Nên trồng rau gì vào mùa mưa tại nhà, thu hoạch nhanh
Kích thước chữ
Trồng rau gì vào mùa mưa luôn là câu hỏi khiến nhiều người làm vườn phải đắn đo suy nghĩ đặc biệt trong thời tiết ẩm ướt kéo dài tiềm ẩn nguy cơ gây ngập úng, thối rễ. Do đó, việc lựa chọn đúng loại rau phù hợp và áp dụng các kỹ thuật canh tác khoa học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vườn rau xanh tốt, tươi mát ngay giữa mùa mưa.
Vậy những loại rau nào thì nên trồng vào mùa mưa để đảm bảo năng suất và chất lượng an toàn cho bữa cơm gia đình? Sau đây kỹ sư Sinh Học AQ sẽ cùng bà con tìm hiểu về một số loại rau và phương pháp gieo trồng, chăm sóc trong mùa mưa cho thu hoạch rau xanh tại nhà trong bài sau.
Tổng quan về chủ đề nên trồng rau gì vào mùa mưa

Trồng rau gì vào mùa mưa trong điều kiện lượng mưa kéo dài, độ ẩm không khí cao, thiếu ánh nắng mặt trời đòi hỏi người làm vườn phải có sự lựa chọn cây trồng phù hợp, kết hợp với kỹ thuật canh tác linh hoạt để phòng ngừa sâu bệnh, và đảm bảo sản lượng thu hoạch.
Đặc biệt mùa mưa ở các tỉnh miền Nam thì thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 với nguy cơ ngập úng, thối rễ, sâu bệnh phát sinh mạnh mẽ. Trong khoảng thời gian này, một số loại rau phù hợp trồng trọt mùa mưa gồm có bí đao, cải ngọt, rau muống, khổ qua, rau răm hay rau ngót,…
Danh sách nên trồng rau gì vào mùa mưa cho năng suất cao
Xác định nên trồng rau gì vào mùa mưa dễ trồng, dễ chăm sóc lại giàu giá trị dinh dưỡng sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại rau khác nhau và nhu cầu của gia đình. Dưới đây là những giống rau được đánh giá là phù hợp nhất cho điều kiện khí hậu đặc trưng mùa mưa miền Nam như sau:
Rau muống

▶️ Đây là loại rau gần như sinh trưởng khỏe mạnh nhất trong điều kiện ngập úng. Rau muống có thể trồng trên đất, trong chậu, thùng xốp, trồng thủy canh với khả năng mọc bò, ra rễ ở các đốt, cực kỳ ưa ẩm.
🚨 Lưu ý: Trồng rau muống bằng cách gieo hạt hoặc cắm cành từ rau muống già. Khi thu hoạch có thể cắt ngọn nhiều lần, mỗi lần để lại 2–3 đốt cho cây lại mọc lên.
Bí đao
▶️ Đứng đầu trong danh sách mùa mưa trồng rau gì được là giống bí đao với đặc trưng cây thân leo khỏe, có khả năng chịu úng và kháng sâu bệnh rất tốt, thích hợp trồng vào những tháng mưa. Bí đao có bộ rễ phát triển mạnh, bộ lá xanh mướt, trái to, chắc thịt. Nên được trồng ở đất giàu mùn, tơi xốp, thoát nước tốt, pH từ 5.5 – 6.8.
🚨 Chú ý: Trồng bí đao trong chậu lớn cần đảm bảo thoát nước tốt để không làm thối rễ hoặc trồng ở luống đất cao, có giàn leo vững chắc.
Đậu bắp
▶️ Mọi người có thể trồng đậu bắp quanh năm đặc biệt trong điều kiện vào mùa mưa đậu bắp sẽ cho trái to mướt hơn.
🚨 Lưu ý: Đất trồng cần đảm bảo tơi xốp, thoáng khí, pH từ 5.5 – 6.8, cần trồng nơi có ánh sáng tốt, thoát nước nhanh để ngăn ngừa úng gốc.
Cải ngọt

▶️ Cải ngọt là loại rau ăn lá phổ biến trong bữa cơm gia đình Việt. Rau cải ngọt có khả năng chịu ẩm rất tốt, sinh trưởng nhanh, chỉ sau 25–30 ngày đã có thể thu hoạch lứa đầu tiên. Ưu điểm của giống cải ngọt là ít sâu bệnh, vị ngọt thanh, giàu dinh dưỡng như vitamin A, C.
🚨 Chú ý: Yêu cầu đất trồng tơi xốp, giữ ẩm vừa đủ, pH từ 6.5 – 7, nên phủ rơm khô hoặc lá cây để hạn chế đất văng lên lá, phòng ngừa nấm bệnh.
Khổ qua
▶️ Khổ qua là loại rau quả có giá trị dinh dưỡng cao, giúp thanh nhiệt, giải độc gan. Vào mùa mưa, cây khổ qua phát triển nhanh nhờ độ ẩm dồi dào. Đặc điểm nổi bật là cây leo giàn, lá xanh, tỉ lệ ra hoa và đậu trái cao nếu đáp ứng đủ ánh sáng.
❌ Lưu ý: Đất trồng khổ qua đảm bảo tơi xốp, nhiều mùn, pH từ 5.5 – 6.8, nên làm giàn thông thoáng, thường xuyên cắt tỉa lá để cây ra hoa đều.
Mướp

▶️ Mướp là loại cây leo phát triển rất nhanh, dễ trồng và cho năng suất cao vào mùa mưa. Khi được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng, trái mướp sẽ dài, xanh bóng và có hương thơm nhẹ đặc trưng.
🚨 Lưu ý: Canh tác ở khu vực đất trồng giàu mùn, giữ ẩm vừa phải, pH 5.5 – 6.8, cần làm giàn cao, thoáng để cây phát triển và phòng ngừa sâu bệnh.
Rau ngót
▶️ Là một trong những loại rau có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ quanh năm, nhưng vào mùa mưa, rau ngót phát triển nhanh, ra nhiều chồi non và có hương vị đậm đà hơn. Gieo trồng ở vị trí đất giàu mùn, ẩm độ cao, thoát nước tốt.
Rau răm
▶️ Rau răm là loại rau gia vị quen thuộc, thường được dùng ăn kèm với trứng vịt lộn, cháo hoặc các món gỏi, nộm. Đây là loại cây thân thảo sống lâu năm và có khả năng sinh trưởng cực kỳ tốt trong điều kiện đất ẩm vào mùa mưa.
▶️ Cây rau răm có thân mọc bò, nhiều đốt, mỗi đốt mọc rễ phụ, dễ nhân giống bằng cách giâm cành. Nên trồng ở nơi đất thấp, ẩm, nhưng hạn chế ngập úng lâu ngày. Có thể trồng trực tiếp trên ruộng nước cạn hoặc thùng xốp có đất ẩm.
Rau húng quế

▶️ Húng quế là loại rau thơm có mùi thơm dịu, cay nhẹ, thường được dùng ăn sống, làm gia vị trong các món bún, phở. Có thể trồng rau húng quế bằng hạt hoặc giâm cành, trồng trên đất nhiều mùn, nên trộn thêm tro trấu hoặc xơ dừa và thoát nước tốt.
Rau diếp cá
▶️ Diếp cá là loại cây thân bò ngang rất dễ trồng và hầu như không tốn công chăm sóc. Cây phát triển tốt ở nơi ẩm ướt, nhiều mùn, có thể chịu được ngập trong vài ngày, rất thích hợp trồng trong mùa mưa. Diếp cá còn được biết đến như một vị thuốc dân gian giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ sốt…
Rau nhút
▶️ Rau nhút là loại rau mọc nổi trên mặt ao, hồ, kênh mương với đặc điểm thân có nhiều phao khí màu trắng, giúp nổi trên mặt nước. Lá rau nhút dạng kép hình lông chim, mềm, có vị ngọt thanh, thường được dùng trong các món lẩu hoặc nấu canh chua. Mọi người có thể nhân giống rau nhút bằng cách ngắt từng đoạn thân có rễ, thả xuống mặt nước, sau một thời gian cây sẽ lan rộng khắp mặt ao.
Những lưu ý khi canh tác rau vào mùa mưa xanh tốt, tránh ngập úng
Bên cạnh việc tìm hiểu danh sách nên trồng rau gì vào mùa mưa để dễ sống, khi canh tác rau xanh tại nhà, mọi người cần lưu ý các điều kiện như sau để vườn rau có điều kiện sinh trưởng thuận lợi:
➡️ Chọn giống rau phù hợp: Bà con cần lựa chọn giống rau có sức đề kháng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn. Các giống rau ngắn ngày, dễ thích nghi với môi trường ẩm sẽ phát triển tốt và hạn chế tình trạng héo úng, sâu bệnh tấn công trong thời gian dài.
➡️ Thiết kế luống trồng cao và thoát nước tốt: Việc trồng rau trên luống cao (tối thiểu 20–30cm) là cách phòng tránh ngập úng hiệu quả. Khi trời mưa lớn, nước sẽ thoát nhanh hơn, không gây ứ đọng khiến rễ cây bị thối hoặc môi trường đất bị yếm khí.
➡️ Làm hệ thống mương, rãnh dẫn nước: Nếu trồng trên diện tích lớn hoặc khu vực thường xuyên mưa nhiều, nên đào các rãnh thoát nước bao quanh vườn. Đây là hệ thống cần thiết để bảo vệ vườn rau khỏi nguy cơ chết hàng loạt do nước không kịp thoát.
➡️ Chọn loại đất phù hợp: Đất lý tưởng để trồng rau mùa mưa là loại đất thịt nhẹ, giàu mùn, có khả năng giữ ẩm vừa phải nhưng vẫn thoát nước tốt. Bà con thực hiện trộn thêm tro trấu, phân chuồng hoai mục hoặc xơ dừa để tăng độ tơi xốp và cung cấp dinh dưỡng cho cây.
➡️ Xới đất, làm đất kỹ lưỡng trước khi tưới: Đất trồng mùa mưa rất dễ bị nhiễm nấm, vi khuẩn gây bệnh cho cây. Do đó tước khi gieo trồng mọi người nên phơi đất ít nhất 5–7 ngày, xới kỹ, xử lý để hạn chế mầm bệnh.
Chăm sóc cho vườn rau mùa mưa xanh tươi ngon, ngừa sâu bệnh

Mặc dù mùa mưa mang đến nhiều bất lợi cho việc trồng trọt như ngập úng, nấm bệnh, thiếu ánh nắng nhưng nếu biết cách chọn giống rau phù hợp, kết hợp kỹ thuật chăm sóc hiệu quả mọi người đều có thể trồng rau mùa mưa đạt năng suất cao với những biện pháp canh tác như sau:
Che phủ và dựng giàn
✅ Khi mưa lớn, đất dễ bị bắn tung tóe lên thân, lá cây và mang theo nấm, vi khuẩn gây bệnh. Mọi người cần phủ rơm rạ, cỏ khô, trấu hoặc viên đất nung quanh gốc cây để hạn chế xói mòn, giữ ẩm cho đất, giảm sự phát triển của cỏ dại.
✅ Đối với các loại cây leo như mướp, khổ qua, đậu biếc,… việc dựng giàn vững chắc là rất cần thiết. Giàn leo không chỉ giúp cây phát triển đúng hướng, đón nắng đều mà còn hạn chế lá và quả tiếp xúc với đất ẩm, giảm nguy cơ nấm bệnh.
Bón phân đúng cách
✅ Mùa mưa nếu bón phân đạm quá nhiều, cây sẽ phát triển lá non nhanh nhưng thân yếu, dễ đổ ngã và dễ nhiễm sâu bệnh hại. Do đó bà con nên dùng phân hữu cơ như phân trùn quế, phân chuồng hoai mục, giúp cải tạo đất và cung cấp dưỡng chất, đất tơi xốp và giữ ẩm lâu hơn.
✅ Kích rễ cho cây rau màu: Dùng 500g Vi HAF hòa tan từ 600 đến 800 lít nước, phun hoặc tưới gốc giai đoạn sau khi gieo từ 7 – 15 ngày và áp dụng định kỳ 10 – 15 ngày/ lần.
✅ Bổ sung dinh dưỡng NPK cho vườn rau: Dùng 250ml VI AMEN pha với 400 đến 800 lít nước, bà con phun định kỳ trong các giai đoạn phát triển của vườn rau thay thế cho phân NPK và phân bón lá khác định kỳ 7 – 15 ngày/lần.
Phòng trừ sâu bệnh
✅ Phun phòng các loại sâu gây hại ở vườn, bà con sử dụng 10g Mebe Pa với 20 lít nước sạch, sau đó phun đều lên cả hai mặt lá, thân cây và vùng dưới tán cây định kỳ 15-30 ngày/lần (từ 3-5 lần/vụ) để phòng ngừa sự tấn công của các loại sâu gây hại vườn rau hiệu quả.
Với những nội dung ở bài viết trên, việc trồng rau gì vào mùa mưa đã trở nên đơn giản hơn với danh sách rau trồng phù hợp và biện pháp chăm sóc đúng cách từ AQ Bice. Hy vọng mọi người sẽ áp dụng hiệu quả phương pháp gieo trồng rau vào mùa mưa này, tận dụng độ ẩm tự nhiên, tiết kiệm nước tưới và tận hưởng một vụ rau xanh tốt, năng suất cao. Nếu cần được tư vấn thêm các dòng sản phẩm sinh học để giúp vườn rau luôn xanh tưới, ít bị sâu bệnh tấn công thì hãy liên hệ ngay với tổng đài trực tuyến của chúng tôi nhé: 0932 690 312.