Cách phòng trị sùng hại rễ cây cao su hiệu quả, an toàn cây

Cách phòng trị sùng hại rễ cây cao su hiệu quả, an toàn cây

13/08/2024

Kích thước chữ

Sùng hại rễ cây cao su là nguyên nhân chính khiến vườn cao su của bà con suy giảm về năng suất và chất lượng thu hoạch. Chúng gây hại trong mọi giai đoạn phát triển của cây cao su, nặng nhất là ở vườn kiến thiết cơ bản và vườn nhân, ươm.

Bài viết hôm nay, AQ sẽ chia sẻ đến quý bà con về những đặc điểm gây hại cũng như cách phòng trừ loài sùng hại rễ cao su này đạt hiệu quả nhé.

Tìm hiểu về loài sùng hại rễ cây cao su

Sùng hại rễ cây cao su và Biện pháp phòng trừ hiệu quả
Sùng hại cây cao su là nguyên nhân chính khiến sản lượng thu hoạch mủ của vườn bị giảm sút gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của bà con nông dân

Sùng hại rễ cao su hay còn được gọi là sâu đất có tên khoa học là Holotrichia sauteri. Loài côn trùng này thường làm tổ ở dưới lòng đất, ở những nơi ẩm ướt nơi chậu cây, vườn bón nhiều phân chuồng chưa hoai mục.

Sùng hại rễ gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau như: sắn, mía, khoai lang, măng cụt, cỏ voi,… đặc biệt là cây cao su. Cây cao su bị sùng hại rễ sẽ không phát triển như bình thường được, cây sẽ bị còi cọc, suy yếu rồi chết đi.

Đặc điểm hình dáng của sùng hại rễ cây cao su

Vòng đời của sùng hại rễ cao su được chia thành 4 giai đoạn: Trứng – Ấu trùng – Nhộng – Con trưởng thành:

  • Chúng thường đẻ trứng ở trong đất, trứng có dạng hình tròn, kích thước khoảng 2-3mm, nở sau 10-15 ngày.
  • Ấu trùng có màu trắng xám đến màu trắng sữa, dài khoảng 2-3cm, thân cong hình chữ C, đẫy sức dài 18 – 20mm. Chúng thường sống dưới đất khoảng 1 năm thì mới chuyển hóa thành nhộng.
  • Nhộng có màu nâu, giai đoạn này kéo dài từ 40 – 45 ngày.
  • Khi chúng trưởng thành là một loài cánh cứng, có hình bầu dục, màu nâu đen, trên cánh có những chấm lõm nhỏ dài, chiều dài từ 15-18mm. Trung bình mỗi chu kỳ sinh trưởng chúng đẻ khoảng 15-18 quả trứng.

Dấu hiệu nhận biết sùng hại rễ cây cao su

  • Sùng có kích thước lớn nên chúng thường xuyên trồi lên trên mặt đất để tìm kiếm lượng thức ăn, nên bà con có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở các gốc cây cao su.
  • Sau một thời gian bị sùng tấn công thì cây sẽ có biểu hiện đứt rễ, lá vàng đi, yếu ớt dần do còn không bộ rễ để hấp thụ chất dinh dưỡng và khoáng chất.
  • Dần dần cây cao su chết hàng loạt với tốc độ rất nhanh, khi thực hiện đào các hố cây vàng lá thì sẽ thấy gốc cây chết sâu khoảng 0,5mm, bộ rễ bị sùng gặm mòn hết.

Thời điểm mà sùng hại rễ cây cao su phát sinh nhiều nhất

Rễ cây cao su bị sùng gây hại thường phát sinh nhiều nhất vào thời điểm từ tháng 4 – tháng 11, nhưng chúng phát triển và gây hại nặng nhất vào tháng 6 – tháng 8 hàng nằm.

Chúng phát triển và sinh sôi mạnh ở những nền đất cát, đất thịt nhẹ và những vùng đất khô cằn, thiếu nước.

Sùng hại rễ cây cao su gây ra tác hại thế nào?

Sùng hại rễ cao su xuất hiện trong mọi giai đoạn sinh trưởng của vườn, nhưng chúng phát triển mạnh nhất ở vườn kiến thiết cơ bản, vườn nhân giống, ươm mầm.

❌ Con sùng trưởng thành cắn gặm lá và ăn trụi cả lá khi mật độ gây hại cao, chúng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su.

❌ Những con sâu non bên dưới sẽ ẩn sâu trong lòng đất, chúng ăn rễ cây tươi, khiến cây bị suy yếu đi và dễ gãy đổ.

❌ Giai đoạn sâu non của sùng đất là món ăn ưa thích của heo rừng, nên những vườn cao su bị sùng đất tấn công thì còn dễ bị heo rừng phá hại nữa.

Phương pháp phòng ngừa sùng hại rễ cây cao su

Sùng hại rễ cây cao su và Biện pháp phòng trừ hiệu quả
Các biện pháp canh tác giúp phòng ngừa tình trạng sùng hại rễ ở cây cao su

✅ Thường xuyên vệ sinh vườn trồng sạch sẽ, dọn dẹp cỏ dại để hạn chế sự tồn tại của trứng sùng.

✅ Sau mỗi mùa vụ thì cần cày xới và phơi đất kỹ để tiêu diệt các ấu trùng sùng đất trước khi bắt đầu mùa vụ mới.

✅ Đất trồng nên được xông xới thường xuyên, để đất thông thoáng sẽ gây bất lợi cho môi trường sống của ấu trùng.

✅ Bà con không nên chăn thả trâu bò vào vườn cây cao su.

✅ Tuyệt đối không sử dụng phân chuồng chưa hoai mục để bón cho cây.

✅ Sử dụng các biện pháp dân gian để xử lý bệnh như; đặt bẫy dẫn dụ, trồng nhiều cây dã quỳ, thả gà vào vườn,…

✅ Thường xuyên thăm vườn, kiểm tra ở các kẽ, gốc cây kỹ để phát hiện kịp thời sùng đất gây hại và có biện pháp xử lý triệt để.

✅ Tìm hiểu và sử dụng các loại sản phẩm sinh học để tiêu diệt sạch sùng hại rễ cao su mà không gây hại đến sức khỏe của cây và môi trường xung quanh.

Thuốc trị sùng hại rễ cây cao su Mebe Pa an toàn cho cây

Sùng hại rễ cây cao su và Biện pháp phòng trừ hiệu quả
Nhiều bà con nhà vườn đã lựa chọn và sử dụng thuốc sinh học Mebe Pa để xử lý dứt điểm con sùng đất hại cây cao su

Chế phẩm sinh học Mebe Pa giúp phòng trừ tận gốc các loại côn trùng gây hại trên vườn cao su như nhện đỏ, rầy, ve sầu, rệp, các loài côn trùng chích hút khác, đặc biệt đó là loài sùng đất.

Sản phẩm đã mang lại hiệu quả vượt trội, giúp tiêu diệt dứt điểm sùng hại rễ cao su giúp bảo vệ bộ rễ khỏi những tác nhân gây hại để cây trồng được sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Thành phần của thuốc trị sùng hại rễ cao su Mebe Pa 

Thuốc trị rễ cây cao su bị sùng gây hại Mebe Pa được điều chế ra với các thành phần chính đó là vi sinh tổng số: Metarhizium sp, Beauveria sp, Paecilomyces spp, Verticillium sp… 1×10^8 CFU/g (hay còn được gọi là nấm 4 màu: nấm tím, nấm trắng, nấm xanh và nấm trắng).

Công dụng của thuốc trị sùng hại rễ cao su Mebe Pa 

✅ Giúp kiểm soát tốt các loài côn trùng ký sinh gây hại trên cây và tiêu diệt tận gốc sùng hại rễ cao su với hiệu lực kéo dài.

✅ Các vi nấm trong Mebe Pa hoạt động bằng cách lây nhiễm vi nấm vào trong côn trùng, mọc tơ và sinh bào tử đốt bụng chúng, đốt tay, chân, làm cho côn trùng ngưng hoạt động rồi chết cứng đi.

✅ Các bào nấm này có khả năng sinh bào tử này có khả năng lây nhiễm tự phát tán ra bầy đàn.

✅ Mebe Pa là sản phẩm sinh học nên có hiệu quả phòng trừ bền vững, đảm bảo sự an toàn cho chất lượng nông sản

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị sùng hại rễ cao su Mebe Pa 

✅ Để trị sùng hại rễ cao su bà con cần sử dụng 20g Mebe Pa hòa tan với 20 lít nước, thực hiện phun ướt đều toàn bộ cây, tập trung vào khu vực dưới tán cây để nâng cao hiệu quả, sử dụng thuốc cách nhau từ 5-10 ngày/lần.

✅ Để phòng cây cao su bị sùng hại rễ thì cần dùng 10g Mebe Pa hòa tan với 20 lít nước, thực hiện phun định kỳ từ 15-30 ngày/lần (3-5 lần/vụ)

✅ Nếu diện tích canh tác lớn thì bà con có thể sử dụng kỹ thuật phun bằng máy bay.

Trên đây là những chia sẻ của AQ về những triệu chứng khi sùng hại rễ cây cao su cũng như các biện pháp phòng trừ hiệu quả, giúp vườn trồng phục hồi nhanh chóng. Hy vọng với những thông tin bên trên quý bà con sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc và canh tác vườn cao su nhà mình nhé.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Kiểm soát nấm ký sinh, tiêu diệt côn trùng hút chích gây hại như nhện đỏ, rầy rệp,…
5.00 out of 5
130.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *