
Tribe Vacci gold – Vàng lá chín sớm
190.000VND
Công dụng:
- Chuyên dùng cho bệnh vàng lá chín sớm trên lúa, với khả năng thấm sâu và lưu dẫn mạnh.
- Đạt hiệu quả cao, giúp hạn chế các nấm bệnh trên cây trồng như vàng lá chín sớm, lem lép hạt, vàng lùn.
- Giúp cây lúa phát triển tốt nhất, gia tăng năng suất vụ mùa, hạt lúa ra bóng mẩy, vàng sáng chắc, an toàn và phù hợp cho xuất khẩu.
Thông tin sản phẩm
Kích thước chữ
Thuốc đặc trị bệnh vàng lá lúa Tribe Vacci Gold hiện đang là dòng sản phẩm sinh học được nhiều bà con nông dân quan tâm và tìm hiểu đến nhờ có công dụng hiệu quả trong việc xử lý vi khuẩn, nấm gây bệnh vàng lá trên cây lúa, giúp cây phục hồi nhanh chóng sau thời gian nhiễm bệnh và hỗ trợ đảm bảo năng suất, chất lượng của vụ mùa.
Nếu không kịp thời phát hiện bệnh và có giải pháp phòng trừ hiệu quả thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sức đề kháng và chất lượng hạt gạo sau này. Với Tribe Vacci gold đến từ Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ, tình trạng vàng lá chín sớm không còn là nỗi lo của bà con khi canh tác lúa nước.
Những nội dung trong bài viết dưới đây, kỹ sư tại AQ Bice sẽ thông tin đến quý bà con những thông tin về dấu hiệu nhận biết ban đầu, cách xử lý cũng như sử dụng để mang lại hiệu quả vượt trội nhé.
Nội dung bài viết
ToggleTìm hiểu về thuốc đặc trị bệnh vàng lá lúa

Thuốc đặc trị bệnh vàng lá lúa là giải pháp quan trọng giúp bà con kiểm soát tình trạng cây lúa bị nhiễm bệnh do vi khuẩn, nấm hoặc tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Để điều trị dứt điểm, ngoài việc lựa chọn đúng sản phẩm, còn cần áp dụng các biện pháp nhằm cải thiện môi trường đất, bổ sung vi lượng và thực hiện kỹ thuật canh tác phù hợp. Trước khi đi tìm hiểu về thuốc trị vàng lá lúa thì mời bà con cùng chúng tôi đi tìm hiểu kỹ trước về bệnh vàng lá lúa là gì cũng như những tác hại mà loại bệnh hại này gây ra nhé.
Bệnh vàng lá lúa là gì?
Bệnh vàng lá lúa là loại bệnh khá phổ biến và thường xuất hiện trên ruộng lúa, gây đau đầu cho nhiều bà con nông dân. Nếu không có biện pháp phòng trừ triệt để, bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hiệu quả ruộng lúa.
Ngoài những phương thức truyền thống, bà con có thể áp dụng việc sử dụng các chế phẩm sinh học đặc trị để khắc phục bệnh vàng lá ở lúa một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Tác hại của bệnh vàng lá lúa
❌ Bệnh vàng lá lúa làm gián đoạn quá trình quang hợp, khiến cây chậm phát triển, đẻ nhánh yếu và còi cọc.
❌ Khi bệnh trở nặng, bộ rễ hấp thụ dinh dưỡng kém, cây dễ đổ ngã và bông lúa trổ kém, dẫn đến tỷ lệ hạt lép cao, giảm năng suất và chất lượng gạo.
❌ Ngoài ra, bệnh còn tạo điều kiện cho các loài sâu bệnh khác tấn công, làm tăng chi phí phòng trừ và ảnh hưởng đến môi trường. Nếu không xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, gây thiệt hại lớn cho mùa vụ.
Các nguyên nhân gây ra bệnh vàng lá lúa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh vàng lá chín sớm cây lúa, như do virus, do nấm, nghẹt rễ hoặc do vi khuẩn, tuyến trùng,.. Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp lại 6 nhóm nguyên nhân chính khiến cây lúa bị vàng lá:
Vàng lá cây lúa do virus gây ra
Có 5 loại bệnh vàng lá lúa do virus gây ra đó là: bệnh vàng lùn, bệnh Tungro, bệnh vàng cam, bệnh vàng tạm thời, bệnh lúa cỏ. Dấu hiệu nhận biết từng loại bệnh như sau:
Bệnh vàng lùn
- Màu sắc của cây lúa chuyển từ màu xanh nhạt => vàng nhạt => vàng cam => vàng khô. Mặt dưới của lá lúa bị vàng trước, rồi lần lượt đến các lá bên trên. Các vết bàng trên lá xuất hiện từ chóp lá rồi lan dần vào bẹ. Lúc này, lá lúa sẽ bị ngắn, hẹp, cứng, có màu xanh vàng hoặc màu vàng cam.
- Đặc điểm của lá bệnh: lá có khuynh hướng xòe ngang, virus gây bệnh làm giảm chiều cao của cây lúa khiến cây bị lùn và giảm số tép lúa có trong bụi.
- Virus gây bệnh vàng lùn sẽ lây lan nhanh trên diện rộng nhờ vào rầy nâu.
Bệnh Tungro
- Khi bị nhiễm bệnh thì cây lúa có triệu chứng bị lùn và ít chồi, chiều dài phiến và bẹ lá ngắn hơn so với bình thường, lá bị cong queo hoặc bị cuộn tròn.
- Màu lá thay đổi từ xanh => vàng nhạt => vàng cam => vàng nâu, bắt đầu từ chóp lá và mép lá trở vào.
- Ở các lá non thì thường xuất hiện những màu xanh nhạy lốm đốm hoặc thành các sọc dài ngắn khác nhau, chạy song song với gân lá. Lúc này thì bộ rễ phát triển kém, có màu đen.
- Khi bị nhiễm bệnh thì cây lúa sẽ chết trước khi trổ, nếu nhiễm bệnh ở mức nhẹ thì cây lúa phát triển đến trổ bông nhưng trổ muộn, bông lúa nhỏ, lép nhiều và thường trổ không thoát.
- Bệnh hại này thường lan truyền qua loài rầy xanh đuôi đen.
Bệnh vàng cam
- Các vết vàng cam xuất hiện trên lá lúa dọc theo các gân lá từ chóp lá, sau đó toàn bộ lá lúa chuyển sang màu vàng cam.
- Khi bị nhiễm bệnh thì lá lúa dần cuộn theo chiều dọc vào bên trong, lá rũ xuống và trở nên khô héo. Cây lúa bị nhiễm bệnh thì sẽ sinh trưởng và phát triển chậm, cây đẻ nhánh kém và bộ rễ bị suy kiệt.
- Nguyên nhân chính gây bệnh đó là do vi khuẩn có tên là Phytoplasma, khi bị nhiễm bệnh thì cây chết rất nhanh, đặc biệt là khi còn nhỏ, khi cây bị nhiễm trễ thì lúa không trổ hoặc bị lép lửng.
- Bệnh hại này được lan truyền trên diện rộng bởi rầy bông.
Bệnh vàng tạm thời
- Cây lúa nhiễm bệnh thường bị lùn, lá chuyển sang màu vàng từ chóp của lá dưới. Trên lá cây lúa có những đốm rỉ màu nâu, lá non thì có màu vàng nhạt.
- Cây lúa bị virus tấn công sớm thì sẽ không trổ bông được hoặc bông ngắn, hạt lép nhiều.
- Loại bệnh hại này lan truyền do rầy xanh đuôi đen.
Bệnh lúa cỏ
- Cây lúa bị bệnh sẽ rất lùn, có nhiều chồi như bụi cỏ, lá lúa hẹp, ngắn, cứng, có màu xanh đến xanh nhạt và kèm theo nhiều đốm gỉ sắt.
- Cây bị nhiễm bệnh vẫn sinh trưởng tốt nhưng bông ra ít, ngắn, hạt lép nhiều. Virus gây bệnh lan truyền trên diện rộng do rầy nâu.
Vàng lá cây lúa do vi khuẩn gây ra
Có 2 loại bệnh hại khiến cây lúa bị vàng lá do vi khuẩn gây ra đó là: bệnh khảm vàng và bệnh đốm sọc vi khuẩn:
Bệnh khảm vàng
- Khi bị bệnh khảm vàng thì đa phần cây lúa sẽ bị lùn, ít chồi, lá bị nhăn, trên bề mặt xuất hiện các lốm đốm không đều và có sọc vàng. Bông lúa bị dị hình, không thể trổ thoát được và hạt thường bị lép.
- Loại bệnh hại này thường được lan truyền bởi loài bọ cánh cứng.
Bệnh đốm sọc vi khuẩn
- Khi bị bệnh thì trên lá chuối bắt đầu xuất hiện những vệt hẹp, trong suốt giữa các gân lá. Đầu tiên là chóp lá sau đó lan dần ra các mép lá, có màu nâu chạy song song với gân lá.
- Ở những đồng ruộng bị nhiễm bệnh thì toàn bộ lá lúa chuyển sang màu vàng nâu rồi chết dần đi.
- Vi khuẩn gây bệnh được lan truyền nhanh qua hạt giống và các vết thương cơ giới, vào mùa mưa và có gió nhiều thì vi khuẩn gây bệnh sẽ lây lan rất nhanh.
Vàng lá lúa do nấm bệnh
Bệnh vàng lá chín sớm và bệnh thối bẹ lá là hai loại bệnh hại do nấm gây ra khiến cây lúa bị vàng lá:
Bệnh vàng lá chín sớm
- Khi bị nhiễm bệnh thì trên lá bắt đầu xuất hiện những sọc vàng có hình bầu dục kéo dài lên đến chóp lá. Bệnh xuất hiện trên cả lá non, lá bánh tẻ và lá già.
- Cây lúa bị nhiễm bệnh thường trổ bông và chín sớm nhưng bông ngắn, hạt bị lép.
Bệnh thối bẹ lá
- Cây lúa bị thối bẹ lá nặng nhất khi bước vào giai đoạn làm đòng, nấm gây bệnh tạo thành các đốm bầu dục dài, làm phá vỡ các mạch dẫn của bẹ lá, khiến lúa bị biến vàng.
- Khi nấm bệnh đã gây hại đến lá dòng thì lúa không thể trổ thoát được và hạt bị lép hoàn toàn.
Cây lúa bị vàng lá do bị ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ
Ngộ độc phèn nhôm và ngộ độc hữu cơ cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cây lúa bị vàng lá:
Lá lúa bị vàng cam do ngộ độc phèn nhôm
- Khi cây lúa bị ngộ độc phèn nhôm thì sẽ có các đặc điểm chung đó là: lá lúa bị vàng toàn bộ (lá chân vàng trước) và chuyển sang màu cam, phần gân lá sẽ còn màu xanh, trên phiến lá bắt đầu xuất hiện các đốm màu nâu.
- Hiện tượng này thường xảy ra trên vài cây lúa trên ruộng rồi lan dần ra cả bụi lúa, xuất hiện vào khoảng sau 25 ngày sau sạ và kéo dài đến khi thu hoạch.
Cây lúa bị vàng lá do bị ngộ độc hữu cơ
- Ban đầu mới bị ngộ độc hữu cơ thì ngọn lá có hiện tượng vàng đỏ, khô từ chóp lá rồi lan dần xuống dưới, thân cây bị yếu ớt, có khuynh hướng dựng đứng lên. Khi bị nặng thì số lượng lá vàng đỏ tăng lên, cây sinh trưởng kém, còi cọc, đẻ nhanh ít.
- Khi nhổ cây lúa lên thì bà con sẽ thấy rễ cây có màu đen, kèm theo mùi hôi do rễ bị thối, có ít hoặc không có những rễ trắng (rễ mới).
- Những đồng ruộng thường bị ngộ độc hữu cơ nếu ruộng bị trũng nhiều, bị ngập nước liên tục, thời gian gieo sạ ngắn, các ruộng gần ao cá hoặc cái trang trại chăn nuôi,…
Lúa bị vàng lá do tuyến trùng rễ tấn công
- Lúa bị vàng lá do bị tuyến trùng rễ tấn công hay còn được biết đến với tên gọi là bệnh bướu rễ. Tuyến trùng sẽ tấn công trực tiếp vào rễ của cây mạ trên những chân ruộng khô hạn.
- Khi bị tuyến trùng tấn công thì rễ cây lúa bị sưng thành những hạt bướu và không còn khả năng hấp thụ các dưỡng chất và nước nữa, khiến cây lúa bị khô và chết đi.
- Để phòng không cho tuyến trùng tấn công thì bà con cần giữ cho ruộng mạ và ruộng lúa không bị khô hạn.
Vàng lá cây lúa do điều kiện môi trường
- Bệnh vàng lá trên cây lúa sẽ xuất hiện nếu: đất ruộng bị thiếu đạm; đất bị ngộ độc; điều kiện thời tiết bất lợi, quá lạnh hoặc quá nóng; nước tưới bị ô nhiễm do các hóa chất độc hại;…
- Thế nên bà con cần thường xuyên quan sát và theo dõi đồng ruộng để phát hiện sớm các dấu hiệu nhận biết và có biện pháp phòng trừ thích hợp, hạn chế lây lan trên diện rộng.
Dấu hiệu ban đầu của bệnh vàng lá trên cây lúa

Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp lại một dấu hiệu nhận biết ban đầu khi ruộng lúa bị vàng lá:
➡️ Sự chuyển màu của lá non: Các lá non thay vì có màu xanh đậm khỏe mạnh, thì có xu hướng chuyển sang màu xanh nhạt hoặc hơi vàng nhẹ, đặc biệt ở phần đầu lá.
➡️ Hiện tượng phát triển chậm, đẻ nhánh yếu: Dù đang ở giai đoạn để nhánh, nhưng cây vẫn ít nhánh hơn bình thường, các chồi non mọc chậm, kém phát triển.
➡️ Xuất hiện gân lá xanh, phần lá giữa bắt đầu bạc màu nhẹ: Phần gân lá vẫn còn xanh nhưng phần mô lá giữa các gân bắt đầu chuyển nhạt dần, đây là tình trạng cho thấy sự mấy cân bằng dinh dưỡng hoặc nhiễm bệnh.
➡️ Bộ rễ kém phát triển, có màu nâu nhạt, rễ ít: Khi kiểm tra bộ rễ, rễ cây không có màu trắng mà chuyển sang hơi nâu, ít rễ cám, bám đất yếu hơn thì đó cũng là dấu hiệu cho thấy cây có thể bị nhiễm bệnh vàng lá.
➡️ Rễ cây kém phản ứng với phân bón, chậm phục hồi: Dù được bón phân, lúa không xanh tốt như kỳ vọng mà vẫn có dấu hiệu nhợt nhạt, thiếu sức sống.
➡️ Có các vết mờ trên lá khi trời nắng gắt: Khi trời nắng, các lá lúa có thể xuất hiện những vệt mờ khó thấy, sau đó lan rộng dần nếu không có biện pháp xử lý.
Hướng dẫn cách xử lý khi lúa bị vàng lá, nghẹt rễ
▶️ Bước 1: Khi phát hiện lúa bị vàng lá thì bà con cần ngừng ngay việc bón phân đạm, phân NPK hoặc các loại phân bón lá. Dẫn nước vào ruộng, thực thiện sục bùn để giải phóng bớt khí độc trong đất, đặc biệt là khu vực rễ cây lúa.
▶️ Bước 2: Thực hiện tháo nước ra khỏi ruộng và phơi ruộng khô khoảng 2 – 3 ngày (đến khi nứt chân chim) và sau đó dẫn nước trở lại ruộng.
▶️ Bước 3: Bổ sung phân lân nung chảy (25-30 kg/1.000 m2) hoặc phân chuồng đã hoai mục (800-1.000 kg/1.000 m2). Trên những ruộng lúa bị tấn công nặng hay có nấm bệnh gây ra hiện tượng thối thân, thối bẹ thì bà con có thể sử dụng thêm các loại thuốc đặc trị để phòng ngừa nấm lây lan trên diện rộng.
▶️ Bước 4: Sau khi xử lý được 5 – 7 ngày, bà con tiến hành nhổ khóm lúa lên nếu thấy ra rễ trắng thì mới tiến hành chăm sóc và bón phân như bình thường.
Biện pháp canh tác phòng ngừa bệnh vàng lá trên cây lúa

Để điều trị được bệnh vàng lá lúa bà con cần áp dụng một số biện pháp chăm sóc, phòng trừ như sau:
✅ Tiến hành cày bừa, làm đất thật kỹ, với những tàn dư cần vùi lấp ngay vì đây chính là nguồn gây bệnh, vệ sinh vườn sạch sẽ để tránh tàn dư và ký chủ trung gian làm cây bị nhiễm bệnh.
✅ Lựa chọn giống lúa có sức kháng bệnh tốt, đảm bảo khả năng chống chịu tối. Chăm sóc cho cây thật tốt để giúp cây khỏe mạnh, đặc biệt giai đoạn lúa non cần hấp thụ đủ dinh dưỡng để tăng cường sức sức đề kháng.
✅ Cần thường xuyên theo dõi ruộng lúa để nhanh chóng phát hiện ra bệnh sớm, nếu cây đã bị nhiễm bệnh cần giữ nước ruộng 3 – 5cm, ngưng bón tất cả các loại phân bón như phân bón lá, phân bón hóa học những sản phẩm kích thích sinh trưởng.
✅ Khi lúa chưa đến giai đoạn trổ có thể dùng 15 – 20kg vôi bột tương ứng với 1000m2 nhằm giúp giảm bớt vi khuẩn, nấm bệnh gây hại trên cây.
✅ Nếu như mật độ trong vườn không bị nhiễm bệnh quá nặng, cần phải nhổ bỏ ngay lập tức và vùi các bụi lúa bị bệnh.
Thông tin thuốc đặc trị bệnh vàng lá lúa Tribe Vacci gold

Để ngăn chặn tình trạng bệnh hại trên lúa, đặc biệt là tình trạng vàng lá chín sớm ở cây lúa, Đội ngũ kỹ sư nông nghiệp tại Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ đã nghiên cứu và điều chế thành công dòng sản phẩm sinh học Tribe Vacci gold với thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng cụ thể như sau.
Thành phần thuốc đặc trị vàng lá chín sớm lúa Tribe Vacci gold
Thuốc đặc trị vàng lùn xoắn lá trên lúa Tribe Vacci gold từ AQ được sản xuất bởi các thành phần như sau:
✅ Chaetomium spp: 1×10^6 CFU/ml
✅ Trichoderma spp: 1×10^4 CFU/ml
✅ Dung môi (nước cất) vừa đủ: 1 lít
✅ pHH20: 5; Tỷ trọng: 1,14
✅ Sản phẩm kết hợp giữa các VSV trên với chitosan dạng nano giúp chống lại các tác nhân gây vàng lá chín sớm.
Công dụng thuốc trị lúa bị vàng lá Tribe Vacci gold
✅ Chuyên trị hiệu quả bệnh vàng lá chín sớm trên lúa nhờ khả năng thấm sâu và lưu dẫn mạnh.
✅ Mang lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát nấm bệnh, ngăn ngừa các vấn đề như vàng lá chín sớm, lem lép hạt, vàng lùn.
✅ Giúp cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, tăng năng suất vụ mùa, hạt lúa chắc mẩy, sáng đẹp, đảm bảo chất lượng cho xuất khẩu.
Hướng dẫn sử dụng thuốc đặc trị vàng lá trên lúa C99
✅ Liều dùng: 25-50ml Tribe Vacci gold cho bình 25 lít (bình máy).
✅ Sau khi lúa có đòng già trở đi tiến hành phun phòng với liều lượng 25ml/25lít cách nhau 7-10 ngày/lần.
✅ Khi phát hiện bệnh (Bệnh mới chớm xuất hiện) sử dụng liều lượng 50ml/25lít phun cách nhau 5-7 ngày/lần.
✅ Sản phẩm đáp ứng cho kỹ thuật phun máy bay.
Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh lúa vàng Tribe Vacci gold
✅ Thuốc lúa vàng Tribe Vacci gold là sản phẩm sinh học, không gây nguy hiểm khi sử dụng, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, xa tầm tay trẻ em.
✅ Tránh tiếp xúc trực tiếp sản phẩm với ánh sáng mặt trời. Đóng nắp sản phẩm thật chặt ngay sau khi sử dụng.
🚨 Lưu ý: Sản phẩm Tribe Vacci gold có thể pha cùng với các loại phân bón và thuốc BVTV khác.
Địa chỉ phân phối thuốc trị bệnh bạc lá lúa uy tín, giá tốt
Các loại thuốc đặc trị bệnh vàng lùn xoắn lá lúa được bán khá nhiều trên thị trường, tuy nhiên để chọn sản phẩm có chất lượng tốt nhất cho cây trồng, bà con nên chú ý lựa chọn các đơn vị uy tín, giá tốt.
Công Ty Sinh Học AQ là đơn vị sản xuất và phân phối các chế phẩm sinh học sinh học, phân bón vi sinh, phân bón hữu cơ chất lượng, uy tín. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nông nghiệp, được sự tín nhiệm của đông đảo khách hàng cùng tiềm lực vững chắc về nhân sự, máy móc. Chúng tôi tự hào cung cấp các giải pháp sinh học khoa học, hiệu quả và bền vững cho khách hàng.
Để đặt mua các sản phẩm thuốc trị lá lúa bị vàng hoặc tìm hiểu những thông tin về các sản phẩm khác của AQ, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp qua Hotline: 028 8889 7322 – 098 1355 180 để được nhân viên chúng tôi tư vấn và hỗ trợ nhé!
Sử dụng thuốc đặc trị bệnh vàng lá lúa Tribe Vacci gold giúp cải thiện tình trạng vàng lá, chín sớm, hạt gạo không đạt chuẩn, từ đó đảm bảo năng suất và chất lượng cho cây lúa. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm và đọc qua, hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp ích được cho nhà nông trong vấn đề trồng trọt!
1 đánh giá cho Tribe Vacci gold – Vàng lá chín sớm
Chưa có đánh giá nào.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tribe Vacci gold – Vàng lá chín sớm” Hủy
Sản phẩm tương tự

Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoại để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Xin cảm ơn!
Đánh giá trung bình
Đánh giá khách hàng
Nguyễn Cảnh –