Phòng trị sâu bọ trên rau thường gặp hiệu quả và an toàn
Kích thước chữ
Sâu bọ trên rau thường gặp như sâu xanh, sâu ăn lá, bọ trĩ, sâu vẽ bùa,… Chúng tấn công vào bộ phận lá, rễ của cây làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, giảm chất lượng và năng suất rau màu khi thu hoạch. Vì vậy bài viết sau AQ sẽ thông tin đến bà con về các dấu hiệu nhận biết sâu bọ đang gây hại ở cây rau màu, từ đó mang đến giải pháp phù hợp để phòng trị sự phá hoại của chúng một cách hiệu quả.
Tìm hiểu về tình trạng sâu bọ trên rau
Sâu bọ trên rau đều sinh sản nhanh, phát triển mạnh trong điều kiện ấm áp, ẩm ướt, nhất là khí hậu nhiệt đới là môi trường thuận lợi cho các loài sâu bọ này sinh sôi và phát triển quanh năm, gây ra nhiều thách thức cho bà con trồng rau.
Các loại sâu bọ trên rau và vòng đời của chúng
Sâu bọ gây hại ở cây rau có các giai đoạn phát triển tương tự nhau với thời gian hoàn thành vòng đời kéo dài khoảng 30-40 ngày, cụ thể như sau:
- Giai đoạn trứng: Con cái đẻ trứng dưới mặt lá, hình dạng trứng nhỏ, hình bầu dục có màu trắng hoặc vàng, thời gian nở từ 3-5 ngày.
- Giai đoạn sâu non: Sâu khi trứng nở, sâu non bắt đầu ăn lá, tạo các lỗ thủng nhỏ trên cây, giai đoạn này kéo dài 7-10 ngày.
- Giai đoạn nhộng: Khi sâu non đủ thời gian sinh trưởng, chúng sẽ hóa nhộng với kén ở dưới lá hoặc trên thân cây. Tại giai đoạn nhộng sẽ kéo dài khoảng 5-7 ngày.
- Giai đoạn trưởng thành: Sau giai đoạn nhộng, sâu biến hóa thành bướm nhỏ và tiếp tục sinh sống, đẻ trứng và gây hại khoảng 2 tuần.
- Tuy nhiên với rầy mềm chỉ trải qua 3 vòng đời với chu kì thời gian ngắn khoảng 1-2 tuần tùy thuộc vào nhiệt độ cũng như điều kiện thời tiết.
Sâu đục ngọn hại rau xanh
Sâu đục ngọn là loài nguy hiểm thường gặp ở rau thân mềm như cải xanh, cải thìa, cải thảo…Đặc tính gây hại của chúng là ăn phần ngọn của cây sau đó đục vào bên trong thân. Loại sâu này thường ăn hết phần ngọn và thân cây khiến cây rau bị chết. Thời điểm chúng xuất hiện khi cây còn nhỏ hoặc vào mùa hè lúc thời tiết nóng ẩm.
Sâu tơ hại rau xanh
Sâu tơ được xem là loại sâu thường gặp trên cây rau nhiều nhất, phổ biến ở các loại rau như cải ngọt, súp lơ, cải bẹ xanh. Đặc điểm của chúng là ăn phần dưới mặt lá, gây hại vào mùa khô. Do sâu tơ chỉ ăn mặt dưới lá, chừa lại biểu bì phía trên nên khi kiểm tra, bà con cần chú ý là lật mặt lá lại để xem, tránh xem qua loa thì rất khó phát hiện chúng.
Sâu khoang hại rau xanh
Ngược lại với sâu tơ, sâu khoang ăn phần phiến lá và chỉ chừa lại gân lá, phát triển mạnh vào đầu mùa mưa. Chúng gây hại phổ biến ở rau cải, xà lách, rau muống, cải bó xôi và các loại cây họ đậu. Sâu khoang di chuyển thành từng đàn lớn, phá hoại lượng lớn diện tích trồng rau chỉ trong thời gian ngắn.
Rầy mềm hại rau xanh
Rầy mềm hay còn gọi rệp mềm, là loại côn trùng gây hại ở rau xà lách, rau muống, dưa leo, cà chua. Cách thức gây hại của chúng là chích hút nhựa từ lá, hoa và đôi khi cả rễ cây. Ngoài ra chúng còn là tác nhân nguy hiểm với khả năng lây truyền các loại bệnh virus.
Dấu hiệu nhận biết sâu bọ trên rau xuất hiện
Những triệu chứng khi có sâu bọ xuất hiện trên rau rất đa dạng và tùy thuộc vào từng loại sâu sẽ có dấu hiệu khác nhau, tuy nhiên dưới đây là một số dấu hiệu chung nhận biết khi có sâu hại rau:
- Dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất là lá bị lỗ, trên lá chỉ còn lại gân, các mô tạo thành hình không đồng đều, thường xuất hiện khi sâu đang ở giai đoạn non, đang ăn bề mặt lá.
- Một số sâu xanh khiến lá rau có hiện tượng bị cong hoặc cuốn lại, làm mất cân bằng dinh dưỡng trong lá.
- Vết nâu đen xuất hiện trên thân, vì đây là nơi mà sâu đục ngọn gây hại, làm cho rau có màu sắc không đồng đều, dễ bị bệnh nhiễm trùng.
- Các lớp phân nhỏ li ti màu xanh hoặc đen trên mặt lá hoặc gốc cây. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho sự xuất hiện của sâu hại.
Hậu quả do sâu bọ trên rau gây ra
🔺Lá bị rách, nhanh chóng rụng, làm cho cây bị giảm hiệu suất do không còn khả năng quang hợp.
🔺Lá bị bạc màu, vàng úa do các loài sâu bọ chích hút dịch cây, làm lá chuyển sang vàng hoặc có các vệt bạc.
🔺Khi sâu đục vào thân gốc rau khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng giảm, dẫn đến rau phát triển chậm, nhất là những cây non hoặc cây rau yếu.
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bọ trên rau hiệu quả
🔵 Nếu bà con trồng rau với quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ cho gia đình thì có thể bắt sâu bằng tay, nhưng chỉ hiệu quả khi mật độ sâu ít hoặc mới xuất hiện.
🔵 Bà con trồng rau màu với quy mô lớn, diện tích rộng thì không thể loại trừ sâu hại bằng tay thủ công được, vì sẽ mất khá nhiều thời gian, công sức nhưng không mang lại hiệu quả cao. Do đó bà con nên sử dụng thuốc đặc trị sâu hại rau màu Ola Insect in99 thuộc dòng sinh học để xử lý.
🔵 Ngoài ra bà con có thể tự làm thuốc trừ sâu tại nhà bằng những nguyên liệu có sẵn như tỏi, ớt, gừng để phun tưới vì trong hỗn hợp chứa hàm lượng tinh dầu khá mạnh giúp xua đuổi sâu bọ nhanh chóng.
🔵 Sử dụng bẫy xanh côn trùng để thu hút sâu bọ như sâu khoang, sâu tơ rồi tiêu diệt chúng.
🔵 Thả thiên địch ong ký sinh, bọ rùa, kiến cánh để ăn trứng, ăn sâu non, đồng thời làm đa dạng thêm hệ sinh thái.
Thuốc đặc trị sâu bọ trên rau Ola insect in99 an toàn cho cây
Ngoài áp dụng các cách diệt sâu bọ trên rau bên trên, AQ xin giới thiệu sản phẩm sinh học Ola insect in99 – một giải pháp diệt sâu bọ hiệu quả. Sản phẩm được sản xuất từ các thành phần vi sinh được nuôi cấy trong môi trường đặc biệt, mang đến khả năng kiểm soát sâu bọ an toàn, bền vững cho cây trồng.
Thành phần thuốc trị sâu bọ gây hại ở cây rau màu Ola insect in99
🔹Bacillus thuringiensis (Bt) 10^7 CFU/ml.
🔹pHH2O: 5; tỷ trọng: 1,14.
🔹Hỗn hợp vi sinh có lợi: Beauveria sp, Metarhizium spp, Paecilomyces sp, Verticillium sp, tinh dầu thực vật, giấm gỗ (axit pyroligneous).
Công dụng thuốc trị sâu bọ gây hại ở cây rau màu Ola insect in99
🔹Cơ chế hoạt động của nấm vi sinh ngấm dần qua lớp da của sâu bọ, ăn mòn cơ thể chúng, gây ra chứng rối loạn tiêu hóa.
🔹Phát tán bào tử bên trong cơ thể sâu bọ và phá hủy các mô, lớp tế bào khiến cơ thể chúng khô lại rồi chết dần.
🔹Khả năng tự phát tán các bào tự tự động, giúp duy trì kiểm soát sâu bọ lâu dài mà không cần phun tưới liên tục.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị sâu bọ gây hại ở cây rau màu Ola insect in99
- Phun trị sâu bọ: Dùng chai 100ml Ola insect in99 + 100 lít nước, phun ướt đều toàn thân, cành lá, vùng dưới tán, thực hiện tần suất từ 3-5 ngày/ lần.
- Phun phòng sâu bọ: Dùng chai 100ml Ola insect in99 + 200 lít nước, tưới đều các bộ phận rau, dùng từ 15-30 ngày/lần.
Qua bài trên bà con có thể thấy tình trạng sâu bọ trên rau là vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp nhiều biện pháp quản lý để đảm bảo sự phát triển bền vững của cây trồng. Bên cạnh đó, việc ứng dụng sản phẩm sinh học an toàn như Ola insect in99 là giải pháp tối ưu giúp bà con kiểm soát sâu bọ mà không gây hại trường và sức khỏe.