Bệnh cao su dâu tây: Nguyên nhân do đâu & Cách phòng trị

Bệnh cao su dâu tây: Nguyên nhân do đâu & Cách phòng trị

14/03/2024

Kích thước chữ

Bệnh cao su dâu tây gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nông nghiệp của bà con trồng dâu. Phải nói rằng, chăm sóc dâu tây cực hơn chăm ruộng ngô. Muốn vườn dâu đạt năng suất cao, cho trái hiệu quả đòi hỏi người trồng phải bỏ công chăm sóc. AQ xin chia sẻ một số thông tin liên quan đến bệnh cao su ở dâu tây nhằm giúp bà con quản lý bệnh dịch hiệu quả hơn.

Tổng quan về bệnh cao su dâu tây

Thuốc trị bệnh cao su dâu tây nhanh chóng, an toàn, hiệu quả
Nấm Phytophthora cactorum gây ra bệnh cao su, thối ngọn, thối trái trên cây dâu tây

Bệnh cao su dâu tây có mặt hầu hết ở các quốc gia trồng dâu. Đối với các giống dâu truyền thống, khả năng mắc bệnh cao su rất cao, thiệt hại rất lớn đến nguồn thu nhập của bà con nếu không kịp thời khắc phục và xử lý dứt điểm.

Bệnh còn có tên gọi là bệnh thối trái, thối ngọn và thối tán trên cây dâu tây do một loại nấm đất gây ra.

Nguyên nhân gây bệnh cao su dâu tây

Nấm Phytophthora cactorum là nguyên căn của bệnh cao su trên cây dâu tây. Chúng tồn tại trong đất hoặc các bộ phận ký chủ đã nhiễm bệnh. Khi điều kiện môi trường có độ ẩm kéo dài, bào tử tiến hành lây nhiễm thông qua rễ. Mặt khác, nấm  sẽ lây qua nước tưới bắn lên thân cây dâu.

Đất trồng thoát nước kém, nén chặt, tích tụ nước sau mưa là môi trường lý tưởng cho nấm Phytophthora cactorum gây bệnh cao su ở vườn dâu.

Dấu hiệu của bệnh cao su dâu tây ban đầu ra sao?

Thuốc trị bệnh cao su dâu tây nhanh chóng, an toàn, hiệu quả
Một số dấu hiệu nhận biết bộ phận của cây dâu tây bị bệnh cao su

Trên lá xuất hiện mô lá bị hoại tử có màu nâu, nằm dọc mép lá, giữa các đường gân lá dâu.

Theo thời gian cây dâu tây có biểu hiện còi cọc, chết héo. Khi cắt dọc thân cây sẽ thấy phần bên trong đã bị thối, chất xốp, màu đỏ hoặc nâu sẫm.

Rễ bị thối đen ở các điểm bám vào thân cây, rễ phụ mọc khá ít.

Đít trái là nơi nhiễm bệnh đầu tiên của trái khi vỏ còn non. Khi nấm Phytophthora cactorum tấn công, trái chuyển dần sang màu xám nâu, khô cứng. Trái trưởng thành có màu trắng tái hoặc nâu, trái mềm.

Bệnh trở nặng là lúc trái dâu teo nhỏ, khô dần và có độ dai như cao su khi chạm vào. Bên ngoài phần vỏ có lớp nấm trắng khá mỏng phủ lên.

Hậu quả do bệnh cao su dâu tây mang lại

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động quang hợp của dâu tây, năng suất giảm thấy rõ.
  • Rễ thối không thể đưa nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây dâu sinh trưởng.
  • Hoa bị tấn công giảm tỷ lệ đậu trái trong vụ.
  • Trái non và trái dâu trưởng thành không thể thu hoạch, gây thiệt hại đến nguồn thu nhập của bà con nông dân.

Một số cách phòng trị bệnh cao su dâu tây hiệu quả

Do mức độ gây hại nghiêm trọng của bệnh cao su cây dâu tây, nhất  là ở vụ chính, AQ khuyến khích bà con ưu tiên thực hiện công tác phòng ngừa ngay từ đầu nhằm hạn chế nguy cơ bệnh dịch xảy ra ở vườn dâu của mình.

Thuốc trị bệnh cao su dâu tây nhanh chóng, an toàn, hiệu quả
Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt giúp bà con kiểm soát lượng nước, hạn chế bọ trĩ xâm hại cây dâu

Kỹ thuật canh tác phòng ngừa bệnh cao su ở dâu tây

✅ Chọn lựa cây giống dâu tây khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, nhất là những cây cấy ghép.

