Phòng trừ sâu bệnh trên cây lộc vừng hiệu quả và an toàn

Phòng trừ sâu bệnh trên cây lộc vừng hiệu quả và an toàn

25/06/2024

Kích thước chữ

Sâu bệnh trên cây lộc vừng đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm giảm năng suất gieo trồng ở vườn nhà. Tham khảo chi tiết về các loại sâu, bệnh hại cây lộc vừng và cách xử lý hiệu quả cùng AQ trong bài viết sau.

Tìm hiểu về sâu bệnh trên cây lộc vừng

Sâu bệnh trên cây lộc vừng: Nhận biết và phòng trừ hiệu quả
Những tình trạng cây lộc vừng bị sâu và bệnh hại diễn ra khiến bà con phải lo lắng tìm giải pháp xử lý nhanh chóng

Sâu bệnh trên cây lộc vừng dễ tấn công và gây thiệt hại cho loại cây trồng này, thường gặp như sâu đục thân, sâu xám, sâu xanh,… cùng một số nấm bệnh làm giảm năng suất gieo trồng. Bà con hãy trang bị những biện pháp phòng trừ từ sớm để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng do các loại bệnh thường gặp trên cây lộc vừng gây ra.

Các loại sâu bệnh trên cây lộc vừng thường gặp

Một số sâu bệnh thường gặp ở cây lộc vừng làm thiệt hại đến sự phát triển của cây mà bà con cần cảnh giác như sau:

Sâu đục thân ở cây lộc vừng

Sâu bệnh trên cây lộc vừng: Nhận biết và phòng trừ hiệu quả
Sâu đục thân tấn công ở cây lộc vừng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho quá trình phát triển của cây

Sâu đục thân thuộc một trong số những loại sâu hại xâm nhập vào bên trong thân cây và để lại hậu quả nghiêm trọng ở lộc vừng.

Biểu hiện của sâu đục thân là tấn công vào trong thân cây và phá hủy các mô mềm bên trong cây. Những nơi có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, khu vực ít ánh sáng là điều kiện thuận lợi cho sâu đục thân sinh sôi, phát triển.

Sâu đục thân có kích thước nhỏ, với thân hình dạng tròn có màu trắng hoặc màu nâu. Khi chúng xâm nhập vào thân cây lộc vừng và thực hiện ăn mô khiến cho cây mọc yếu dần, giảm năng suất gieo trồng và thậm chí là chết cây.

Sâu đục cành cây lộc vừng

Hình dạng của loài sâu đục cành trên lộc vừng thường xuất hiện với kích thước nhỏ, có thân màu xanh hoặc xám. Chúng tấn công bằng cách ăn các cành non của cây dẫn đến tình trạng cây suy yếu, thậm chí là chết cây. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm sự phát triển cũng như năng suất khi trồng cây lộc vừng.

Sâu xám trên cây lộc vừng

Sâu xám cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy giảm chất lượng, năng suất hoa quả ở cây lộc vừng. Chúng bám trên quả, hoa, lá gây ra ảnh hưởng đến giá trị thương mại của cây.

Sâu xanh trên cây lộc vừng

Sâu bệnh trên cây lộc vừng: Nhận biết và phòng trừ hiệu quả
Xử lý sâu xanh tấn ở cây lộc vừng càng sớm càng tốt để giảm khả năng gây hại của chúng ở vườn nhà

Sâu xanh xuất hiện với thân hình dẹp, dạng tròn với các màu tiêu biểu là màu xanh lá hoặc màu nâu, xám. Chúng tấn công chủ yếu trên lá, ăn lá làm giảm năng suất cây trồng, đồng thời giảm quang hợp ở cây, cây mọc yếu.

Một số bệnh trên cây lộc vừng do nấm gây ra

Trong danh sách cây lộc vừng thường bị sâu bệnh nào không chỉ có các loài sâu đục thân, đục cành, sâu ăn lá,… mà còn gặp các tình trạng nấm tấn công để lại hậu quả như đốm lá, héo lá, sương mai,… như sau:

Bệnh đốm lá ở cây lộc vừng

Sâu bệnh trên cây lộc vừng: Nhận biết và phòng trừ hiệu quả
Đốm lá là một trong số các bệnh thường gặp ở cây lộc vừng ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây

Cây lộc vừng bị đốm lá do nấm bệnh hại với các biểu hiện từ vài chấm nhỏ li ti dần lan rộng ra thành các vết bệnh màu nâu đậm hoặc có màu đen. Viền bên ngoài vết bệnh có màu vàng nhạt.

Khi nấm bệnh lây lan, phát triển đến giai đoạn nặng hơn gây ra tình trạng vàng lá, cháy lá rồi tấn công vị trí khác của cây. Nấm bệnh bắt đầu từ lá già rồi dần đến các lá non. Lộc vừng bị đốm lá, khiến cây kém phát triển, lâu dần dẫn đến rụng lá và lây bệnh ra cả cây.

Bệnh héo lá ở cây lộc vừng

Cây lộc vừng bị héo lá thường do các nguyên nhân như thời tiết khắc nghiệt, thiếu dinh dưỡng hoặc bị ngập úng dẫn đến sự xâm nhập của các loại nấm gây thối rễ, khiến cây suy yếu rồi chết.

Lá cây có các biểu hiện héo úa, co lại, dần biến dạng hoặc phát triển nhỏ hơn, có các lỗ nhỏ trên bề mặt. Với hiện tượng héo lá khiến cây quang hợp kém, giảm khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời và chất dinh dưỡng, cây suy yếu dần.

Bệnh sương mai cây lộc vừng

Sương mai do nấm gây ra phát triển ở môi trường ẩm ướt, với khả năng lây lan và bao phủ lá cây làm giảm quang hợp của cây trồng. Các dấu hiệu sương mai như lớp vảy mờ trắng ở các bộ phận cây, từ đó làm giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng, năng lượng mặt trời và gây hiện tượng suy nhược, hậu quả nghiêm trọng nếu không phòng trị kịp thời.

Bệnh thối rễ cây lộc vừng

Bệnh thối rễ thường do các loại nấm như Phytophthora spp., Rhizoctonia spp. Pythium spp tấn công bộ rễ của cây. Chúng thường tồn tại trong đất và dễ dàng xâm nhập vào rễ qua các vết thương, điều kiện thuận lợi khi hệ rễ phát triển kém.

Khi cây lộc vừng bị nhiễm nấm bệnh thối rễ, dần ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng. Lâu ngày khiến cho cây kém phát triển, cho ra lá và quả nhỏ, nghiêm trọng nhất là chết cây nếu không phòng trị kịp thời.

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh trên cây lộc vừng hiệu quả

Bà con cần sớm trang bị những phương pháp phòng ngừa, xử lý sâu bệnh ở cây lộc vừng hiệu quả, an toàn như sau:

Phương pháp chăm sóc phòng trừ sâu bệnh gây hại ở cây lộc vừng

🔶 Thường xuyên kiểm tra cây lộc vừng trong vườn, nhằm sớm phát hiện những dấu hiệu của các loài sâu tấn công, từ đó loại bỏ ngay các vị trí cây bị tổn thương để tránh sự lây lan của mầm bệnh.

🔶 Bổ sung phân bón, cung cấp dinh dưỡng phù hợp cho cây lộc vừng nhằm tăng sức đề kháng cho cây bằng các loại phân bón hữu cơ.

🔶 Đảm bảo vị trí đất trồng lộc vừng phù hợp, thông thoáng, cung cấp đủ nước và ánh sáng cho cây giúp cây phát triển tốt, giảm nguy cơ sâu bệnh tấn công.

Dùng thuốc hóa học xử lý sâu bệnh gây hại ở cây lộc vừng

Đối với sự phá hoại của những nguyên nhân từ sâu bệnh trên cây lộc vừng ngày càng nghiêm trọng, bà con thể dùng một số thuốc bảo vệ thực vật để xử lý nhanh chóng cho cây trồng.

Cảnh báo! Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc hóa học với thời gian lâu ngày đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bà con khi tiếp xúc trong quá trình phun thuốc, ngoài ra còn làm ô nhiễm môi trường, gây ra hiện tượng cằn cỗi, bạc màu đất canh tác. Vì vậy, ngoài thuốc bảo vệ thực vật thì bà con có thể tham khảo và chuyển sang dùng thuốc sinh học mang lại hiệu quả và an toàn hơn cho mọi người.

Thuốc đặc trị sâu hại trên cây lộc vừng Ola insect in99

Sâu bệnh trên cây lộc vừng: Nhận biết và phòng trừ hiệu quả
Xử lý hiệu quả tình trạng sâu tấn công cây lộc vừng với Ola insect in99 từ AQ

Ola insect in99 là dòng sản phẩm trừ sâu sinh học được sản xuất bởi Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ với thành phần gồm: Bacillus thuringiensis (Bt): 10^8 CFU/ml.

Sản phẩm Ola insect in99 chứa vi sinh vật có lợi như Beauveria sp, Verticillium sp, Metarhizium spp, Paecilomyces sp,… bổ sung chiết xuất thực vật như tinh dầu thực vật, giấm gỗ (Axit Pyroligneous).

Những công dụng hữu ích từ Ola insect in99 trong phòng trị sâu bệnh như sau:

🔶 Tiêu diệt sâu và những loại côn trùng: Sâu xanh, sâu đục thân, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, rệp sáp, nhện đỏ,… từ trứng, ấu trùng đến khi thành trùng.

🔶 Ola insect in99 hỗ trợ xua đuổi côn trùng gây hại, ngăn ngừa tối đa tình trạng vườn nhà bị tấn công từ các loại côn trùng chích hút.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị lộc vừng bị sâu gây hại:

  • Phun phòng sâu bệnh ở cây lộc vừng: Tỷ lệ dùng 100ml Ola insect in99 sử dụng để hòa tan cùng 200 lít nước, thực hiện phun ướt đẫm các bộ phận cây lộc vừng như thân, cành, lá và vùng dưới tán. Định kỳ phun phòng 15-30 ngày mỗi lần.
  • Phun trị sâu bệnh ở cây lộc vừng: Tỷ lệ dùng 100ml Ola insect in99 hòa tan cùng 100 lít nước, áp dụng phun trị sâu 3-5 ngày mỗi lần dựa trên áp lực, mật độ sâu hại.

Thuốc đặc trị nấm gây bệnh trên cây lộc vừng Phy FusaCo

Sâu bệnh trên cây lộc vừng: Nhận biết và phòng trừ hiệu quả
Xử lý nấm khuẩn ở cây lộc vừng cùng Phy FusaCo diệt trừ các bệnh hiệu quả, an toàn

Với công dụng đặc trị nấm khuẩn hiệu quả, Phy FusaCo được sản xuất với thành phần gồm các vi sinh tổng số như: Trichoderma spp, Chaetomium spp, Bacillus subtilis 1,5×10^8 CFU/ml.

Công dụng từ Phy FusaCo trong việc phòng trị bệnh trên cây lộc vừng như sau:

🔶 Sản phẩm phòng trừ bệnh do các loại nấm Collectotricum, Phytopthora, Fusarium,… gây ra tình trạng vườn nhà bị thán thư, thối thân, thối gốc, chết dây, ghẻ loét, sương mai,..

🔶 Phy Fusaco giúp tăng tính kháng cho cây, hỗ trợ cây trồng chống chịu các nấm bệnh gây hại như đốm lá, héo rũ, nấm hồng, loét vi khuẩn, sương mai.

Hướng dẫn sử dụng Phy FusaCo trong việc xử lý sâu bệnh trên cây lộc vừng như sau:

  • Phun trị nấm bệnh cây lộc vừng: Chai Phy FusaCo 250ml hòa tan hoàn toàn vào 400 – 600 lít nước. Bà con áp dụng phun kỹ lá, cành, thân và vùng dưới gốc cây lộc vừng, cách nhau mỗi lần từ 5-7 ngày.
  • Phun phòng nấm bệnh cây lộc vừng: Chai Phy FusaCo 250ml hòa tan 800 đến 1000 lít nước, áp dụng cho việc phun định kỳ ở cây trồng từ 15-30 ngày/lần.

Bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về phòng trị sâu bệnh trên cây lộc vừng cũng như sản phẩm sinh học an toàn giúp bà con xử lý những mầm bệnh hiệu quả. AQ đồng hành cùng nhà nông trong suốt quá trình canh tác cho mùa vụ bội thu!

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Bacillus thuringenis(Bt) sản phẩm phối trộn trên nền hỗn hợp vi sinh vật có lợi giúp tiêu diệt…
5.00 out of 5
150.000VND
Mua ngay
Công dụng: 💠 Phòng trừ bệnh do Phytopthora, Fusarium, Collectotricum....gây ra các bệnh nứt thân, xì mủ, thán thư, thối…
5.00 out of 5
250.000VND
Mua ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *