Bệnh ghẻ khoai tây: Dấu hiệu và Cách xử lý hiệu quả

Bệnh ghẻ khoai tây: Dấu hiệu và Cách xử lý hiệu quả

03/07/2025

Kích thước chữ

Bệnh ghẻ khoai tây là một trong những bệnh hại phổ biến, gây ảnh hưởng đáng kể đến năng suất và chất lượng của vụ mùa. Mặc dù không trực tiếp gây chết cây, nhưng những vết ghẻ sần sùi trên củ khiến khoai tây khó tiêu thụ, giảm giá trị nông sản, gây thiệt hại kinh tế lớn cho bà con nông dân.

Để giúp bà con bảo vệ vụ mùa, thu hoạch được những củ khoai tây to, chắc thì bài viết dưới đây Công ty Sinh Học AQ sẽ cung cấp những  thông tin chi tiết về bệnh ghẻ trên khoai tây, từ dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây bệnh đến các biện pháp phòng trừ hiệu quả. Để giúp bà con nhận biết bệnh từ sớm và có phương pháp xử lý đúng lúc, kịp thời nhé.

Tìm hiểu về bệnh ghẻ khoai tây

Bệnh ghẻ khoai tây: Dấu hiệu và Cách xử lý hiệu quả
Bệnh ghẻ ở củ khoai tây tuy không trực tiếp là, chết cây mà sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng củ của vụ mùa

Bệnh ghẻ trên củ khoai tây được đặt tên khoa học là Streptomyces scabies, loại bệnh này được phát hiện đầu tiên ở Đức vào năm 1841. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở các khu vực trồng khoai tây ở các nước Châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, Nhật Bản và Trung Quốc ở châu Á.

Loại bệnh hại này thường xuất hiện ở những vùng có khí hậu lạnh và hơi ẩm. Cây khoai tây bị nhiễm bệnh thường sinh trưởng và phát triển kém, làm giảm năng suất và chất lượng củ. Bệnh ghẻ khoai tây được chia ra làm 2 loại đó là: bệnh ghẻ thường và bệnh ghẻ bột khoai tây.

Bệnh ghẻ thường khoai tây 

  • Đây là dạng ghẻ phổ biến nhất trên củ khoai tây, do vi khuẩn Streptomyces scabies gây ra. Đặc điểm của bệnh ghẻ thường là các vết loét hình tròn hoặc không đều, có màu nâu hoặc đen, nổi gờ lên trên bề mặt củ.
  • Ban đầu, các vết này có thể nhỏ và riêng lẻ, nhưng khi bệnh nặng hơn, chúng có thể hợp nhất lại tạo thành những mảng lớn, làm củ bị biến dạng. Vỏ củ thường dày lên và có thể nứt nẻ ở những vị trí bị nhiễm bệnh.

Bệnh ghẻ bột khoai tây

  • Khác với ghẻ thường, bệnh ghẻ bột khoai tây do nấm Spongospora subterranea gây ra. Dấu hiệu của bệnh ghẻ bột là những vết loét nhỏ, tròn, có màu nâu tím, thường chứa đầy một khối lượng bột màu nâu đen bên trong.
  • Khi củ bị nhiễm bệnh nặng, các vết loét này có thể vỡ ra, giải phóng bào tử nấm ra môi trường, dễ dàng lây lan sang các củ khác hoặc tồn tại trong đất.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ghẻ khoai tây

Như đã đề cập bên trên thì bệnh ghẻ thường trên củ khoai tây thì do vi khuẩn Streptomyces scabies gây ra, còn ghẻ bột thì do nấm Spongospora subterranea gây ra. Đây là một loại nấm cổ xưa, thuộc họ Plasmodiophora.

Loại nấm này tồn tại dưới dạng nguyên bào (Plasmodium) và có các bào tử kết dính thành khối không đều, màu vàng nâu, kích thước 19-85 micromet. Mỗi khối chứa 1000-1500 bào tử nhỏ (đường kính 3,5-4,5 micromet, nhiều cạnh, vách mỏng).

Dấu hiệu nhận biết ban đầu khi củ khoai tây bị nhiễm bệnh

Bệnh ghẻ khoai tây: Dấu hiệu và Cách xử lý hiệu quả
Khi bị nhiễm bệnh thì rễ cây khoai tây sẽ xuất hiện các chấm nhỏ màu nâu đen, trên củ thì có các vết đốm màu nâu tím, trên bề mặt củ thì bị nứt ra

▶️ Vi nấm gây hại ở hầu hết các bộ phận của cây khoai tây trong suốt thời kỳ sinh trưởng và cả giai đoạn sau thu hoạch.

▶️ Vi khuẩn gây hại thường tấn công vào rễ và những củ non, vết bệnh trên rễ là các chấm nhỏ màu nâu đen, sau đó thì vết bệnh sẽ phát triển thành các vết sưng nhỏ có màu trắng sữa và chuyển sang màu đen, kích thước khoảng 1 – 10mm.

▶️ Trên củ khoai tây thì vết bệnh ban đầu là các vết đốm màu nâu tím, thường xuất hiện liên kết với nhau có thể chiếm tới ½ bề mặt củ. Chúng tạo ra các vết nứt xù xì ở trên bề mặt củ có hình chân chim hoặc hình sao.

▶️ Trên mép vết bệnh thì nổi gờ, những vết nứt trồi lên, bên trong có những khối hạt màu nâu nhạt (bào tử của nấm gây bệnh).

Điều kiện thuận lợi để nấm gây bệnh ghẻ khoai tây phát sinh mạnh

➡️ Nấm gây bệnh sẽ phát sinh nhiều trong điều kiện môi trường có nhiệt độ từ 12,5-15 độ C; độ pH của đất trồng dao động trong khoảng 4,7 – 7,6. Nếu lượng mưa liên tục trong 1 ngày, ẩm độ cao khoảng 95 – 100% cũng là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh lây lan nhanh.

➡️ Nấm gây bệnh tồn tại trên củ giống và trên tàn dư của cây bệnh dưới dạng bào tử tĩnh. Bào tử của nấm có thể tồn tại trong đất đến 6 năm và giữ được sức sống qua bộ máy tiêu hóa và tồn tại trong phân động vật.

Hậu quả do bệnh ghẻ khoai tây gây ra

  • Giảm giá trị thương phẩm và lợi nhuận: Củ khoai tây bị ghẻ sẽ có các vết sần sùi, loét, khiến chúng trở nên xấu xí, khó bán hoặc bị ép giá thấp, làm giảm đáng kể doanh thu của bà con.
  • Giảm năng suất và chất lượng củ: Bệnh nặng có thể làm củ khoai tây bị biến dạng, các vết ghẻ còn là cửa ngõ cho nấm, vi khuẩn khác tấn công, dẫn đến thối củ sau thu hoạch hoặc trong quá trình bảo quản.
  • Lây lan mầm bệnh trong đất: Bào tử của nấm gây bệnh ghẻ củ khoai tây có thể tồn tại rất lâu trong đất. Nếu không có biện pháp xử lý phù hợp, mầm bệnh sẽ tích tụ, làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh mạnh hơn ở các vụ sau và gây khó khăn cho việc luân canh cây trồng.

Phương pháp canh tác phòng trừ bệnh ghẻ khoai tây dứt điểm, hiệu quả nhanh

Bệnh ghẻ khoai tây: Dấu hiệu và Cách xử lý hiệu quả
Tổng hợp các biện pháp canh tác, chăm sóc, giúp xử lý triệt để bệnh ghẻ trên củ khoai tây

✅ Bà con nên chọn những giống khoai tây kháng bệnh và củ giống sạch bệnh, không có dấu hiệu bệnh ghẻ để trồng, tránh lây lan mầm bệnh từ ban đầu.

