Đặc điểm nhận biết sâu đục thân hại lúa & Cách phòng trị

Đặc điểm nhận biết sâu đục thân hại lúa & Cách phòng trị

02/10/2023

Kích thước chữ

Sâu đục thân hại lúa là tác nhân làm cho năng suất thu hoạch của người dân giảm mạnh. Nhiều người dân còn mất trắng trong cả mùa vụ với khả năng gây hại của loài sâu bệnh này. Chình vì vậy, hãy cùng tìm cách khắc phục và diệt trừ loài sâu này qua bài viết hôm nay nha.

Tìm hiểu về loài sâu đục thân hại lúa

Trước tiên, người dân nên biết rõ loài sâu đục bướm này là gì và chúng có bao nhiêu chủng loại chính gây hại lúa.

Sâu đục thân là gì?

Đặc điểm nhận biết sâu đục thân hại lúa & Cách phòng trị
Cây lúa bị sâu tấn công vào thân cay, chúng làm quá trình vận chuyển dinh dưỡng nuôi hạt của cây

Loài sâu đục thân trên cây lúa thường chui vào thân cây để hút gây hại cây. Bà con sẽ rất khó phát hiện ra chúng, đến khi phát hiện được cây gần như đã bị tàn phá nặng nề và khó tiêu diệt loại sâu này.

Các loài sâu đục thân gây hại lúa phổ biến

Thông thường, trên các ruộng lúa có 4 loài sâu đục thân gây hại cây lúa, tác hại gây ra của cả 4 loài đều ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ.

Có 4 loại sau: Sâu đục thân bướm 2 chấm. sâu đục thân năm vạch đầu nâu, sâu đục thân năm vạch đầu đen, sâu đục thân bướm cú mèo.

Đặc điểm hình dáng của sâu đục thân hại lúa

Đặc điểm nhận biết sâu đục thân hại lúa & Cách phòng trị
Loài sau tấn công thân cây lúa thường có màu nâu sẫm, hoặc màu vàng nhạt phần đầu màu đen, kích thước thường từ 1-2cm

Trứng của loài sâu đục thân lúa thường có màu trắng và xếp thành 4 – 5 hàng trong một ổ. Các ổ trứng này thường nằm trên cả 2 mặt lá của cây lúa. Số lượng trứng của một ổ có thể lên đến 370 quả trùng tùy theo mùa.

Thân sâu non nhiều đốm xám mờ to nhỏ không theo quy luật. Phần đầu sâu non khác với thân, chúng thường có màu nâu sẫm và một số khác sẽ có màu vàng nhạt. Kích thước trung bình của một con sâu non là từ 19,12 – 23,22mm.

Nhộng của sâu đục thân lúa rất khó thấy, chúng thường hóa nhộng trong phần than của cây lúa. Màu của nhộng thường là màu đỏ nâu với kích thước khoảng 10,98 – 14,93mm.

Ngài trưởng thành có kích thước 14,53 – 18,24mm nhưng cánh của chúng có thể lên đến 26,21 – 28,24mm. Màu đặc trưng để nhận biết loài sâu đục thân ở cây lúa là nâu hoặc nâu nhạt.

Vòng đời phát triển của sâu đục thân hại lúa

Đặc điểm nhận biết sâu đục thân hại lúa & Cách phòng trị
Sự phát triển của sâu đục thân ở cây lúa qua từng giai đoạn như thế nào

Quá trình phát triển của loài sâu đục thân là 43 – 66 ngày. Qua mỗi giai đoạn, chúng sẽ có khả năng phát triển như sau:

🔹 Giai đoạn trứng kéo dài khoảng 9 ngày và tỉ lệ nở trứng trong tự nhiên lên đến 96%. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra dài – ngắn còn phụ thuộc nhiệt độ của môi trường.

🔹 Vòng đời của thời kỳ sâu non là 25 – 30 ngày. Với thời gian dài như vậy, sâu đục thân trên cây lúa có thể gây hại cho cây trồng.

🔹 Sau khi đã đủ nguồn dinh dưỡng để phát triển, chúng thường đục vào thân cây đế hóa nhộng trong thời gian từ 7 – 10 ngày.

🔹 Cuối cùng là thời kỳ chúng tiến hóa thành ngài trưởng thành và tiếp tục gây hại cho cây trồng và tìm nơi để đẻ trứng. Trong thời gian này chúng chỉ có thể tồn tại từ 3 – 5 ngày.

Sâu đục thân hại lúa thường xuất hiện khi nào

Sâu đục cây lúa có khả năng phát triển rất nhanh do vòng đời của chúng dài từ 43 – 66 ngày. Khi được sống trong môi trường thuận lợi chúng sẽ phát sinh và tấn công cây lúa mạnh hơn:

Đối với điều kiện thời tiết: Nhiệt độ ngoài trời dao động từ 23 – 30 độ C hoặc độ ẩm cao hơn 90%.

Đối với điều kiện canh tác:

  • Lúa được bón quá nhiều phân đạm.
  • Khu vực trồng lúa xuất hiện nhiều cỏ dại và rác thải.
  • Đất trồng không được cải tạo giữa hai mùa lúa liên tiếp.

Quá trình sâu đục thân hại lúa được diễn ra như thế nào?

Đặc điểm nhận biết sâu đục thân hại lúa & Cách phòng trị
Sâu thường tấn công thân cây lúa vào giai đoạn đẻ nhánh, trổ hạt.

Thời điểm mà sâu đục cây lúa hoạt động nhiều nhất vào ban đêm. Chúng tấn công cây lúa theo bầy đàn để nâng cao khả năng phát triển. Chúng tấn công cây lúa qua từng thời kỳ:

Khi lúa ở giai đoạn để nhánh, loài sâu này sẽ đục lỗ trên các bẹ lúa và di chuyển vào vùng nõn khiến lúa bị héo.

Khi cây lúa trổ hoặc mới trổ, sâu sẽ tấn công lá và chui vào giữa cây lúa để ngăn chặn các nguồn dinh dưỡng phát triển cây.

Nhận biết sâu đục thân hại lúa qua dấu hiệu nào?

Người dân trong quá trình chăm sóc lúa nếu phát hiện các dấu hiệu sau thì nên sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Các dấu hiệu đó là:

  • Cây lúa chậm phát triển hơn so với các khu vực trồng cùng đợt.
  • Lá lúa có màu vàng, khô.
  • Chất lượng của hạt lúa khi thu hoạch sẽ bị lép hạt.
  • Trường hợp nặng hơn, cây lúa sẽ chết và khiến người dân mất trắng cuối mùa.

Biện pháp canh tác phòng trừ sâu đục thân hại lúa

🔹 Vệ sinh và cải tạo đất trước hoặc sau khi gieo trồng mùa vụ mới.

🔹 Cắt tỉa các phần lá lúa khô, chết và đem phân hủy ở nơi cách xa khu vực trồng lúa.

🔹 Lên kế hoạch trồng lúa ở thời điểm thích hợp.

🔹 Chọn lọc các giống lúa tốt, khỏe mạnh.

🔹 Gieo mạ theo giống và phân vùng để dễ dàng chăm lúa.

🔹 Mua và sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh có lợi cho cây lúa.

Tận dụng các loại côn trùng có lợi cho cây trồng và khả năng đánh đuổi sâu đục thân trên  lúa. Một số loại côn trùng sâu bệnh mà người dân cần lưu ý như: tò vò, ong mắt đỏ, ông bắp cày,…

Thuốc đặc trị sâu đục thân hại lúa hiệu quả, an toàn

Đặc điểm nhận biết sâu đục thân hại lúa & Cách phòng trị
Ola Insect in99 xua đuổi, đánh bay các loài sâu ăn lá, sâu đục thân bằng các vi sinh, không gây hại cay trồng, chất lượng nông sản và an toàn tuyệt đối với người sử dụng

Thay thế sản phẩm sinh học, Ola insect in99 của Công Ty TNHH Trung tâm Sản phẩm Sinh học AQ là giải pháp tốt nhất dành cho người dân. Cùng tìm hiểu một số thông tin về chế phẩm sinh học này nhé!

Công dụng của thuốc trị sâu đục thân cây lúa Ola insect in99

✅ Tận dụng các bào từ nấm sinh học để diệt tận gốc sâu đục thân trên lúa.

✅ Xua đuổi và ngăn chặn khả năng tấn công của các loài sâu bệnh hại lúa.

✅ Kích thích sự tăng trưởng trên cây lúa và giữ lúa luôn khỏe mạnh.

Hướng dẫn sử dụng thuốc đặc trị sâu đục thân cây lúa Ola Insect in99

✅ Cách sử dụng Ola Insect in99 phòng ngừa sâu đục thân cây lúa: Kết hợp 100ml dung dịch Ola insect in99 cùng 200ml nước. Phun định kỳ lên các lá cây từ 15 – 30 ngày/lần.

✅ Cách sử dụng Ola Insect in99 phun trị sâu đục thân cây lúa Pha 100ml Ola insect in99 cùng 100 lít nước. Phun lên các vùng bị sâu dục thân hại lúa tấn công. Thời gian phun cách nhau từ 3 – 5 ngày/lần.

Hướng dẫn bảo quản thuốc đặc trị sâu đục thân cây lúa Ola Insect in99

✅ Để ở những nơi khô thoáng và ít tiếp xúc với mặt trời.

✅ Bảo quản sản phẩm Ola insect in99 ở xa tầm tay trẻ em.

✅ Kết hợp với các chế phẩm sinh học khác để tăng tính hiệu quả của sản phẩm.

Bài viết trên AQ đã chia sẽ cho bà con về cách phòng ngừa và xử lý loài sâu đục thân hại lúa một cách chi tiết và đơn giản nhất. Bà con cần sự hỗ trợ xử lý loài sâu đục thân hãy nhanh chóng liên hệ ngay qua Hotline: (028) 8889 7322.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *