Phòng trừ sâu bệnh trên cây sầu riêng hiệu quả, an toàn cho cây
Kích thước chữ
Sâu bệnh trên cây sầu riêng thường xuất hiện ở tất cả bộ phận trên cây, khả năng sinh sôi nhiều, lây lan nhanh. Để khắc phục tình trạng này mời bà con cùng AQ đọc qua viết sau để tìm ra cách chữa trị phù hợp nhé.
Tìm hiểu về sâu bệnh trên cây sầu riêng
Sâu bệnh trên cây sầu riêng tấn công chủ yếu vào mùa khô, làm cây bị rụng lá, quả hư thối, ảnh hưởng xấu đến chất lượng thu hoạch. Vì vậy việc chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh cần thực hiện cẩn thận và thường xuyên để duy trì năng suất, đảm bảo hiệu quả kinh tế cho nhà vườn.
Vòng đời phát triển của sâu bệnh trên cây sầu riêng
Các loại sâu bệnh trên cây sầu riêng đều trải qua 4 giai đoạn chính của vòng đời bao gồm từ trứng, sau trở thành ấu trùng, hóa nhộng và cuối cùng là trưởng thành. Giai đoạn gây hại nguy hiểm nhất là ấu trùng và sâu trưởng thành, chúng làm hư hại cây bằng cách chích hút, ăn các đọt non, lá non.
Các loài sâu bệnh trên cây sầu riêng thường gặp
Hiện nay, sâu bệnh xuất hiện gây hại tại vườn sầu riêng rất nhiều, trong đó có các loại sâu hại phổ biến cụ thể như sau:
Rầy phấn hại sầu riêng
Rầy phấn hoạt động mạnh trong mùa khô, khả năng lây lan nhanh từ vườn này sang vườn khác. Con trưởng thành có kích thước dài 2.5cm đến 3cm, đôi cánh trong suốt, thân vàng nhạt. Chúng tấn công bằng cách hút chích đọt non làm lá bị biến dạng, mép lá bị cháy.
Sâu đục trái hại sầu riêng
Đây là loài sâu phổ biến, xuất hiện hầu hết ở các vườn. Sau khi sâu non được nở, chúng đục vỏ trái chui vào bên trong và tiếp tục đục đến phần múi. Với trái mọc thành chùm, sâu non gây hại ở phần tiếp giáp.
Sâu đục thân hại sầu riêng
Tương tự như sâu đục trái, sâu đục thân hoạt động phá hoại ở thân cây quanh năm. Sâu ăn vòng quanh cây, làm chết phần thân trên. Đồng thời, gây ra vết thương hở tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập.
Sâu ăn bông hại sầu riêng
Trứng được đẻ từ bướm trên chùm bông, sâu khi nở sẽ ăn phá phần non của bông, dẫn đến bông bị hư hại, rụng sớm. Do khả năng sinh nhiều trứng nên mật độ gây hại của sâu rất cao, dễ gây nhiều thiệt hại đến năng suất của hoa.
Rầy nhảy hại sầu riêng
Rầy nhảy gây hại thông qua việc hút chích trên các đọt, lá non, hoa sầu riêng. Chúng có kích thước 14mm, thân màu trắng, cánh trắng với nhiều chấm nâu đen. Trứng được đẻ cắm sâu vào các gân lá.
Rệp sáp hại sầu riêng
Rệp sáp hiện nay có nhiều loài, tuy nhiên loài thường xuất hiện có tên khoa học Planococcus sp, tấn công mạnh vào mùa khô. Chúng bám trên bề mặt của tất cả bộ phận cây, từ đó hút chích dinh dưỡng, làm trái dễ bị sượng. Rệp sáp còn tiết chất mật đường tạo thêm cơ hội cho nấm bồ hóng xuất hiện.
Bọ trĩ hại sầu riêng
Bọ trĩ khá phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ, gây hại chủ yếu vào mùa khô, kích thước nhỏ nhưng dễ dàng quan sát bằng kính lúp. Bọ trĩ tấn công lá non cho đến lá trưởng thành, hút dinh dưỡng trong lá, làm lá phát triển kém. Mặc dù sự tấn công của chúng không gây chết cây nhưng làm cây phát triển kém, khó ra hoa đậu quả, cho trái nhỏ.
Nhện đỏ hại sầu riêng
Nhện đỏ phát triển mạnh khi trời nắng nóng, ẩm thấp. Khả năng sinh sản cao nhưng có vòng đời rất ngắn. Gây hại bằng cách ăn biểu bì mặt lá, tạo các chấm trắng li ti, tiết ra độc tố làm lá vàng, rụng dần.
Nhận biết sâu bệnh trên cây sầu riêng xuất hiện gây hại
Sâu bệnh hại trên cây sầu riêng có thể mất một khoảng thời gian sau mới có thể nhận biết được là cây đang bị tấn công. Tuy vậy bà con có thể nhận biết thông qua màu sắc lá, hiện tượng đốm lá, rụng lá. Ở thân cây, cành có xuất hiện phân đùn ra ngoài cho sâu đục thân, đục trái thải ra.
Tác hại do sâu bệnh trên cây sầu riêng gây ra
- Cây giảm năng suất, suy yếu, quả bị thối hoặc không đạt chất lượng yêu cầu do sâu đục gây hại.
- Giảm khả năng sinh trưởng, dẫn đến cây còi cọc, dễ rụng lá, rụng hoa.
- Cây bị sâu bệnh có thể dẫn đến mất mùa, chất lượng, số lượng thu hoạch bị ảnh hưởng.
- Khả năng lây lan dịch bệnh cao do các nấm ký sinh từ vết đục của côn trùng gây ra.
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh trên cây sầu riêng hiệu quả
Cách phòng ngừa sâu bệnh trên cây sầu riêng đòi hỏi chiến lược toàn diện, áp dụng hợp lý các phương pháp góp phần bảo vệ thực vật một cách hiệu quả bao gồm:
- Lựa chọn hoặc cải tạo đất trồng để đất có thêm độ pH, tăng khả năng thoát nước tốt nhưng vẫn có đầy đủ dinh dưỡng trong đất.
- Rải phân hữu cơ hoặc phân chuồng để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây, đồng thời làm cho đất thêm màu mỡ.
- Kiểm tra, cắt tỉa cành lá thường xuyên để hạn chế tạo điều kiện cho sâu bệnh đẻ trứng và sinh sôi.
- Xử lý rác thải cây trồng hợp lý, tránh để lại nguồn lây bệnh cho các cây lân cận.
- Sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý tình trạng sâu bệnh, bên cạnh đó tăng đề kháng giúp cây chống lại các mầm bệnh khác.
Thuốc đặc trị sâu bệnh trên cây sầu riêng Ola insect in99 an toàn cho cây
Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ nghiên cứu, điều chế thành công sản phẩm Ola insect in99 nhằm giúp hạn chế sự sinh sôi, phá hoại của các loại sâu bệnh trên cây sầu riêng với thành phần, công dụng an toàn hỗ trợ đề kháng cho cây khỏe mạnh.
Thành phần thuốc trị sâu bệnh ở cây sầu riêng Ola insect in99
Ola insect in99 chứa thành phần chính từ Bacillus thuringenis (Bt) 1×10^8 CFU/ml. Thuốc còn được phối trộn hỗn hợp vi sinh vật như Metarhizium spp, Paecilomyces sp, Verticillium sp, Beauveria sp,.. cùng chiết xuất tinh dầu thực vật, Axit Pyroligneou.
Công dụng thuốc trị sâu bệnh ở cây sầu riêng Ola insect in99
Chủng vi sinh Bt cùng nấm ký sinh giúp ức chế sâu hại như sâu đục thân, các loại rệp, nhện đỏ…phá hủy từ trứng đến con trưởng thành.
Axit Pyroligneous, tinh dầu thực vật giúp xua đuổi côn trùng, ngăn ngừa sự hút chích, sinh sản ở vườn.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị sâu bệnh ở cây sầu riêng Ola insect in99
- Phun phòng sâu bệnh hại trên cây sầu riêng: Dùng 100ml sản phẩm pha 200 lít nước, phun đều ướt đẫm thân, lá, cành, vùng dưới tán cây định kỳ 15-30 ngày/lần.
- Phun trị sâu bệnh hại trên cây sầu riêng: Pha 100ml sản phẩm vào 100 lít nước, dùng 3-5 ngày/lần tùy thuộc vào mật độ sâu hại.
Trên đây là tổng hợp thông tin về sâu bệnh trên cây sầu riêng mà AQ muốn chia sẻ đến bà con, để phòng trừ hiệu quả tình trạng sâu bệnh gây hại bà con có thể dùng chế phẩm sinh học kết hợp với phương pháp chăm sóc định kỳ để cây được khỏe mạnh, loại bỏ sâu bệnh kịp thời.