✅ Xử lý đất trồng kỹ càng để tiêu diệt nếu có nấm đất tồn tại bên trong.

✅ Sau mỗi vụ tiến hành vệ sinh vườn dâu sạch sẽ, kết hợp cải thiện cấu trúc đất giúp đất thông thoáng.

✅ Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt giúp kiểm soát lượng nước tưới vào mùa mưa.

✅ Chỉ sử dụng nước sạch để tưới tiêu cho vườn dâu.

✅ Thăm vườn thường xuyên giai đoạn nuôi trái để kịp thời phát hiện dấu hiệu bệnh cao su dâu tây.

✅ Cắt bỏ các bộ phận nhiễm bệnh, đem xa khỏi vườn và tiêu hủy sạch sẽ.

Sử dụng thuốc hóa học xử lý bệnh cao su ở dâu tây

Nên chọn các sản phẩm hóa học trong danh mục cho phép sử dụng. Tuy nhiên chỉ dùng ở liều lượng vừa đủ, bà con không nên lạm dụng vì độ hiệu quả tức thời, dư lượng thuốc hóa học sẽ gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Tác động xấu đến sức khỏe cây trồng và sức khỏe người dùng.

Theo một số nghiên cứu, ở một số vườn dâu tây có dấu hiệu kháng chất mefenoxam, cho thấy thuốc hóa học không có tác dụng ngăn chặn bệnh cao su dâu tây tại thời điểm đó.

Thuốc đặc trị bệnh cao su dâu tây Be Green hiệu quả, an toàn

Thuốc trị bệnh cao su dâu tây nhanh chóng, an toàn, hiệu quả
Be Green hỗ trợ phân hủy các tàn dư thực vật – chỗ trú ẩn của bọ trĩ hại dâu tây

Một sản phẩm sinh học được nhiều bà con tin dùng trong công tác phòng trị bệnh cao su gây hại dâu tây ở các tỉnh thành – Thuốc đặc trị bệnh cao su dâu tây Trichoderma.

Thành phần thuốc trị bệnh cao su cây dâu tây Be Green

Với thành phần chính Chaetomium cupreum: 1,5 x 10^6 CFU/g – chi nấm có tính đối kháng mạnh mẽ với chức năng xử lý tận gốc và ngăn ngừa tái phát bệnh cao su ở cây dâu tây.

Tổ hợp hàng loạt vi sinh có ích: Chaetomium spp, Trichoderma spp, Paecilomyces sp cùng các vi sinh phân giải lân, kali kết hợp amino axit và axit fluvic.

Công dụng thuốc trị bệnh cao su cây dâu tây Be Green

☑️ Be Green AQ12 ngoài tiêu diệt nấm bệnh còn có tác dụng phân hủy xác thực vật thành chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng.

☑️ Cô lập khu vực nhiễm bệnh, ngăn chăn sự lây lan của bệnh cao su dâu tây trong vườn.

☑️ Kết hợp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cây trồng trước sâu bọ và thời tiết bất lợi.

☑️ Được dùng để xử lý tuyến trùng gây hại rễ dâu tây.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh cao su cây dâu tây Be Green

✔️ Trị bệnh cao su cây dâu tây: 50g Be Green AQ12 + 40 – 80 lít nước, phun trực tiếp vùng đất dưới tán. Mỗi lần phun cách từ 5 – 10 ngày. 

✔️ Phòng ngừa cây dâu tây bị bệnh cao su: 25g Be Green AQ12 + 20 – 40 lít nước, phun định kỳ từ 3 – 4 lần. 

Mua thuốc đặc trị bệnh cao su dâu tây ở đâu uy tín, giá tốt?

Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ tự tin mang đến những chế phẩm sinh học đặc trị bệnh hại cho cây trồng tại Việt Nam. Sản phẩm Be Green AQ12 được nghiên cứu phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết nên bà con không cần quá lo về khả năng phát huy công dụng.

Sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường, cây trồng và người sử dụng. Đã qua các kiểm định nghiêm ngành và được cho phép lưu hành bởi Cục Bảo vệ Thực vật.

Trên đây là những thông tin về bệnh cao su dâu tây mà AQ muốn chia sẻ đến bà con nhà nông. Hy vọng bài viết đã giúp bà con hiểu hơn về bệnh trạng, đồng thời chủ động trong việc phòng ngừa các bệnh hại trên cây dâu tây, giúp vườn đạt năng suất tối đa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *