Phòng trừ sâu hại trên cây tiêu hiệu quả, an toàn cho cây

Phòng trừ sâu hại trên cây tiêu hiệu quả, an toàn cho cây

25/07/2024

Kích thước chữ

Sâu hại trên cây tiêu là một trong những nguyên nhân chính khiến sức khỏe tổng thể của vườn bị giảm, năng suất và chất lượng tiêu trong vườn không đạt chuẩn. Mời bà con cùng AQ tìm hiểu rõ hơn về các loại sâu hại ở cây tiêu qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu về các loài sâu hại trên cây tiêu

Phòng trừ sâu hại trên cây tiêu hiệu quả, an toàn cây trồng
Nếu không kịp thời phòng ngừa sâu hại trên cây tiêu thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng

Sâu hại hay những loài côn trùng hút chích nói chung gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho vườn. Chúng tấn công và ăn lá khiến quá trình tổng hợp chất diệp lục bị gián đoạn, ngoài ra có những loài chuyên tấn công thân, cành và quả của cây. Nếu không kịp thời phòng ngừa thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng

Các loài sâu hại trên cây tiêu thường gặp

Để bà con có thể nắm rõ và dễ dàng nhận biết hơn về sâu hại ở cây tiêu. AQ đã tổng hợp một số loài khi thăm vườn dễ dàng bắt gặp nhất như sau:

Bọ xít lưới (Rầy thánh giá)

Phòng trừ sâu hại trên cây tiêu hiệu quả, an toàn cây trồng
Bọ xít lưới chích hút hoa, quả, lá non làm cho các bộ phận này bị thâm đen, sinh trưởng và phát triển kém.

Đặc điểm hình thái: Bọ xít lưới trưởng thành có màu đen, cơ thể dài rộng 15×7 mm. Cánh dài quá bụng, mảnh lưng ngực trước kéo dài ra 2 bên và phình tròn ở đầu, nhìn trông như 2 cánh ngắn. Con non thì có màu vàng nhạt và cơ thể mỏng hơn con trưởng thành, không có cánh.

Thời điểm gây hại: Thường xuất hiện vào đầu mùa mưa và kéo dài cho đến giữa mùa mưa, vào thời điểm cây hồ tiêu ra gié hoa và quả non. Bọ xít lưới chích hút hoa, quả, lá non làm cho các bộ phận này bị thâm đen, sinh trưởng và phát triển kém. Trong trường hợp nặng cây sẽ bị rụng và làm giảm tỷ lệ đậu quả, ảnh hưởng năng suất vườn.

Rệp muội

Thời điểm xuất hiện: Xuất hiện quanh năm nhưng thường phát triển mạnh vào các đợt cây tiêu ra lá non và chồi non. Trong điều kiện thời khô và ít mưa thì rệp muội phát triển mạnh. Ở những tháng mưa nhiều, lượng mưa lớn thì mật độ rệp muội giảm đi.

Rệp muội thường xuất hiện và hút chích nhựa ở các bộ phận non của hồ tiêu như cái đọt non, lá non. Khi bị gây hại nặng, đọt và lá non xoăn lại, trở nên biến dạng và thâm đen.

Khi rệp muội gây hại thường sẽ thải ra chất bài tiết có hàm lượng đường cao, là thức ăn cho nhiều loại kiến và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển. Rệp muội còn là loại côn trùng môi giới lây nhiễm virus trên cây hồ tiêu.

Rệp sáp

Phòng trừ sâu hại trên cây tiêu hiệu quả, an toàn cây trồng
Rệp sáp tấn công thời gian dài sẽ cộng sinh với nấm Bornetina có trong đất tạo thành những khối u lớn màu trắng bám xung quanh rễ

Thời điểm xuất hiện: Thường xuất hiện trong những tháng ít mưa, nhiệt độ thời tiết nắng nóng. Chúng tập trung và sinh sống gần các ngọn non, cuống lá, dưới mặt lá, chuỗi bông. Rệp sáp hút chích nhựa cây, nếu mật độ đông sẽ khiến tiêu sinh trưởng kém, cây trở nền khô héo, cằn cỗi, rụng sớm.

Khi rệp sáp phá hoại lâu ngày ở vùng rễ thì chúng sẽ cộng sinh với nấm Bornetina có trong đất tạo thành những khối u lớn màu trắng bám xung quanh rễ, bên trong chứa nhiều rệp sáp, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong đất.

Bọ nâu

Đặc điểm hình thái: Bọ nâu trưởng thành thuộc họ cánh cứng, có màu nâu, cơ thể hình bục dục và chiều dài từ 7 – 11mm. Ấu trùng có máu trắng sữa, mình uốn cong hình chữ C, dài khoảng 12mm.

Thời điểm gây hại: Thường xuất hiện vào các giai đoạn tiêu hồ ra lá non, nhất là ở các tháng mùa khô và đầu mùa mưa. Thường ăn lá và làm thủng lỗ chỗ, trên cây hồ tiêu giai đoạn kiến thiết cơ bản hay bị bọ nâu gây hại nhiều hơn so với giai đoạn kinh doanh.

Sâu đục thân vòi voi

Phòng trừ sâu hại trên cây tiêu hiệu quả, an toàn cây trồng
Sâu đẻ trứng vào đốt thân làm phần mô xung quanh chuyển màu rồi biến đen sau vài giờ.

Thời điểm gây hại: Đối với ấu trùng thì sẽ xuất hiện và gây hại vào mùa mưa. Con trưởng thành phát triển mạnh vào cuối mùa mưa. Chúng thường gây hại ở phần thân trên của thân và nhánh tiêu hồ. Ngoài ra, còn tấn công cành, nhánh, ngọn non của cây.

Sâu non khi đục vào các đốt chồi, thân sẽ tạo nên những lỗ nhỏ: Làm chồi, thân cây bị héo, phần ngọn gãy đi hoặc chết cây. Sâu đẻ trứng vào đốt thân làm phần mô xung quanh chuyển màu rồi biến đen sau vài giờ.

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu hại trên cây tiêu đơn giãn, hiệu quả

Phòng trừ sâu hại trên cây tiêu hiệu quả, an toàn cây trồng
Chi tiết cách phòng trừ sâu hại trên cây tiêu hiệu quả

Hiểu được tác hại của vừa cây tiêu bị sâu hại tấn công, gây nên nhiều thiệt hại nghiêm trọng. AQ xin chia sẻ tới quý nhà nông một số biện pháp nhằm hạn chế mật độ và tác hại của chúng như sau:

Phương pháp chăm sóc phòng ngừa sâu hại ở cây tiêu

✅ Chọn những giống tiêu khỏe mạnh, có thể phát triển tốt trước các yếu tố từ môi trường.

✅ Canh tác vườn và thực hiện quan sát nhằm phát hiện những trứng, ấu trùng, nhộng của các loài sâu hại xuất hiện trên lá -thân – cành.

✅ Cung cấp những dinh dưỡng cần thiết giúp cho tiêu hồ có đủ nguồn dưỡng chất để sinh trưởng.

✅  Cắt tỉa những bộ phận đã bị sâu hại tấn công tránh tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển.

✅ Sử dụng nước để rửa trôi sâu hại bám trên thân – lá – cành.

✅ Dùng lưới để hạn chế sâu hại trong vườn tiêu.

Sử dụng thuốc hóa học xử lý sâu hại ở cây tiêu

Đặc tính mạnh có trong thuốc hóa học không chỉ nhanh chóng tiêu diệt sâu hại trong vườn một cách nhanh chóng và hiệu quả mà các thành phần hóa học có bên trong thuốc sẽ đẩy mạnh quá trình tăng trưởng của cây, gia tăng năng suất.

⚠️Cảnh báo: Việc sử dụng thuốc hóa học để loại bỏ sâu hại trong vườn không còn quá lạ với người nông dân. Tuy nhiên, bà con không nên quá lạm dụng vào nó thì đặc tính mạnh bên trong thuốc sẽ khiến đất đai trở nên cằn cỗi, cạn dinh dưỡng.

Thuốc đặc trị sâu hại trên cây tiêu Ola insect in99 an toàn cho cây

Phòng trừ sâu hại trên cây tiêu hiệu quả, an toàn cây trồng
Đánh bay sâu hại trên cây tiêu hiệu quả cùng Ola insect in99 từ AQ

Các loài sâu hại ở cây tiêu sẽ gây ra nhiều tác động không nhỏ đến quá trình sinh trưởng của vườn. AQ giới thiệu với và con thuốc đặc trị sinh học Ola insect in99 được sử dụng rộng rãi trên thị trường.

Thành phần thuốc trị sâu hại cây tiêu Ola insect in99

✅ 10^8 CFU/ml Bacillus thuringiensis (Sản phẩm được điều chế dựa trên nền hỗn hợp vi sinh vật có lợi và các chiết xuất thực vật như giấm gỗ, tinh dầu thực vật).

Công dụng của thuốc trị sâu hại cây tiêu Ola insect in99

✅ Nấm ký sinh trong thuốc cùng các chủng vi sinh Bt sẽ tiêu diệt các loại sâu hại và côn trùng hiệu quả từ trứng, ấu trùng cho đến con trưởng thành.

✅ Thuốc an toàn, phòng ngừa sâu hại bền vững và hiệu quả cao.

✅ Tinh dầu thực vật và Axit Pyroligneous trong chế phẩm sẽ xua đuổi côn trùng  và ngăn ngừa chúng sinh sôi.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị sâu hại cây tiêu Ola insect in99

Phun phòng: Hòa 100ml sản phẩm cùng 200 lít nước sau đó trộn đều, tưới đẫm lá – thân – cành và vùng tán dưới cây. Định kỳ tiến hành phun 15 – 30 ngày/ lần.

Phun trị: Pha 100 lít nước cùng 100ml sản phẩm, phun cho đến khi sâu xuất hiện. Dùng 3 – 5 ngày/ lần.

Thuốc trị côn trùng chích hút cây tiêu Mebe Pa

Phòng trừ sâu hại trên cây tiêu hiệu quả, an toàn cây trồng
Đánh bay sâu bệnh trên vườn tiêu hiệu quả cùng Mebe Pa

Sản phẩm Mebe Pa chuyên phòng trừ các loại côn trùng hút chích xuất hiện trong vườn tiêu. Thuốc có thành phần và cách sử dụng như sau đây.

Thành phần của thuốc trị côn trùng chích hút ở cây tiêu Mebe Pa

✅ Tổng số vi sinh 1×10^8 Metarhizium sp, Paecilomyces spp, Beauveria sp, Verticillium sp,.., gồm nấm 4 màu: Xanh, trắng, xám, tím.

Công dụng của thuốc trị côn trùng chích hút ở cây tiêu Mebe Pa

✅ Kiểm soát ký sinh và tiêu diệt côn trùng hút chích hiệu quả, thuốc có hiệu lực kéo dài.

✅ Vi nấm của thuốc nhiễm vào côn trùng khiến chúng ngừng ăn rồi chết cứng. Bào tử thuốc có khả năng lây nhiễm tự phát ra bầy đàn.

✅ Thuốc đặc biệt không gây hại đến môi trường và giúp nâng cao chất lượng tiêu.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị côn trùng chích hút ở cây tiêu Mebe Pa

Phun trị: Hòa tan 20g chế phẩm với 20 lít nước rồi tiến hành phun các bộ phận của cây và đặc biệt là mặt sau lá tiêu cùng vùng dưới tán để nâng cao hiệu quả. Dùng cách nhau 5 – 10 ngày/ lần.

Phun phòng: Dùng 20 lít nước với 10g chế phẩm sau đó trộn đều rồi phun định kỳ 15 – 30 ngày/ lần toàn bộ 2 mặt lá và thân, cành cây.

Hy vọng, sâu hại trên cây tiêu sẽ không còn là vấn đề khiến bà con lo lắng khi đã hiểu rõ hơn về đặc điểm, thời gian xuất hiện và cả triệu chứng mà chúng để lại trong vườn. Ngoài ra, AQ mong rằng bà con sẽ tìm được phương án phòng ngừa hợp lý.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Bacillus thuringenis(Bt) sản phẩm phối trộn trên nền hỗn hợp vi sinh vật có lợi giúp tiêu diệt…
5.00 out of 5
150.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
Công dụng: Kiểm soát nấm ký sinh, tiêu diệt côn trùng hút chích gây hại như nhện đỏ, rầy rệp,…
5.00 out of 5
130.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *