Cách phòng trị thối đen rễ thuốc lào hiệu quả và Nguyên nhân
Kích thước chữ
Thối đen rễ thuốc lào là loại bệnh do nấm xâm nhập và làm hại. Khi nhổ cây lên, quan sát bộ rễ đã bị thối đen và dễ bị đứt, cây sinh trưởng kém, lá chuyển màu sang vàng và dần teo lá lại. Tình trạng này tập trung gây bệnh chủ yếu ở những cây con, từ đó khiến cây còi cọc, phát triển chậm và năng suất bị giảm nghiêm trọng.
Chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, tác hại và cách điều trị cây thuốc lào bị thối rễ sẽ được Trung Tâm Sinh Học AQ trình bày cụ thể dưới bài viết sau đây.
Tìm hiểu về bệnh thối đen rễ thuốc lào

Thối đen rễ thuốc lào là tình trạng bệnh khiến cây còi cọc, kém sinh trưởng, lá vàng rụng, thậm chí chết hàng loạt nếu như không được kiểm soát kịp thời. Những tác hại nghiêm trọng này xảy ra do hệ thống bộ rễ bị thối đen, đứt mạch, không thể hấp thụ chất dinh dưỡng hay nước được nữa.
Thối đen rễ thuốc lào nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thối đen rễ thuốc lào là do nấm Thielavia basicola tấn công, Loại nấm này tồn tại chủ yếu trong đất, sau đó bám vào rễ cây thông qua vết thương cơ giới do côn trùng, quá trình canh tác hoặc rễ non bị tổn thương.
Chúng tiết ra chất enzym phân hủy mô tế bào rễ khiến nấm bệnh có cơ hội xâm nhập sâu hơn, gây hoại tử tế bào, phá hủy cấu trúc rễ và làm giảm khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng.
Điều kiện phát sinh của bệnh thối đen rễ thuốc lào
Tình trạng thối đen rễ thuốc lào thường phát sinh và phát triển mạnh khi gặp các điều kiện thuận lợi như sau:
▶️ Đất kém thoát nước và độ ẩm cao: Khi đất bị úng nước, có độ ẩm cao kéo dài, nấm sẽ phát triển mạnh và dễ tấn công vào rễ cây.
▶️ Nhiệt độ thấp đến trung bình (15 – 25°C): Nấm gây bệnh thối rễ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ mát, đặc biệt vào mùa mưa hay trời âm u kéo dài.
▶️ Độ pH không cân bằng: Độ pH trong đất cao hơn mức trung bình dễ tạo điều kiện cho nấm tồn tại và lây lan.
▶️ Đất tồn tại mầm bệnh của vụ mùa trước: Nếu không xử lý đất hoặc luân canh cây trồng, các bào tử nấm trong đất sẽ tồn tại rất lâu và ẩn mình trong đất để tiếp tục gây hại vào vụ mùa sau.
▶️ Mật độ trồng dày, đất không thông thoáng: Tình trạng thiếu không khí trong đất làm rễ cây dễ bị yếu đi, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập.
▶️ Lạm dụng phân bón, đặc biệt là phân đạm (N): Khi bón quá nhiều đạm, rễ cây phát triển non yếu, dễ bị tổn thương và nhiễm bệnh.
▶️ Không luân canh cây trồng: Việc trồng thuốc lào liên tục trên cùng một diện tích khiến mầm bệnh tích tụ, làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh.
▶️ Ngoài biện pháp canh tác trên, thối đen rễ cũng do công trùng và tác động có giới ảnh hưởng. Rễ cây bị tuyến trùng hoặc sâu đất cắn phá, gây ra các tổn thương rễ, tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập. Dụng cụ không đảm bảo sạch sẽ cũng có thể khiến nấm bệnh lây lan từ vùng nhiễm bệnh sang vùng đất mới.
Triệu chứng ban đầu của bệnh thối đen rễ thuốc lào
Một số triệu chứng ban đầu khi mới chớm phát hiện ra bệnh có những dấu hiệu dễ nhận biết, thường khởi phát trên rễ và thân rễ. Triệu chứng này có thể quan sát được ngay từ giai đoạn cây con.
➡️ Đất trồng luôn trong trạng thái ẩm ướt, dễ bị nén chặt, thoát nước kém, đặc biệt sau những trận mưa kéo dài hoặc tưới quá nhiều.
➡️ Bới nhẹ phần đất để quan sát rễ cây, thấy được rễ non đang phát triển chậm, có màu nâu nhạt bất thường, không còn màu trắng hay màu kem đặc trưng của rễ khỏe mạnh.
➡️ Mật độ rễ ít đi, kém phát triển, đây chính là dấu hiệu ban đầu do nấm tấn công mà chưa gây thối rễ rõ rệt.
➡️ Trên thân và lá bệnh chưa có dấu hiệu rõ ràng, nhưng bà con có thể để ý cây đang sinh trưởng chậm hơn bình thường. Lá non không còn tươi xanh mà đang dần chuyển sang màu xanh nhạt hoặc hơi vàng. Lá héo nhẹ vào buổi trưa nhưng sẽ khôi phục vào chiều tối cho thấy rễ đang bị tổn thương nhưng chưa đến mức bị nặng.
➡️ Gốc cây yếu, dễ lung lay khi chạm nhẹ điều này cho thấu rễ cây đang gặp vấn đề.
➡️ Vườn trồng không luân canh, bón quá nhiều đạm mà ít kali, không xử lý đất trước khi trồng hoặc do côn trùng gây hại đến bộ rễ, tạo vết thương giúp nấm dễ dàng xâm nhập.
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh thối đen rễ thuốc lào

Khi cây đã nhiễm bệnh thối đen rễ thuốc lào sẽ xuất hiện những triệu chứng đặc trưng như sau:
➡️ Bới nhẹ đất để kiểm tra phát hiện trên rễ xuất hiện các đốm nhỏ màu nâu đen trên rễ con, đặc biệt là rễ tơ. Các vết bệnh dần lan rộng và chuyển sang màu đen gây thối nhũn hoặc khô cứng tùy vào độ ẩm đất. Nặng hơn rễ sẽ bị hoại tử, khi cầm hay nhổ lên dễ bị đứt. Còn phần rễ chính dần bị teo nhỏ, khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng giảm dần.
➡️ Phần gốc cây tiếp xúc gần mặt đất gọi là thân rễ cũng xuất hiện những vùng thâm đen. Có dấu hiệu sũng nước hoặc teo khô. Gốc cây bị yếu, dễ nghiêng đổ hoặc bật gốc khi gặp gió mạnh.
➡️ Bệnh cũng gián tiếp khiến lá và toàn cây bị ảnh hưởng. Lá mất màu xanh dần chuyển sang vàng nhạt, biểu hiện rõ nhất ở những lá già. Cây sinh trưởng kém, trông còi cọc, thiếu sức sống. Buổi trưa bị héo, nhưng đến chiều tối thì hồi lại. Cây có thể bị héo rũ liên tục và chết khi bị nhiễm bệnh nặng.
Thối đen rễ thuốc lào nếu không sớm phòng trị gây ra tác hại gì?
Những tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây thuốc lào bao gồm:
❌ Rễ bị tổn thương, giảm khả năng hút nước và dinh dưỡng → Cây còi cọc, chậm phát triển. Lá bị vàng úa sớm do rễ không cung cấp đủ dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.
❌ Cây héo rũ vào ban trưa, nhưng có thể hồi lại vào chiều tối ở giai đoạn đầu. Khi bệnh nặng, cây héo liên tục và không phục hồi được.
❌ Thân cây nhỏ, yếu, dễ bị gãy đổ do hệ rễ suy yếu.
❌ Cây chậm phát triển, dẫn đến kích thước và số lượng giảm. Lá thuốc lào kém chất lượng, màu sắc nhạt hơn, ảnh hưởng đến hương vị và giá trị thương phẩm. Giảm sản lượng ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của bà con.
❌ Đất và vụ mùa sau bị ảnh hưởng vì mầm bệnh tồn tại lâu trong đất, gây khó khăn trong vụ mùa mới. Khiến đất bị bạc màu, mất căng bằng vi sinh. Gây tốn kém chi phí phòng trừ bệnh không đem lại hiệu quả kinh tế của người trồng..,
Hướng dẫn các biện pháp phòng trị bệnh thối đen rễ thuốc lào
Tình trạng thối đen rễ thuốc lào là loại bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất cây trồng. Nếu như không tiến hành kiểm soát kịp thời, bệnh sẽ lây lan khắp vườn, bộ rễ suy yếu và gây tổn thất đáng kể. Dưới đây là một số biện pháp phòng trừ hiệu quả giúp hạn chế sự phát triển của tác động bệnh
Phương pháp chăm sóc phòng ngừa rễ thuốc lào bị thối đen
Để điều trị rễ bị thôi đen bà con cần áp dụng các phương pháp canh tác như sau:
✅ Luân canh cây trồng: Không trồng thuốc lào liên tiếp trên cùng một diện tích để tránh tích tụ mầm bệnh. Nên luân canh với các cây ít bị nhiễm bệnh như lúa, ngô, hoặc đậu tương.
✅ Cải thiện điều kiện đất và môi trường: Tránh để đất bị ứ đọng, đặc biệt vào mùa mưa . Luôn giữ độ pH trong đất ở mức 5.5 – 6.5, trước khi trồng cần tiến hành bón vôi khử khuẩn kết hợp với cày xới, phơi ải đất từ 10 – 15 ngày, bón thêm chế phẩm vi sinh Trichoderma để kiểm soát nấm bệnh.
✅ Bón phân cân đối giúp cây phát triển khỏe mạnh, hạn chế bón quá nhiều đạm vì sẽ khiến nấm bệnh dễ dàng tấn công vào vào rễ non. Nên bón thêm các loại phân hữu cơ, phân chuồng đã ủ hoai mục để bổ sung dinh dưỡng.
✅ Lựa chọn giống thuốc lào có sức đề kháng tốt và phù hợp với điều kiện môi trường, thời tiết. Trước khi ươm trồng cần kiểm tra giống trước, xem có dấu hiệu bị nhiễm bệnh hay không.
Thuốc hóa học xử lý bệnh thối đen rễ thuốc lào
✅ Có thể điều trị bệnh thối đen rễ thuốc lào bằng thuốc hóa học khi tình trạng bệnh bị năng hơn và trở nên khó kiểm soát. Thuốc hóa học giúp điều trị mầm bệnh hiệu quả nhờ vào các hoạt chất mạng có trong thành phần. Chỉ trong thời gian ngắn, tình trạng bệnh đã có thể suy giảm và hồi phục một cách nhanh chóng.
✅ Tuy vậy, cần sử dụng thuốc hóa học một đúng cách, không quá lạm dụng vì nếu sử dụng thuốc hóa học với tần suất dày đặc và phụ thuộc vào nó, môi trường sẽ bị ô nhiễm, gây tồn đọng chất hóa học và khiến sức khỏe của chúng ta bị giảm sút.
✅ Để ngăn ngừa những hậu quả mà thuốc hóa học gây ra bà con cần nên hạn chế sử dụng hoặc có thể thay thế bằng các sản phẩm sinh học an toàn mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị tốt.
Thuốc phòng trị bện thối đen rễ thuốc lào Chatomium

Chế phẩm sinh học giúp điều trị thối đen rễ thuốc lào do nấm bệnh trong đất gây ra mà Công ty AQ muốn giới thiệu đến bà con đó là Chatomium. Thuốc giúp điều trị trị các bệnh cây trồng như thối rễ, thối thân, phấn trắng, héo rũ, đạo ôn,…Không chỉ vậy, thuốc còn giúp tăng sức đề kháng, chống chịu cho cây, sản phẩm an toàn, không đây độc hại.
Thành phần thuốc trị bệnh thối đen rễ cây thuốc lào Chatomium
✅ Chứa Chaetomium cupreum với mật độ 1.5×10⁶ CFU/g bột.
✅ Kết hợp hơn 40 chủng vi sinh vật có lợi giúp phòng trừ nấm gây bệnh, bao gồm: Chaetomium spp., Trichoderma spp., Bacillus spp., cùng các vi sinh vật cải tạo đất.
Công dụng thuốc trị thối đen rễ cây thuốc lào Chatomium
✅ Chứa lượng lớn bào tử nấm Chaetomium với khả năng đối kháng mạnh, giúp kiểm soát nấm bệnh hiệu quả và lâu dài.
✅ Các hoạt chất kháng sinh sinh học từ nấm đối kháng hỗ trợ tiêu diệt nhanh chóng nấm gây hại, ngăn ngừa sự lây lan.
✅ Tăng cường khả năng kháng bệnh cho cây, giúp cây trồng chống chịu tốt hơn trước tác động của nấm bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi.
✅ Cải thiện hệ vi sinh trong đất, góp phần nâng cao chất lượng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển bền vững.
Hướng dẫn cách dùng thuốc trị bệnh thối đen rễ cây thuốc lào Chatomium
✅ Phun trị thối đen rễ thuốc lào: Pha 500g thuốc hòa vào 200-300L nước, cách 3-5 ngày phun 1 lần.
✅ Phun phòng thối đen rễ thuốc lào: Pha 500g thuốc vào 600-800L nước, 1 lần phun cách 15-30 ngày, tùy vào điều kiện thời tiết.
Thối đen rễ thuốc lào có thể khiến bà con mất trắng mùa vụ nếu như không kịp thời phát hiện và điều trị. Qua bài viết trên, bà con sẽ hiểu hơn về nguyên nhân, nhận biết các dấu hiệu trước và sau khi đã bị bệnh và cách điều trị phù hợp giúp cây hạn chế bị thối đen rễ, luôn khỏe mạnh và đảm bảo năng suất cao.