Bệnh bồ hóng trên thanh long: Nguyên nhân & Cách phòng trừ
Kích thước chữ
Bệnh bồ hóng trên thanh long là nỗi lo của người trồng thành long lâu năm. Các vết bệnh có thể tự rụng nhưng quá trình phát bệnh dẫn xảy ra, gây phiền não của bà con nông dân.
Hiện tại đã có thuốc đặc trị dành cho cây thanh long bị nấm bồ hóng. Cùng AQ tìm hiểu nguyên nhân và cách thức xử lý triệt để bệnh này nhé.
Tìm hiểu bệnh bồ hóng trên thanh long
Bệnh bồ hóng trên thanh long là một trong những căn bệnh ảnh hưởng nặng đến mẫu mã của trái thanh long. Ở bề mặt trái sẽ có những lớp mốc màu đen, về lâu dài vết bệnh lây lan, khiến vỏ quả xù xì không đạt chuẩn thu hoạch, giảm năng suất vườn thanh long.
Giá trị dinh dưỡng trong quả thanh long
Quả thanh long là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao và nó có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số thông tin về giá trị dinh dưỡng trong quả thanh long:
Calo và Carbohydrate: Thanh long thường chứa ít calo và là nguồn cung cấp năng lượng tốt từ carbohydrate. Nó là một lựa chọn tốt cho những người muốn duy trì cân nặng hoặc giảm cân.
Chất xơ: Quả thanh long giàu chất xơ, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và hỗ trợ sức khỏe đường huyết.
Vitamin C: Thanh long là nguồn tốt của vitamin C, một chất chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động của gốc tự do, cũng như hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Vitamin B: Thanh long cũng chứa một số lượng nhất định các loại vitamin B như B1, B2, B3, B6, và axit folic, đó là các chất cần thiết cho chức năng sinh học của cơ thể.
Khoáng chất: Nó cung cấp nhiều khoáng chất như kali, sắt, magnesium, và phosphorus, giúp duy trì cân bằng nước, hỗ trợ sức khỏe cơ bắp, và tham gia vào các quá trình sinh học khác trong cơ thể.
Chất chống ô nhiễm: Thanh long cũng chứa các hợp chất có thể giúp loại bỏ các chất ô nhiễm và độc tố khỏi cơ thể.
Antioxidants: Quả thanh long chứa các hợp chất chống oxi hóa như quercetin, polyphenols, và betacyanin, giúp giảm nguy cơ các bệnh lý nhiễm trùng và viêm nhiễm.
Vị thế thanh long trên thị trường xuất khẩu hiện nay
Cho đến thời điểm hiện tại, các tỉnh trồng nhiều thanh long nhất gồm có: Bình Thuận (chiếm 50,73% cả nước), Tiền Giang (16,42%) và Long An 15,15% (theo Báo CafeF.vn – Những điều thú vị về trái thanh long đang “làm mưa làm gió” trên mạng xã hội).
Thanh long là loại cây có giá trị kinh tế cao, từ thanh long ruột trắng đến ruột đỏ đều mang đến thu nhập ổn định cho bà con nông dân. Nhưng đó là giai đoạn trước năm 2022.
Trong vòng vài năm trở lại đây, tình trạng thanh long rớt giá nặng gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người trồng. Nguyên do là vì thanh long bước vào vụ thu hoạch, số lượng cung quá lớn nhưng không có nguồn cầu đáp ứng. Trung Quốc cũng giảm sức mua, thanh long bán tại sân nhà cũng sụt giảm.
Một phần khác là do các yêu cầu về tiêu chuẩn thu mua trái cây đang ngày càng nghiêm ngặt, dẫn đến việc lượng lớn thanh long xuất ra bị trả về rất nhiều.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên thuộc Hiệp Hội Rau Quả Việt Nam cho biết: “Từ năm 2022 trở lại đây, thanh long đã chính thức rời khỏi nhóm những mặt hàng tỷ USD của Việt Nam”.
Vì thế việc chúng ta cần làm hiện nay chính là cải thiện từ mẫu mã đến chất lượng thanh long tại vườn trồng Việt Nam, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu nghiêm ngặt và liên kết với nhiều nơi thu mua hơn. Hỗ trợ bà con trồng thanh long lâu năm cũng như nâng cao giá trị kinh tế của thanh long Việt Nam.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh bồ hóng trên thanh long
Bệnh nấm bồ hóng ở cây thanh long nguyên nhân chính là do nấm Capnodium sp gây ra. Chúng phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ tăng cao, nhất là vào mùa nắng.
Do thời tiết khô nóng, mật ngọt (chứa đường, protein, axit amin, vitamin và khoáng chất) do rệp/rầy tiết ra khi tấn công cây thanh long không bị loãng đi, tạo ra môi trường lý tưởng để nấm mốc xâm nhập và lây bệnh bồ hóng cho tất cả vườn cây thanh long.
Bộ phận bị tấn công: nụ bông, quả non, bẹ non.
Nơi trú ngụ của nấm Capnodium: cành cây, trái nhiễm bệnh.
Cách thức phát tán: côn trùng, mưa, gió, quá trình chăm sóc,…
Nhận biết bệnh bồ hóng trên thanh long qua dấu hiệu nào?
☑️ Nơi trồng thanh long xuất hiện nhiều rầy, rệp.
☑️ Khu vực bị nhiễm bệnh có các vết màu đen phủ kín.
☑️ Vết bệnh nằm rải rác, kích thước khác nhau, nhìn như có lớp bụi bám trên râu, vỏ thanh long.
☑️ Các vết muội đen có thể tự rụng xuống nếu nhiệt độ tăng cao. Tuy nhiên bệnh bồ hóng thanh long vẫn tiếp tục phát triển.
Tác hại do bệnh bồ hóng trên thanh long gây ra
Các vết muội đen gây cản trở cho quá trình quang hợp của cây thanh long.
Khi bệnh trở nặng, vỏ quả trở nên xù xì làm giảm giá trị thương mại.
Do nấm tấn công khi trái còn non nên sẽ khiến trái không thể phát triển tốt, rụng sớm hoặc rụng hàng loạt.
Nhìn chung, một cây thanh long bị bệnh bồ hóng sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều nếu chúng ta kịp thời xử lý. Tuy nhiên nếu cả vườn thanh long đều bị là dấu hiệu báo động quy trình chăm sóc chưa hợp lý.
Như AQ chia sẻ, rệp và rầy tạo ra môi trường gián tiếp để nấm bồ hóng gây bệnh. Việc xuất hiện quá nhiều côn trùng gây hại chứng tỏ người trồng không thường xuyên chăm sóc vườn thanh long. Điều này lý giải vì sao xuất hiện bệnh nấm bồ hóng thanh long tại vườn trồng.
Một số phương thức phòng ngừa bệnh bồ hóng trên thanh long
Trước tác hại của nấm Capnodium lên cây thanh long, AQ xin chia sẻ đến bà con 3 phương thức ngăn ngừa cây thanh long bị bệnh bồ hóng đơn giản, hiệu quả và an toàn.
Biện pháp canh tác ngăn chặn bệnh bồ hóng trên thanh long
✅ Chọn giống thanh long có khả năng kháng chịu sâu hại, côn trùng tốt.
✅ Xử lý khu vực trồng thanh long: phát triển các loài thiên địch của rệp và rầy.
✅ Thường xuyên kiểm tra vườn, loại bỏ các cành cây già hoặc xuất hiện vết bệnh bồ hóng cây thanh long.
✅ Lớp mật ngọt bị loãng trong nước, vì thế vào mùa khô bà con nên tưới nước đầy đủ để rửa trôi dịch ngọt, hạn chế sự phát triển của nấm bồ hóng.
✅ Bón phân cân đối, đủ chất để đất cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
Sử dụng thuốc hóa học xử lý bệnh bồ hóng cây thanh long
Như AQ đã chia sẻ phía trên, hoạt động thu mua thanh long hiện nay đang có dấu hiệu không tốt. Những quả có vết bệnh nấm bồ hóng thanh long, trái teo tóp, phát triển không đồng đều do dùng thuốc hóa học thường bị bỏ lại.
Với mục tiêu sản xuất nông sản Việt xanh – sạch – chất lượng, AQ khuyến cáo bà con không nên sử dụng thuốc hóa học thường xuyên. Dư lượng thuốc không chỉ gây hại đến vườn thanh long mà còn với sức khỏe người trồng.
Phòng trị bệnh bồ hóng cây thanh long bằng biện pháp sinh học
Do nấm Capnodium tấn công khi cây thanh long đang trong giai đoạn ra trái, mức độ tác động sâu khiến trái non rụng sớm. Các dòng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay phù hợp trong việc phòng bệnh và trị bệnh. Vì thế bà con không cần lo thuốc gây ảnh hưởng đến hoạt động ra trái của cây thanh long.
Thay vào đó, thuốc sinh học sẽ tiêu diệt tận gốc và xử lý tàn dư của bệnh bồ hóng cây thanh long. Cải tạo đất trồng giúp cây sinh trưởng ổn định và khỏe mạnh hơn.
Thuốc đặc trị bệnh bồ hóng trên thanh long Phy FusaCo an toàn và hiệu quả
Nhằm hỗ trợ bà con trồng thanh long hiệu quả nhất có thể, Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học xin giới thiệu một sản phẩm với khả năng kiểm soát và ngăn ngừa nấm bệnh gây hại cho cây trồng: Thuốc đặc trị bệnh bồ hóng trên thanh long Phy FusaCo.
Thành phần thuốc đặc trị bệnh bồ hóng thanh long Phy FusaCo
Thuốc được ứng dụng dựa trên các chủng nấm vi sinh có tính đối kháng cao, xử lý triệt để mầm bệnh, ngăn ngừa sự tái nhiệm bệnh nấm bồ hóng thanh long.
- Các vi sinh gồm có: Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus subtillis: 1,5×10^8 CFU/ml.
- Kết hợp với các hoạt chất enzyme ngoại bào ức chế sự sống của nấm Capnodium.
Công dụng thuốc đặc trị bệnh bồ hóng thanh long Phy FusaCo
Thuốc đặc trị cây thanh long bị bệnh bồ hóng Phy FusaCo sẽ sản sinh các nấm đối kháng, tranh giành môi trường sống với nấm bệnh, cô lập và tiêu diệt mầm bệnh.
☑️ Nâng cao sức khỏe cây thanh long trước các tác nhân gây bệnh khác, ví dụ như nám cành, thối rễ, thối trái, đốm nâu, đốm xám,…
☑️ Hiệu quả kéo dài sau khi sử dụng đủ liều lượng thuốc.
☑️ Đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh, cho ra trái thanh long chất lượng, đạt chuẩn thu hoạch.
Hướng dẫn sử dụng thuốc đặc trị bệnh bồ hóng thanh long Phy FusaCo
Tùy theo diện tích vườn trồng, bà con cân đối lượng thuốc và số lần sử dụng phù hợp để trị bệnh bồ hóng cây thanh long.
Cách sử dụng Phy Fusaco phun trị bệnh bồ hóng ở cây thanh long: 250ml thuốc + 400 – 600 lít nước tưới, phun nhắc lại sau 5 – 7 ngày.
Cách sử dụng Phy Fusaco phun phòng bệnh bồ hóng ở cây thanh long: 250ml thuốc + 800 – 1000 lít nước tưới, phun nhắc lại sau 15 – 30 ngày.
Kỹ thuật phun: phun vào khu vực nhiễm bệnh như cành, thân và vùng dưới gốc.
Mua thuốc đặc trị bệnh bồ hóng trên thanh long ở đâu uy tín, giá tốt?
Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ với đội ngũ kỹ sư nông nghiệp chuyên môn cao, nghiên cứu và sản xuất các dòng thuốc BVTV sinh học trị dứt điểm bệnh cho nấm mốc gây ra. Đảm bảo an toàn cho vườn cây, người trồng và người sử dụng.
Phy FusaCo thuộc quyền sở hữu của AQ, bà con có thể hoàn toàn yên tâm về sự hiệu quả của thuốc sinh học, cũng như tác dụng phổ rộng của thuốc.
Mong rằng những thông tin mà AQ cung cấp đã giúp bà con hiểu hơn về bệnh bồ hóng trên thanh long, qua đó chủ động hơn trong công tác phòng ngừa và trị bệnh hiệu quả, giúp vườn thanh long đạt được năng suất cao, nâng cao thu nhập.