✅ Thực hiện luân canh ít nhất 3-4 năm với các loại cây trồng không phải ký chủ của bệnh ghẻ (ví dụ: ngô, lúa, đậu tương). Điều này giúp làm giảm lượng mầm bệnh tích tụ trong đất, cắt đứt chu kỳ lây lan của bệnh.

✅ Duy trì độ ẩm đất ổn định, đặc biệt là trong giai đoạn củ đang phát triển. Tránh để đất quá khô hạn khi củ non đang hình thành, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh ghẻ trên củ khoai tây.

✅ Sau mỗi vụ thu hoạch, cần thu gom và tiêu hủy tàn dư cây bệnh. Cày bừa sâu để vùi lấp mầm bệnh trong đất.

✅ Việc sử dụng thuốc trị bệnh ghẻ khoai tây thường được coi là biện pháp cuối cùng, và cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Bà con nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học có nguồn gốc từ thực vật, các vi sinh để bảo vệ chất lượng củ khoai tây và kiểm soát tốt sự lây lan của mầm bệnh.

Thuốc sinh học đặc trị bệnh ghẻ khoai tây Phy FusaCo

Bệnh ghẻ khoai tây: Dấu hiệu và Cách xử lý hiệu quả
Phy FusaCo là dòng thuốc sinh học được nhiều bà con sử dụng để trị dứt điểm tình trạng ghẻ trên củ khoai tây

Nỗi lo về bệnh ghẻ trên khoai tây khiến năng suất và chất lượng vụ mùa giảm sút đang là vấn đề lớn của bà con? Thấu hiểu điều đó, đội ngũ kỹ sư AQ Bice đã dồn tâm huyết nghiên cứu, cho ra đời sản phẩm Phy FusaCo giúp bà con xử lý tận gốc nấm gây bệnh. Mời bà con cùng tìm hiểu kỹ hơn về thông tin sản phẩm trong những thông tin dưới đây nhé

Thành phần thuốc trị bệnh ghẻ khoai tây Phy FusaCo

Chaetomium spp: 1 x 10^6 CFU/ml

✅ Dung môi (nước cất) vừa đủ

✅ pHH2O: 5 Tỷ trọng: 1,14

Công dụng chính của thuốc trị bệnh ghẻ khoai tây Phy FusaCo

Phy FusaCo chuyên trị các bệnh như ghẻ củ khoai tây, đốm lá, loét vi khuẩn do Colletotrichum, Fusarium, Phytophthora gây ra, giúp củ khoai tây của bà con to khỏe, đẹp mã, đạt năng suất cao.

✅ Thuốc giúp cây khoai tây khỏe mạnh hơn, tăng khả năng chống chịu với mầm bệnh và điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Phy FusaCo có tác động nhanh, kiểm soát bệnh kịp thời và bảo vệ cây trong thời gian dài, giúp bà con tiết kiệm công sức phun xịt.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh ghẻ khoai tây Phy FusaCo

✅ Cách trị bệnh ghẻ củ khoai tây: Pha 250ml/400 lít nước phun kỹ trên vườn khoai tây hoặc tưới dưới gốc cây, cách nhau khoảng 5 – 7 ngày/lần.

Cách phòng bệnh ghẻ củ khoai tây: Pha 250ml/600 lít nước phun định kỳ 15 – 30 ngày/lần.

✅ Nếu canh tác khoai tay trên diện rộng thì bà con có thể phun thuốc bằng kỹ thuật phun máy bay.

Trên đây là những chia sẻ của kỹ sư AQ về các triệu chứng của bệnh ghẻ khoai tây cũng như các biện pháp để xử lý hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, bà con sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm quý báu trong việc canh tác vườn khoai tây. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bà con hãy liên hệ ngay với Sinh học AQ để được tư vấn chi tiết và nhận báo giá chính xác nhé!

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-24%
Công dụng: 💠 Phòng trừ bệnh do Phytopthora, Fusarium, Collectotricum....gây ra các bệnh nứt thân, xì mủ, thán thư, thối…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *