Trứng sâu có hình bán cầu, từ trắng chuyển sang màu nâu, thường nằm ở mặt trên lá non và gần quả cà chua. Sâu non có thân màu xanh lá/hồng nhạt/nâu sẫm, trên thân có dải đen kéo dọc thân.

2️⃣ Nhận biết: Ban đầu, sâu non tấn công lá non, sau đó là các búp non, nụ hoa, cuống rồi tới quả cà chua. Ở những vết đục của sâu đục quả cà chua sẽ thấy có phân đùn ra bên ngoài, vết đục gọn gàng, không nham nhở.

3️⃣ Tác hại: Lá cây bị ăn không thể mọc lá mới khiến quá trình quang hợp bị cản trở, cây cà chua còi cọc, tỷ lệ ra hoa đậu trái giảm, trái non rụng sớm ảnh hưởng đến năng suất toàn vườn, nặng hơn có thể gây chết cây trồng.

Rệp muội đen hại cà chua

Ngoài cà chua, rầy muội đen còn gây hại cho một số cây trồng như ớt, khoai tây, thuốc lá, bông vải, cây có múi, nhãn, v.v. Chúng ưa thích thời tiết khô hanh, ít mưa, là môi giới truyền bệnh của virus và nấm bồ hóng.

1️⃣ Đặc điểm của rệp muội đen: Rệp con phủ một lớp sáp trắng trên thân, rệp muội trưởng thân quả lê, màu đen bóng, có loài cánh ngắn và cánh dài. Chúng sống tập trung ở đọt non và lá non của cây cà chua.

2️⃣ Nhận biết: Rệp muội đen chích hút nhựa trên cây khiến lá xoắn, tỷ lệ ra hoa đậu quả ít, có thể rụng sớm. Khi mật độ rệp tăng cao khả năng chết cây trong vườn cà chua rất cao.

3️⃣ Tác hại: Cây cà chua sinh trưởng kém, phát triển chậm, lá chuyển vàng và khô héo dần. Các biểu hiện bệnh hại cà chua tương tự như khi rầy mềm gây hại.

Bọ phấn trắng hại cà chua

Các loại bệnh hại cà chua thường gặp & Cách phòng trừ
Hình ảnh bọ phấn trắng hại cà chua

Tên khoa học của bọ phấn trắng hại cà chua là Trialeurodes vaporariorum. Tương tự như rầy mềm và rệp muội đen, bọ phấn trắng cũng là môi giới truyền bệnh của một loại virus khảm lá Sri Lanka Cassava Mosaic Virus. Chúng còn gây hại trên một số cây trồng như: bí ngòi, sắn, ớt, bông vải, v.v.

1️⃣ Đặc điểm của bọ phấn trắng: Bọ phấn trắng trải qua 3 giai đoạn phát triển: trứng, ấu trùng (4 tuổi), thành trùng. Ấu trùng tuổi 1 – 3 do hạn chế về khả năng di chuyển nên phạm vi gây hại khá nhỏ. Khi trưởng thành, bọ phấn trắng có cơ thể màu vàng nhạt, bên trên phủ một lớp phấn trắng

2️⃣ Nhận biết: Mùa nắng nóng, thời tiết hanh khô dễ xuất hiện bọ phấn trắng trong vườn trồng cà chua. Từ bọ con đến bọ trưởng thành cùng chích hút nhựa ở phần ngọn non, lá non và chuyển vàng dần, còn mỗi gân lá xanh. Ngoài virus thì nấm bồ hóng cũng có thể lây nhiễm thông qua các vết chích hút của bọ phấn trắng trên cây cà chua.

3️⃣ Tác hại: Tương tự như rầy mềm và rầy muội đen, bọ phấn trắng khiến lá non biến dạng, xoăn lại, khả năng quang hợp bị hạn chế ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây cà chua.

Bọ trĩ hại cà chua

Cuối cùng, không thể không nhắc đến bọ trĩ – một loài sâu bệnh phổ biến với các cây trồng nói chung và sâu bệnh hại cà chua nói riêng. Người dân thường gọi với cái tên thân thuộc là bù lạch, tên khoa học là Stenchaetothrips biformis.

1️⃣ Đặc điểm của bọ trĩ: Trứng bọ trĩ dạng bầu dục, từ trắng sữa chuyển sang vàng nhạt, thường nằm ở mô lá non. Ấu trùng có thân hình giống như bọ trĩ trưởng thành, thân màu xanh vàng nhạt, còn con trưởng thành lại có màu vàng nhạt, nhiều lông tơ. Chúng sinh sản tốt ở nhiệt độ từ 25 – 30°C, thường lưu tồn trong tàn dự vụ trước, cỏ dại, v.v.

2️⃣ Nhận biết: Nhiệt độ môi trường cao, nắng nóng khô hạn lúc thời điểm cây cà chua phát triển mạnh mẽ nhất là lúc bọ trĩ tấn công nhiều nhất. Chúng tập trung thành bầy ở mặt dưới lá, chích hút nhựa cây khiến lá cà chua chuyển vàng, xoăn lại, vỏ quả sần sùi.

Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh hại cà chua hiệu quả

Các loại bệnh hại cà chua thường gặp & Cách phòng trừ
Một số cách canh tác vườn cà chua không sâu bệnh hại hiệu quả

Muốn vườn cà chua phát triển khoẻ mạnh tối đa, hạn chế sâu bệnh gây hại, nấm mốc, vi khuẩn tấn công, cần kết hợp đồng thời giữa phun thuốc phòng ngừa và hoạt động canh tác hiệu quả. Khi vườn cà chua được chăm sóc đúng cách sẽ có nền tảng sức khoẻ vững chắc, chống chịu stress tốt, cho năng suất ổn định và chất lượng trái thu hoạch đạt chuẩn.

✅ Chọn những giống cà chua có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, trước khi gieo trồng nên tiến hành khử trùng để đảm bảo cho quá trình phát triển về sau.

✅ Phát triển các loài thiên địch sinh sống và bảo vệ vườn cà chua.

✅ Sử dụng bẫy sinh học để bắt các loài côn trùng bệnh hại cà chua có thể bay.

✅ Thực hiện vệ sinh các dụng cụ làm vườn trước và sau khi sử dụng để hạn chế mầm bệnh của nấm khuẩn, sâu bệnh tiềm ẩn.

✅ Vệ sinh khu vực trồng trước – trong – sau thu hoạch, dọn dẹp cỏ dại thường xuyên là cách để tránh bệnh hại cà chua phát sinh khi điều kiện thời tiết đáp ứng.

✅ Nếu phát hiện các ổ trứng của sâu bọ, côn trùng phải lập tức ngắt bỏ và xử lý ngay, tương tự đối với những lá đã nhiễm bệnh thán thư, mốc sương, v.v.

✅ Luân canh với cây hành, củ dền, cây họ đậu, bắp cải, xà lách hoặc trồng xen canh với củ cải, dưa chuột, khoai lang, cải bẹ xanh để giảm thiệu mật độ sâu bọ cũng như các tác nhân bệnh hại cà chua khác.

✅ Lựa chọn thời điểm gieo vụ thích hợp, theo đó mật độ gieo trồng phải cân đối, không trồng quá dày hay quá thưa.

✅ Bón phân cân đối, hợp lý giữa N – P  – K và các trung vi lượng khác.

✅ Kiểm soát chế độ nước tưới vào mùa khô và mùa mưa; nhu cầu của cây trồng và khả năng hấp thụ của đất.

Thuốc đặc trị sâu bệnh hại cà chua hiệu quả, an toàn cho cây

Một trong những cách thức quản lý dịch hại tổng hợp được đề xuất chính là phun thuốc sinh học để xử lý và phòng ngừa. Tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều sản phẩm với công dụng tương tự nhau, làm sao có thể tìm ra những sản phẩm thuốc trừ sâu, nấm khuẩn chất lượng cao mà giá thành hợp lý.

Vậy hãy để AQ hỗ trợ bà con tìm ra sản phẩm điều trị bệnh hại ở cây cà chua vừa túi tiền lại hiệu quả nhé.

Antafungal – Thuốc đặc trị bệnh sương mai, thán thư cà chua

Các loại bệnh hại cà chua thường gặp & Cách phòng trừ
Thuốc sinh học Antafungal là sự lựa chọn phù hợp để xử lý bệnh sương mai, thán thư trên cây cà chua

Antafungal là dòng sản phẩm chuyên dùng cho các bệnh như sương mai, thán thư, phấn trắng đốm lá do nấm khuẩn gây ra. Với thành phần là các chủng nấm đối kháng và nấm ký sinh hữu hiệu, xử lý nhanh gọn dứt điểm đối tượng gây hại và ngăn mầm bệnh hại cà chua lây lan.

💠 Lợi ích khi sử dụng thuốc sinh học Antafungal:

  • Phòng trừ một số bệnh hại liên quan như gỉ sắt, chết cây con, nấm hồng trên cây cà chua.
  • Bổ sung vi sinh hữu ích tăng cường hệ sinh thái làm màu mỡ đất trồng.
  • Kích thích cây cà chua sinh trưởng hiệu quả, chống chịu stress tốt.

Phy FusaCo & Nano Cu Gold – Thuốc đặc trị bệnh thối lở cổ rễ cây cà chua

Các loại bệnh hại cà chua thường gặp & Cách phòng trừ
Bộ đôi Phy FusaCo & Nano Cu Gold hỗ trợ phòng ngừa các bệnh hại như vàng lá, ghẻ loét, thối rễ hại cà chua

Bộ đôi Phy FusaCo & Nano Cu Gold được nhiều nhà nông tin dùng trong điều trị và ngăn chặn bệnh lở cổ rễ trên vườn cà chua. Với các thành phần đặc hiệu như Chaetomium spp, Trichoderma spp, vi khuẩn Bt và Đồng ở dạng nano, kích hoạt cơ chế phòng vệ cho vườn cà chua trước thời tiết biến đổi phức tạp.

💠 Lợi ích khi sử dụng thuốc sinh học Phy FusaCo & Nano Cu Gold:

  • Phòng ngừa các loại nấm đất gây thối rễ, ghẻ loét, vàng lá, đặc biệt là bệnh nứt thân xì mủ.
  • Tẩy sạch rong rêu trong đất trồng cà chua.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cây trồng, cung cấp các vi lượng cần thiết giúp cây cà chua đạt năng suất cao.

Tribe Vacci Gold (new) – Thuốc đặc trị bệnh héo xanh cây cà chua

Các loại bệnh hại cà chua thường gặp & Cách phòng trừ
Tribe Vacci Gold (new) với những thành phấn đặc hiệu xử lý dứt điểm vi khuẩn, virus gây hại cây cà chua

Sản phẩm Tribe Vacci Gold (new) là dòng thuốc chuyên trị bệnh hại cà chua do các virus, vi khuẩn gây ra, ví dụ như bệnh héo xanh trên cây cà chua. Tình trạng xoăn ngọn, xoăn lá một khi đã xuất hiện hoàn toàn không thể cải thiện như ban đầu, chỉ có dùng thuốc để tránh lây lan trên diện rộng.

💠Lợi ích khi sử dụng thuốc Tribe Vacci Gold (new):

  • Vi khuẩn Rhodopseudomonas spp ức chế sự tấn công của vi khuẩn héo xanh, hạn chế lây nhiễm đến các cây cà chua khoẻ mạnh khác.
  • Chitosan dạng nano thẩm thấu nhanh vào khu vực nhiễm bệnh rút ngắn thời gian điều trị.
  • Có thể sử dụng ở những cây trồng khác như dưa leo, cây họ bầu bí, chanh dây và các loài cây ăn quả khác.
  • Cải thiện đáng kể khả năng phát triển của cây cà chua, đảm bảo năng suất vụ trồng.

Ola insect in99 – Thuốc trừ sâu bọ, côn trùng gây bệnh hại cà chua

Các loại bệnh hại cà chua thường gặp & Cách phòng trừ
Thuốc trừ sâu sinh học Ola insect in99 không gây tồn dư thuốc cho trái cà chua giai đoạn thu hoạch

Thuốc trừ sâu sinh học Ola insect in99 chuyên xử lý các loài sâu bệnh hại câychua. Thành phần nấm 4 màu và vi khuẩn Bt ức chế sự hoạt động của sâu đục quả, khiến chúng ngừng ăn cây cà chua và chết sau 2 – 3 ngày phun thuốc. Đặc biệt, xác của sâu đục quả được chuyển hoá thành chất hữu cơ dễ tiêu để cây cà chua hấp thu.

💠 Lợi ích khi sử dụng thuốc sinh học Ola insect in99:

  • Xử lý toàn bộ quần thể sâu bệnh hại cà chua từ trứng đến con trưởng thành.
  • Xua đuổi con trưởng thành bay đến vườn và sinh sản nhờ tinh dầu thực vật, giấm gỗ.
  • Phòng trừ một số sâu bệnh liên quan như: rệp sáp, nhện đỏ, sâu xanh, sâu vẽ bùa hại cây cà chua.
  • Không gây tồn dư thuốc trên trái giai đoạn thu hoạch.

Trên đây là những thông tin về các loại bệnh hại cà chua phổ biến tại Việt Nam mà AQ muốn chia sẻ đến bà con. Từ nguyên nhân gây bệnh, điều kiện phát sinh cũng như các bước canh tác và chăm vườn cà chua đúng kỹ thuật. Mong rằng đã giúp bà con hiểu hơn về tình hình bệnh hại trong vườn, chủ động phun phòng bảo vệ vườn, giúp cây cà chua phát triển toàn diện, đạt năng suất và chất lượng cao.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Phòng trừ các loại tác nhân bệnh hại cây trồng: Đốm lá, chết cây con, rỉ sắt, phấn…
5.00 out of 5
180.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-29%
Công dụng: Phòng trừ xoăn ngọn, xoăn lá, khảm lá virus, sượng trái do virus gây ra, tiêu diệt nấm…
4.25 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
Công dụng: Bacillus thuringenis(Bt) sản phẩm phối trộn trên nền hỗn hợp vi sinh vật có lợi giúp tiêu diệt…
5.00 out of 5
150.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-27%
Công dụng: Phòng trừ bệnh do các loại nấm Phytophthora, Fusarium, Colletotrichum,... gây nứt thân xì mủ, thán thư, thối…
4.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *