Rầy lưng trắng hại lúa: Dấu hiệu nhận biết, cách phòng trị

Rầy lưng trắng hại lúa: Dấu hiệu nhận biết, cách phòng trị

20/04/2025

Kích thước chữ

Rầy lưng trắng hại lúa là một trong những mối lo ngại của bà con canh tác lúa đặc biệt trong các mùa vụ Đông Xuân và Hè Thu. Loài côn trùng này chích hút nhựa cây và là tác nhân truyền bệnh virus cho cây lúa, do đó làm giảm năng suất và chất lượng gạo thu hoạch.

Với tốc độ sinh sản nhanh và khả năng lan rộng mạnh mẽ, rầy lưng trắng có thể gây ra những tổn thất nghiêm trọng thậm chí mất mùa nếu không được kiểm soát kịp thời. Sau đây, Sinh Học AQ sẽ cùng bà con tìm hiểu đặc điểm, hậu quả và các phương thức phòng trừ rầy lưng trắng để bảo vệ mùa màng với các nội dung đáng chú ý trong bài.

Tổng quan về rầy lưng trắng hại lúa

Rầy lưng trắng hại lúa: Dấu hiệu nhận biết, cách phòng trị
Rầy lưng trắng tấn công ruộng lúa với khả năng chích hút và lây lan trên diện rộng

Rầy lưng trắng hại lúa phát triển mạnh mẽ trong điều kiện nắng nóng, độ ẩm không khí cao và mưa nắng xen kẽ. Mật độ rầy lây lan nhanh chóng đặc biệt trên các trà lúa ở giai đoạn đòng, trỗ, chắc xanh đến chín. Nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời, dịch hại này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của cây lúa, gây tổn thất lớn cho nông dân.

Do đó phòng trừ rầy lưng trắng là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo năng suất và chất lượng lúa trong vụ Đông Xuân. Việc áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp bao gồm sử dụng giống lúa kháng rầy, canh tác hợp lý, vệ sinh đồng ruộng và sử dụng thuốc phun phòng trị một cách khoa học sẽ giúp giảm thiểu tác hại của rầy và bảo vệ mùa màng cho bà con nông dân.

Đặc điểm hình thái và vòng đời của rầy lưng trắng hại lúa

Rầy lưng trắng hại lúa: Dấu hiệu nhận biết, cách phòng trị
Rầy lưng trắng sinh trưởng với vòng đời ngắn, nhanh chóng gây hại và lây truyền bệnh ở ruộng lúa

Vòng đời của rầy lưng trắng khá ngắn chỉ trong vòng từ 24-30 ngày. Với vòng đời ngắn và khả năng sinh sản nhanh, rầy có thể gia tăng mật độ rất nhanh và gây ra tổn thất lớn cho cây lúa.

  • Trứng: Rầy trưởng thành đẻ trứng thành ổ, mỗi ổ trứng có từ 2 đến 7 quả. Trứng có hình quả chuối màu trắng trong, trước khi nở sẽ có một điểm mắt màu nâu đỏ.
  • Rầy non: Rầy non mới nở có màu trắng đục, sau một thời gian trên cơ thể chúng xuất hiện các vệt vằn đặc trưng trên lưng. Sau khi nở, rầy non sẽ phát triển qua 5 tuổi, từ tuổi 1 đến tuổi 3 gọi là rầy cám, đến tuổi 5 sẽ lột xác và trở thành rầy trưởng thành.
  • Rầy lưng trắng trưởng thành: Cơ thể rầy trưởng thành chủ yếu có màu trắng kem, bụng màu đen. Rầy lưng trắng thường có cánh ngắn, bay không xa và chủ yếu di chuyển bằng cách bò từ cây này sang cây khác. Chúng sống tụ tập ở những nơi có độ ẩm cao, như vùng chân ruộng hoặc những nơi có nước ngập.

Môi trường phát triển và phạm vi phân bố của rầy lưng trắng hại lúa

▶️ Rầy lưng trắng gây hại lúaphát triển mạnh trong điều kiện khí hậu ấm nóng, độ ẩm cao và mưa nắng xen kẽ. Ở các vùng như Đồng bằng sông Hồng, rầy lưng trắng thường phát sinh từ 6 đến 7 lứa trong một năm, đặc biệt vào tháng 4 (vụ xuân) và cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 (vụ mùa). Trong đó, vụ xuân là thời kỳ rầy lưng trắng gây hại nặng, nhất là trên các giống lúa dễ bị nhiễm rầy.

▶️ Rầy lưng trắng dễ phát triển mạnh trên khu vực ruộng lúa được thâm canh cao, bón nhiều phân đạm, gieo cấy dày rậm rạp. Các giống lúa nhiễm rầy hoặc lúa lai cũng thường là mục tiêu của chúng.

▶️ Rầy lưng trắng có phạm vi phân bố rất rộng và khả năng di chuyển, lan rộng ra nhiều vùng khác trong một khoảng thời gian ngắn, gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và chất lượng lúa. Khoảng thời gian từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 5 là thời kỳ rầy tấn công mạnh nhất.

▶️ Mỗi con rầy cái trưởng thành có thể đẻ từ 150 đến 350 trứng và quá trình đẻ trứng kéo dài liên tục trong 6 ngày. Rầy trưởng thành thường di chuyển về phía ánh sáng và dễ dàng phát tán rộng ra ngoài đồng ruộng.

Triệu chứng gây hại của rầy lưng trắng hại lúa

➡️ Lúa bị rầy lưng trắng tấn công thông qua việc chích hút nhựa của cây lúa một cách liên tục làm giảm khả năng quang hợp của cây, lá ngả vàng, thậm chí chết khô. Hiện tượng này được gọi là “cháy rầy”.

➡️ Ban đầu tình trạng cháy rầy có thể xuất hiện ở từng đám nhỏ trong ruộng, nhưng nếu không được phòng trừ kịp thời, hậu quả sẽ lan rộng và gây thiệt hại cho toàn bộ ruộng lúa.

➡️ Rầy cũng có thể gây ra sự suy giảm năng suất lúa một cách nghiêm trọng. Những cây lúa bị rầy tấn công thường có hạt không đều, không phát triển đầy đủ và dễ bị rụng. Sự suy giảm năng suất này không chỉ ảnh hưởng đến sản lượng mà còn làm giảm chất lượng gạo, khiến giá trị thu hoạch của nông dân bị giảm sút.

➡️ Rầy lưng trắng trên lúa xuất hiện và gây hại mạnh mẽ nhất trong các giai đoạn lúa làm đòng, trỗ, từ chắc xanh đến chín. Đặc biệt là trên các ruộng lúa xanh tốt, thừa đạm hoặc các giống lúa dễ bị nhiễm bệnh như DT10, Nếp, Q5, Khang dân 18, lúa lai…

Hậu quả do rầy lưng trắng hại lúa gây ra ở đồng ruộng

❌ Thời tiết ấm nóng, mưa nắng xen kẽ tạo điều kiện lý tưởng cho rầy lưng trắng gây hại trên lúa phát triển nhanh chóng cả về mật độ lẫn diện phân bố để lại những hậu quả nghiêm trọng.

❌ Cả rầy trưởng thành và rầy non đều có tập tính tập trung ở phần gốc lúa để hút nhựa cây. Quá trình chích hút của rầy làm giảm khả năng quang hợp của cây, lá lúa chuyển sang màu vàng, khô héo và cây lúa còi cọc.

❌ Sự tấn công mạnh mẽ của rầy, đặc biệt là khi mật độ rầy quá cao sẽ làm giảm số lượng bông lúa, giảm kích thước bông và chất lượng hạt lúa. Rầy lưng trắng còn là tác nhân truyền virus gây bệnh lùn sọc đen khiến cây lúa phát triển kém, giảm năng suất và thậm chí là mất mùa.

Ứng dụng biện pháp phòng ngừa rầy lưng trắng hại lúa hiệu quả

Rầy lưng trắng hại lúa: Dấu hiệu nhận biết, cách phòng trị
Trong quá trình canh tác việc phòng và xử lý rầy lưng trắng cần được áp dụng từ sớm để bảo vệ mùa màng hiệu quả

Để phòng trừ và quản lý dịch hại do rầy lưng trắng trên cây lúa gây ra, bà con nông dân cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp một cách đồng bộ và khoa học, nhằm giảm thiểu sự phát triển của rầy và bảo vệ mùa màng cụ thể như sau:

Biện pháp sinh học

➡️ Thả cá rô phi, cá mè hoặc vịt vào ruộng lúa từ 4–5 tuần tuổi là một phương pháp canh tác được bà con áp dụng thành công. Vịt sẽ tìm kiếm và ăn các loại côn trùng, sâu non, đặc biệt là rầy và ấu trùng rầy lưng trắng, nhặt bỏ lúa chét, cỏ dại, làm tơi đất và tạo điều kiện cho rễ lúa phát triển khỏe mạnh.

➡️ Bên cạnh đó, bà con còn có thể sử dụng thiên địch như bọ xít, nhện bắt mồi, ong ký sinh trứng và ấu trùng rầy mang lại hiệu quả lâu dài trong việc phòng chống rầy lưng trắng hại lúa.

Biện pháp canh tác

➡️ Sử dụng các giống lúa kháng hoặc ít bị nhiễm rầy là một trong những giải pháp quan trọng để hạn chế sự sinh sản và phát triển của rầy. Thực hiện gieo trồng đồng loạt sẽ làm giảm khả năng lây lan và phát triển của dịch hại này.

➡️ Không trồng lúa liên tục trong năm, đảm bảo thời gian cách ly giữa các vụ lúa ít nhất từ 20 đến 30 ngày giúp phá vỡ vòng đời của rầy và làm giảm mật độ rầy trong môi trường.

➡️ Vệ sinh đồng ruộng để loại bỏ nơi trú ngụ của rầy, thực hiện dọn sạch cỏ dại xung quanh bờ ruộng.

➡️ Không gieo sạ quá dày và bón phân cân đối NPK sẽ giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ bị rầy tấn công.

➡️ Sau khi sạ, cần cho nước vào ruộng và duy trì mực nước thích hợp giúp cây lúa phát triển và hạn chế sự tấn công của rầy ở vị trí thân lúa.

Thuốc sinh học đặc trị rầy lưng trắng hại lúa Mebe Pa (Green)

Rầy lưng trắng hại lúa: Dấu hiệu nhận biết, cách phòng trị
Mebe Pa (green) đặc trị bệnh hại do côn trùng, rầy, bọ trĩ,.. trên đồng ruộng hiệu quả

Rầy lưng trắng có khả năng gây ra dịch hại nguy hiểm do đó bà con nông dân hãy chủ động áp dụng các biện pháp canh tác giúp bảo vệ mùa màng và nâng cao năng suất lúa. Trong đó, để phòng trị rầy lưng trắng hiệu quả và an toàn, Sinh Học AQ mang đến giải pháp thuốc đặc trị rầy lưng trắng hại lúa Mebe Pa (Green) cùng các hướng dẫn sử dụng cụ thể như sau:

Thành phần thuốc đặc trị rầy lưng trắng hại lúa Mebe Pa (Green)

Thuốc đặc trị rầy lưng trắng hại lúa Mebe Pa (Green)được sản xuất từ các thành phần gồm: Bacillus Thuringeinsis 1 x10^8 CFU/g, Metarhizium sp 1×10^5 CFU/g, Beauveria sp 1×10^5 CFU/g.

✅ Bổ sung các loại nấm xám Verticillium sp, nấm tím Paecilomyces sp,… Nucleo Pohedrosis virus (NPV) cùng các hoạt chất sinh học đặc hiệu.

Công dụng thuốc đặc trị rầy lưng trắng hại lúa Mebe Pa (Green)

✅ Vi khuẩn Bt hoạt động sẽ tạo ra tinh thể gây độc cho rầy chỉ sau 2-3 ngày phun trị.

✅ Các loại nấm ký sinh trong sản phẩm Mebe Pa (Green) sẽ gây ức chế sự lây lan gây hại của rầy lưng trắng và côn trùng như sâu cuốn lá, nhện gié, bọ trĩ, muỗi hành,…

✅ Tiêu diệt nhanh tình trạng rầy lưng trắng gây hại nhờ vào thành phần hoạt chất sinh học và NPV hoạt động mạnh mẽ.

✅ Hiệu quả bền vững và không gây hại đến các loài thiên địch, góp phần cải tạo đất trồng hiệu quả.

Hướng dẫn sử dụng thuốc đặc trị bọ trĩ hại lúa Mebe Pa (Green)

✅ Phun phòng rầy lưng trắng trên cây lúa: Hòa 100g Mebe Pa (Green) với 200-400 lít nước, phun toàn bộ thân lúa 10-20 ngày/lần, áp dụng cách nhau 3-5 lần/vụ.

✅ Phun trị rầy lưng trắng trên cây lúa: Hòa 100g Mebe Pa (Green) với 100-200 lít nước, phun kỹ toàn thân lúa từ 3-5 ngày/lần tùy theo mật độ rầy gây hại.

Với các biện pháp phòng ngừa và xử lý rầy lưng trắng hại lúa trong bài viết trên từ Sinh Học AQ, hy vọng bà con nông dân sẽ an tâm canh tác cũng như áp dụng hiệu quả các phương pháp kiểm soát rầy hiệu quả cho vụ lúa đạt năng suất cao. Trong quá trình canh tác, bà con có thể liên hệ đến AQ qua số tổng đài 0932 690 312 để đội ngũ kỹ sư nông nghiệp của chúng tôi tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất và cung cấp các giải pháp sinh học cho vụ mùa bội thu.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

- Vi khuẩn Bt sản sinh tạo tinh thể gây độc cho các loại sâu hại sau 2-3 ngày phun.…
5.00 out of 5
130.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *