Cách trồng cây chè xanh trong chậu, cây dày lá, thơm đậm
Kích thước chữ
Trồng cây chè xanh trong chậu có thể dễ dàng tận dụng không gian ở sân vườn hoặc ban công. Việc trồng chè xanh đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc đúng cách từ chọn giống, đất, chậu trồng đến chế độ tưới nước, bón phân, cắt tỉa. Những thông tin trong bài viết hôm nay, Sinh Học AQ sẽ hướng dẫn bà con chi tiết từng bước để trồng chè xanh trong chậu ngay tại nhà, cây khỏe, dày lá, hương vị thơm ngon.
Tìm hiểu chung về quy trình trồng cây chè xanh trong chậu

Chè xanh còn gọi là trà xanh, xuất hiện rất sớm và được trồng phổ biến ở vùng núi trung du Bắc Bộ tại Việt Nam. Tên khoa học là cây chè xanh là Camellia sinensis, thuộc loại cây bụi hoặc cây nhỏ thuộc họ trà (Theaceae). Loại cây này có nguồn gốc từ Đông Nam Á, được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia như: Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ,…
Cây chè xanh thường được sử dụng để làm nước, làm thuốc và cũng có thể làm cảnh, không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe con người mà còn mang đến hiệu quả kinh tế đáng kể. Trồng cây chè xanh trong chậu không chỉ giúp bà con có thảo dược tươi tốt, thơm ngon thưởng thức tại nhà mà còn mang lại vẻ đẹp quang cảnh, giúp thư giãn, mang lại niềm vui từ việc chăm sóc cây.
Đặc điểm của cây chè xanh
Cây chè xanh có lá mọc cách nhau và các lá có chiều dài khoảng 4 – 5cm, rộng từ 2 – 5cm, có các răng cưa. Những lá non có màu xanh lục nhạt, khi lá già thì có màu xanh sẫm. Hoa của cây chè xanh có màu trắng ánh vàng, có từ 7 – 8 cánh và có đường kính khoảng 2,5 – 4cm. Quả của cây chè xanh thường có từ 2 – 4 hạt, vỏ cứng và về lâu dài sẽ chuyển sang màu nâu sẫm.
Công dụng của lá chè xanh
✅ Lá chè xanh có chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào trong cơ thể người khỏi các tác động có hại của các chất gây ung thư và lão hóa. Bên cạnh đó, chúng còn cung cấp một lớp bảo vệ tự nhiên cho cơ thể người.
✅ Hỗ trợ tăng cường chức năng não, tăng cường trí tuệ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
✅ Lá chè xanh còn giúp tăng tốc quá trình đốt cháy chất béo, góp phần hỗ trợ giảm cân và giảm mỡ bụng nhanh chóng.
✅ Hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng và ung thư đại tràng.
Có các loại cây chè xanh nào?
Hiện nay, lá chè xanh được phân loại thành 4 loại chính đó là:
▶️ Chè Trung Quốc lá nhỏ: Đây là loại cây bụi thấp, phân cành nhiều, có lá nhỏ dày, có búp nhỏ và có nhiều hoa.
▶️ Chè Trung Quốc lá to: Đây là loại cây thân gỗ nhỏ, cao khoảng 5m, lá chè to, đầu nhọn, có năng suất và chất lượng tốt.
▶️ Chè Shan: Đây là loại chè xanh có thân cây gỗ, cao khoảng 6 – 10m, có lá to dài, khoảng 16cm. Giống chè xanh này có khả năng thích ứng tốt trong điều kiện thời tiết ẩm.
▶️ Chè Ấn Độ: Đây là loại cây thân gỗ cao khoảng 17m, phân cành thưa, lá chè có chiều dài khoảng 20 – 30cm, lá mỏng, mềm, có màu xanh đậm. Phiến lá chè có hình bầu dục, gợn sóng, đầu lá dài, có ít hoa và quả.
Điều kiện, thời điểm phù hợp để trồng cây chè xanh trong chậu
Trồng chè xanh trong chậu được thực hiện vào tháng 8 đến tháng 10 khi đất đủ ẩm, trời mưa râm mát ở miền Bắc hoặc có thể trồng trong khoảng mưa xuân từ tháng 2 – 3. Ở miền Nam có thể vào thời điểm mùa mưa từ tháng 5 – 7. Mỗi khu vực có đặc điểm khí hậu khác nhau, bà con cần lưu ý thời điểm mưa để trồng chè trở nên hiệu quả hơn.
Cây chè phát triển tốt, đạt tiêu chuẩn năng suất khi được trồng ở vùng nóng, ưa sáng. Tuy nhiên, khi cây chè mới trồng hay còn non thì nên để nơi có độ ẩm cao, râm mát. Đất trồng chè có độ pH hợp lý dao động trong khoảng 4,5 đến 5,5.
Hướng dẫn chi tiết các bước trồng cây chè xanh trong chậu

Dưới đây, kỹ sư tại Sinh Học AQ sẽ chia sẻ đến thông tin từng bước về quy trình trồng chè xanh trong chậu để bà con có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà:
Chọn giống cây chè xanh
➡️ Bà con nên ưu tiên lựa chọn các giống chè xanh có khả năng thích nghi với nhiều loại đất, phát triển và sinh trưởng mạnh mẽ.
➡️ Bà con cũng có thể áp dụng phương pháp nhân giống vô tính thông qua việc giâm cành cây chè vào túi bầu đất.
➡️ Có thể lấy cây giống nhỏ khoảng 6 – 8 tháng để trồng, sau khoảng 2 năm thì mới có thể bắt đầu hái lá. Ngoài ra, bà con cũng có thể lấy cây giống lớn hơn 2 – 3 cây, sau khi trồng khoảng 10 – 12 tháng thì bắt đầu hái lá.
➡️ Ngoài ra, bà con cũng có thể lấy những cây chè xanh đã trưởng thành, rồi bứng mang vào trong chậu.
➡️ Nên lựa chọn các giống chè từ các vườn ươm uy tín, chất lượng để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh, lá ra dày, xanh tươi.
Chuẩn bị dụng cụ để trồng cây
➡️ Bà con cần lựa chọn kích thước chậu trồng sao cho phù hợp, chậu trồng nên có đường kính khoảng 40 – 50cm, có lỗ thoát nước ở đáy để tránh tình trạng cây bị úng nước.
➡️ Đất trồng cây chè cần có độ thoát nước tốt, đồng thời cũng cần có sự thông thoáng và giàu dưỡng chất. Bà con có thể sử dụng các loại đất trộn sẵn có tại các vườn ươm để giúp cây chè phát triển thuận lợi.
Trồng chè xanh trong chậu
➡️ Bước 1: Trước khi đặt cây vào chậu cần cẩn thận cắt bỏ túi chứa cây giống. Đặt nhẹ cây vào chậu, hướng cây theo chiều gió chính.
➡️ Bước 2: Sau khi đặt cây vào chậu, lấp đất và nén chặt quanh gốc cây. Bổ sung thêm lớp đất tơi xốp lên trên khoảng 1-2 cm để giúp cây đứng chắc, có thêm dinh dưỡng để nuôi cây.
➡️ Bước 3: Tưới lượng nước đầy đủ để tạo độ ẩm cho đất, phủ đều một lớp rơm dày từ 8 đến 10cm. Khi cây đến giai đoạn sinh trưởng, cần bấm ngọn thường xuyên để giúp cây ra nhiều chồi mới.
Kỹ thuật chăm sóc giúp cây chè xanh trồng chậu dày lá, xanh mướt, đậm vị
Cách trồng chè xanh trong chậu được thực hiện đúng cách là bước đầu để giúp cây phát triển tươi tốt. Bên cạnh đó, để nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa sâu bệnh thì việc chăm sóc là yếu tố quan trọng:
✅ Cung cấp nước đều đặn để duy trì độ ẩm, tưới với lượng nước phù hợp với giai đoạn phát triển của cây. Đặt cây ở vị trí có ánh sáng mặt trời khoảng 4-6 giờ mỗi ngày.
✅ Dùng phân bón hữu cơ như phân gà, phân đạm cá, phân trùn quế từ sau 20 ngày trồng.
✅ Bắt đầu cắt ngang gốc cây khi cây chè cao lớn khoảng 50cm để khuyến khích nhánh cây phát triển.
✅ Quan sát cây và tỉa bớt các lá già để tạo điều kiện cho lá, chồi non phát triển.
Phy FusaCo – Chế phẩm sinh học diệt trừ tận gốc nấm bệnh trên cây chè

✅ Phy FusaCo là dòng sản phẩm sinh học được rất nhiều bà con ưa chuộng tại nhà AQ, nhờ có công dụng hiệu quả trong việc phòng dứt điểm các loại bệnh hại trên cây chè.
✅ Phy FusaCo được đội ngũ kỹ sư sinh học nghiên cứu và điều chế ra với các thành phần chính như: Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus subtilis: 1,5×10^8 CFU/ml nên có tác dụng rất tốt trong việc xử lý các loại bệnh hại ở cây chè như: bệnh phồng lá chè, phồng lá chè mắt lưới, bệnh đốm nâu, đốm xám, đốm trắng,…
✅ Sản phẩm còn hỗ trợ tăng cường sức miễn dịch cho cây chè, giúp câu có chống chịu tốt trước điều kiện thời tiết bất lợi hay côn trùng, nấm bệnh gây hại.
✅ Hướng dẫn sử dụng Phy FusaCo: Để trị nấm bệnh thì bà con sử dụng 250ml Phy FusaCo pha với 400 – 600 lít, thực hiện phun kỹ trên toàn vườn, liều lượng cách nhau 5 – 7 ngày/lần. Còn phun phòng thì sử dụng 250ml/800 – 1000 lít nước, phun từ 15 – 30 ngày/lần.
Cách thu hoạch lá chè xanh để giữ nguyên chất lượng và hương vị

Để thu hoạch những lá chè xanh chất lượng, có hương vị thơm ngon thì bà con cần lựa chọn những búp chè không bị xoăn, héo, hoặc bị sâu bọ tấn công. Nên thu hoạch lá chè xanh vào buổi sáng sớm, bởi lúc này vị tinh khiết của chè xanh sẽ được giữ nguyên.
Khi thu hoạch bà con nên loại bỏ bớt những cành và lá chè già để tạo điều kiện thuận lợi cho các cành và chồi non phát triển mạnh mẽ, giúp tăng năng suất cho vụ thu hoạch kế tiếp.
Cách sử dụng lá chè xanh để nấu nước
Chè xanh là loại lá mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho người sử dụng. Nó giúp phụ nữ giảm nguy cơ mắc ung thư vú và tử cung, bảo vệ tim mạch và cải thiện chức năng của bộ não. Dưới đây, AQ hướng dẫn bà con cách nấu nước bằng lá chè xanh đúng cách:
▶️ Bước 1: Bà con cần dùng các lá chè non, khoảng 10 – 12 lá để nấu cho 1 lít nước.
▶️ Bước 2: Cần rửa sạch lá chè, sau đó vò nhẹ để phá vỡ biểu bì và tế bào lá.
▶️ Bước 3: Đun sôi 1 lít nước, sau đó bỏ lá chè vào và tiếp tục nấu trong khoảng 5 phút.
▶️ Bước 4: Chờ nước chè nguội, thì bà con có thể thưởng thức, nếu không thích uống nóng thì bà con có thể thêm đá để dễ uống hơn.
Cách làm chè xanh khô
Để có thể bảo quản lá chè xanh trong thời gian lâu dài thì nhiều bà con đã lựa chọn phương pháp sấy khô lá chè, các bước được thực hiện như sau:
▶️ Bước 1: Bà con tiến hành hấp lá chè tươi để tiêu diệt men và giữ nguyên hương vị, khi lá đã chuyển màu thì cần lấy ra để nguội.
▶️ Bước 2: Bà con cần vò lá chè để phá vỡ các tế bào và giải phóng hương vị.
▶️ Bước 3: Tiến hành sấy lá chè dưới nắng hoặc có thể sử dụng lò nướng để làm khô lá chè nhanh hơn.
▶️ Bước 4: Tiến hành bảo quản lá chè trong hũ sứ hoặc hũ nhựa đục, không nên bảo quản chè khô trong hũ nhựa hoặc hũ thủy tinh.
▶️ Với chè khô thì bà con có thể nấu hoặc hãm trực tiếp trên bếp. Ngoài ra, bà con cũng có thể sử dụng túi lọc để làm trà túi lọc để dùng dần.
Hy vọng với những thông tin về cách trồng cây chè xanh trong chậu đã được Sinh Học AQ chia sẻ ở bài viết trên sẽ giúp bà con có thêm kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc và thu hoạch lá chè xanh ngay tại nhà. Gọi ngay đến tổng đài của Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ để được các chuyên viên tư vấn về các chế phẩm sinh học cụ thể hơn nhé.