Top 5 loài sâu ổi thường gặp và Cách phòng trừ dứt điểm
Kích thước chữ
Sâu ổi là tên gọi chung của một số loài sâu, côn trùng gây hại phổ biến và nguy hiểm đối với các vườn cây ăn trái, nhất là trên cây ổi, chúng tấn công gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng thu hoạch của mùa vụ. Các loài sâu ổi sẽ từ từ xâm nhập vào bên trong quả và chúng bắt đầu cắn phá các bộ phận trên thân cây, lâu dần khiến quả ổi bị thối rữa và giảm giá trị thương phẩm.
Do đó việc nhận diện từ sớm cũng như phòng trừ sâu ổi hiệu quả là vấn đề quan trọng mà bà con nông dân cần quan tâm để bảo vệ cây trồng và đảm bảo năng suất cao. Sau đây kỹ sư Sinh Học AQ sẽ cùng bà con tìm hiểu chi tiết về các loại sâu ổi, công trùng và cách nhận diện, phương pháp phòng trừ hiệu quả với các nội dung ở bài viết sau.
Tổng quan về các loại sâu ổi thường gặp

Sâu ổi tuy là loài sinh vật nhỏ bé nhưng có thể gây thiệt hại lớn cho vườn ổi nếu không được phòng ngừa và kiểm soát kịp thời. Trước những hậu quả nghiêm trọng do sâu bệnh, côn trùng tấn công, việc áp dụng đúng các biện pháp phòng trừ con sâu ổi sẽ giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại, bảo vệ cây trồng và duy trì năng suất ổn định.
Từ việc canh tác hiệu quả, đúng quy trình kỹ thuật cùng sự kết hợp các biện pháp sinh học, chăm sóc cây trồng hợp lý sẽ giúp bà con nông dân kiểm soát được sự tấn công của sâu bệnh trên vườn ổi và đảm bảo thu hoạch quả đạt chất lượng. Với sự hiểu biết và áp dụng đúng đắn các phương pháp phòng trừ, sâu ổi sẽ không còn là mối lo ngại lớn đối với nhà vườn.
Danh sách một số loại sâu ổi gây hại ở vườn cây
Cây ổi được trồng rộng rãi ở nhiều vùng trên cả nước và trong quá trình canh tác vườn cây phải đối mặt với sự tấn công của các loại sâu hại, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất quả thu hoạch. Sau đây là đặc điểm tấn công cũng như hậu quả của các loại sâu cây ổi thường gặp tại vườn nhà cụ thể gồm:
Sâu đục quả

▶️ Sâu đục quả là loài sâu non của một loài bướm cánh màu vàng, trên cánh có các chấm đen. Chúng đẻ trứng trực tiếp lên quả ổi non. Khi sâu non nở sẽ tấn công vườn ổi bằng cách đục vào quả và ăn phần thịt quả.
▶️ Con sâu trên cây ổi có thể gây hại ở nhiều giai đoạn phát triển của quả từ khi quả ổi còn nhỏ đến khi gần thu hoạch. Trong đó, sâu đục quả thường gây hại mạnh nhất khi quả có kích thước bằng ngón tay cái đến khi quả bằng quả chanh.
▶️ Biểu hiện gây hại:
- Quả biến dạng, hư thối: Ổi bị sâu trong quả gây ra hiện tượng biến dạng, nứt vỏ quả và thối quả. Khi sâu gây hại nặng hơn dẫn đến rơi rụng trước khi chín hoàn toàn, do đó đã làm giảm năng suất vụ mùa.
- Nấm bệnh phát triển: Khi quả bị sâu đục cũng tạo điều kiện cho các loại nấm và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây hư thối, không thể tiêu thụ được.
Bọ xít muỗi

▶️ Bọ xít muỗi trưởng thành có màu xanh và cấu tạo miệng có vòi để chích hút nhựa cây. Chúng thường đẻ trứng trên trái non hoặc trên gân lá mỗi cụm từ 2 – 4 trứng và khi trứng nở, ấu trùng bọ xít muỗi sẽ hút nhựa cây từ các bộ phận này.
▶️ Bọ xít muỗi có thể tấn công ở mọi giai đoạn phát triển của cây ổi nhưng hoạt động mạnh nhất vào mùa mưa khi vườn ổi có điều kiện ẩm ướt và bóng râm. Giai đoạn ấu trùng và con trưởng thành đều gây hại cho cây.
▶️ Biểu hiện gây hại:
- Lá xoăn và khô héo: Khi bọ xít muỗi chích hút nhựa cây từ lá non dẫn đến hiện tượng lá bị xoăn lại, khô và có thể rụng sớm. Khi bọ xít muỗi gây hại nặng, lá cây không thể quang hợp và dễ dàng bị nấm bệnh khác tấn công.
- Vết thâm trên quả: Bọ xít muỗi chích vào quả non sẽ để lại những vết thâm đen, gây dị dạng quả và không thể tiêu thụ được.
Sâu đục cành ổi

▶️ Sâu đục cành khi mới nở có màu hồng và thường đục vào bên trong cành cây để tạo ra các khoang rỗng và đùn phân, mạt gỗ ra ngoài. Chúng thường gây hại khi cây còn non hoặc cành phát triển yếu, từ đó có thể gãy và chết khô nếu không được xử lý kịp thời.
▶️ Biểu hiện gây hại:
- Cành chết khô: Con sâu cây ổi đục cành khiến các cành cây yếu dần đi, có thể gãy đổ hoặc không còn khả năng ra quả.
- Xuất hiện phân và mạt gỗ: Cành bị sâu đục sẽ có phân và mạt gỗ đùn ra ngoài, đây chính là dấu hiệu rõ ràng cho thấy cành đã bị tấn công bởi sâu hại.
Rệp phấn trắng hại ổi

▶️ Rệp phấn trắng thường xuất hiện với số lượng lớn và sống tập trung thành đám ở mặt dưới lá và cuống quả. Chúng tấn công bằng cách chích hút nhựa cây, làm cho lá ổi bị chuyển vàng và quả nhỏ, kém phát triển. Rệp phấn trắng có thể phát sinh quanh năm nhưng gây hại mạnh nhất vào mùa khô, trời nắng nóng và khi cây có nhiều lộc non và quả non.
▶️ Khi rệp hút nhựa cây khiến cho vườn cây trở nên yếu ớt, phần lá non, lộc non và quả non sẽ bị khô héo, kèm theo sự phát triển của nấm bồ hóng đen tạo thành các mảng đen bám trên bề mặt lá và quả từ đó làm giảm giá trị kinh tế, giảm chất lượng quả ổi.
▶️ Biểu hiện gây hại:
- Lá vàng, khô héo: Rệp hút nhựa cây làm lá ổi chuyển màu vàng và héo úa, đặc biệt là các lá non và lộc non. Phần lá bị rệp tấn công sẽ trở nên khô héo, có thể rụng sớm nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.
- Quả nhỏ, phát triển kém: Quả ổi bị rệp chích hút có thể ngừng phát triển, da quả nhăn nheo và không đẹp mắt. Khu vực có rệp trên quả và lá thường phát triển nấm bồ hóng tạo thành các mảng màu đen bám trên bề mặt, làm giảm giá trị thẩm mỹ của quả.
Ruồi đục quả

▶️ Ruồi đục quả có kích thước nhỏ hơn ruồi nhà, có thể nhìn thấy bằng mắt thường với thân màu nâu vàng. Con cái sử dụng vòi đẻ trứng vào quả, thông qua việc chích vào quả non và đẻ từ 5 đến 10 trứng vào phần thịt quả.
▶️ Trứng sau khi nở thành dòi (sâu non) có màu trắng ngà và tấn công bằng cách ăn phần thịt quả xung quanh ổ trứng. Dòi này càng lớn sẽ di chuyển vào sâu trong quả, gây thối rụng quả. Khi dòi trưởng thành, chúng sẽ thoát ra ngoài sau đó chui xuống đất hoặc tìm các khe nứt trên vỏ cây để hóa nhộng.
▶️ Biểu hiện gây hại:
- Vết chích hút trên vỏ quả: Những quả ổi bị ruồi đục sẽ xuất hiện các vết chích nhỏ ở vị trí bề mặt quả. Sau khi trứng nở, dòi sẽ ăn vào thịt quả tạo ra các khoang rỗng và gây thối quả.
- Quả ổi bị rụng sớm: Ruồi đục phá gây rụng quả làm giảm năng suất của vườn ổi. Tình trạng rụng quả thường diễn ra hàng loạt nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời.
Các biện pháp canh tác phòng ngừa các loại sâu ổi gây hại hiệu quả

Việc nhận diện sớm các biểu hiện gây hại của sâu ăn lá ổi, côn trùng chích hút là rất quan trọng để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Qua đó, để bảo vệ cây ổi khỏi các loại sâu hại bà con nông dân cần thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời và đồng bộ bằng cách kết hợp giữa canh tác và biện pháp sinh học giúp cây ổi phát triển khỏe mạnh và thu hoạch quả chất lượng cao.
Biện pháp canh tác quản lý dịch hại tổng hợp
✅ Đây là phương pháp quản lý tổng thể bao gồm việc theo dõi chặt chẽ sự phát sinh của rệp, ruồi, bọ xít và một số loại sâu ăn lá, sâu đục quả, đục cành,… gây hại vườn ổi.
✅ Đảm bảo mật độ trồng cây không quá dày và thường cắt tỉa cành để tạo độ thông thoáng cho vườn, giảm điều kiện thuận lợi cho rệp phát triển.
✅ Loại bỏ các cành bị sâu bệnh, cành già không cho quả hoặc cành nằm khuất trong tán lá giúp giảm mật độ rệp, bọ xít, ruồi, sâu hại,… giúp cây phát triển khỏe mạnh hơn.
✅ Dùng máy bơm nước có áp suất cao và xịt mạnh tia nước vào những vùng có nhiều rệp sẽ làm sạch và giảm số lượng rệp trên cây.
✅ Vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom và tiêu hủy quả bị ruồi tấn công để ngăn ngừa sự phát triển của ruồi trong đất.
Biện pháp thủ công
✅ Bao quả: Việc bao quả bằng túi nilon hoặc túi chuyên dụng giúp ngăn chặn rệp, bọ xít, ruồi đục quả tiếp cận để đẻ trứng và gây hại. Lưu ý sử dụng túi bao phải có lỗ thoát khí để tránh quả bị thối.
✅ Thu hoạch quả sớm: Thu hoạch quả chín sớm hơn so tránh để quả chín quá lâu trên cây vì mùi thơm của quả sẽ thu hút ruồi đến đẻ trứng.
✅Dùng bẫy Pheromone: Sử dụng bẫy Pheromone giúp thu hút và tiêu diệt ruồi đực, hạn chế sự sinh sản của chúng.
✅ Bảo vệ thiên địch: Sử dụng các loài thiên địch của bọ xít muỗi như nhện, chuồn chuồn, bọ rùa để kiểm soát số lượng bọ xít muỗi hiệu quả.
Thuốc sinh học đặc trị sâu ổi Mebe Pa từ AQ Bice

Mỗi loại sâu trên cây ổi có cách thức tấn công và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của vườn cây. Do đó, việc kết hợp các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả sẽ giúp bảo vệ và duy trì năng suất và chất lượng quả.
Trong đó, bên cạnh các biện pháp như thăm vườn thường xuyên, bao quả, tỉa cành,… bà con có thể kết hợp thêm phương pháp sử dụng thuốc trừ sâu cho cây ổi Mebe Pa từ AQ Bice giúp vườn ổi phát triển khỏe mạnh và đạt hiệu quả kinh tế cao với các hướng dẫn sử dụng chi tiết như sau:
Thành phần thuốc trừ sâu cho cây ổi Mebe Pa
Thuốc trừ sâu cây ổi Mebe Pa có các thành phần sau:
✅ Metarhizium sp: 1×10^6 CFU/g
✅ Beauveria sp: 1×10^5 CFU/g
✅ Paecilomyces spp: 1×10^5 CFU/g
✅ Mebe Pa còn chứa thành phần như nấm xám – Verticillium sp, Nấm tím – Paecilomyces sp,… virus NPV và hoạt chất sinh học đặc hiệu phòng trừ côn trùng chích hút trên vườn.
Công dụng của thuốc trừ sâu cho cây ổi Mebe Pa
✅ Mebe Pa giúp kiểm soát số lượng, tiêu diệt dứt điểm các loại sâu, rầy rệp, côn trùng chích hút cùng hiệu lực kéo dài.
✅ Các vi nấm nhiễm vào trong côn trùng, sau đó dần mọc tơ và sinh bào tử đốt bụng, đốt chân làm cho chúng ngừng ăn và bị chết cứng, đồng thời tử có khả năng lây nhiễm tự phát tán ra bầy đàn côn trùng gây hại.
✅ Hoạt chất sinh học và NPV tiêu diệt nhanh chóng các loại sâu hại hiệu quả đảm bảo sự an toàn cho nông sản khi tiêu thụ.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu cho cây ổi Mebe Pa
✅ Phun trị sâu trên cây ổi: Pha 20g Mebe Pa hòa tan cùng 20 lít nước sạch, bà con thực hiện phun ướt đều thân – cành – tán lá đặc biệt mặt sau của lá và vùng dưới tán cây ổi, định kỳ từ 5 – 10 ngày/lần.
✅ Phun phòng sâu trên cây ổi: Pha 10g Mebe Pa hòa tan cùng 20 lít nước sạch, bà con thực hiện phun đều ướt cả hai mặt lá, thân cây và vùng dưới tán cây ổi định kỳ 15-30 ngày/lần (3-5 lần/vụ).
Với những nội dung trên từ AQ Bice, việc áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh hại tổng hợp kết hợp phun trị sâu ổi với sản phẩm sinh học Mebe Pa sẽ giúp bà con bảo vệ năng suất vườn cũng như giảm thiểu thiệt hại do côn trùng gây ra. Trong quá trình canh tác và sử dụng các loại sản phẩm sinh học của AQ, nếu bà con có thắc mắc nào hãy gọi ngay tổng đài để kỹ sư nông nghiệp AQ sẵn sàng hỗ trợ, cung cấp những giải pháp canh tác sinh học hiệu quả nhất.