Phòng trị cây rau mồng tơi bị vàng lá và Nguyên nhân do đâu
Kích thước chữ
Rau mồng tơi bị vàng lá nếu được xử lý kịp thời sẽ giúp vườn phục hồi nhanh chóng, cây khỏe mạnh, xanh mướt. Ngược lại, nếu không phát hiện và phòng trừ kịp thời thì cây mồng tơi sẽ bị suy yếu, lâu dài thì chết dần đi.
Trong bài viết này AQ sẽ giải đáp rõ về tình trạng vàng lá ở rau mồng tơi do nguyên nhân nào gây ra, cách ngăn ngừa và xử lý hiệu quả bệnh vàng lá rau mồng tơi, để cây phát triển xanh tốt, dày lá, đứng cây.
Tìm hiểu về cây rau mồng tơi bị vàng lá
Mồng tơi là loại rau xanh phổ biến, xuất hiện nhiều trong vườn rau của các hộ gia đình nhờ đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc và giàu dinh dưỡng. Trong quá trình trồng, không ít bà con gặp phải tình trạng rau mồng tơi vàng lá mà không biết xử lý sao cho phù hợp, nên khiến nhiều vườn bị chết đi.
Theo nhiều chuyên gia thì bệnh vàng lá rau mồng tơi xuất hiện đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: cây bị thiếu hụt chất dinh dưỡng hay do điều kiện canh tác không hợp lý. Ngoài ra, các loại sâu bệnh, côn trùng gây hại cũng có thể xâm nhập vào làm hư hại bộ rễ, thân lá, gây thối rễ và vàng lá.
Biểu hiện ban đầu khi cây mồng tơi vàng lá đó là lá cây bắt đầu chuyển sang màu vàng nhạt, sau đó trở nên mềm yếu, héo úa và dễ rụng hơn.
Các nguyên nhân làm cho cây rau mồng tơi bị vàng lá
Hiện tượng cây mồng tơi bị vàng lá xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bà con đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.
Bệnh vàng lá ở rau mồng tơi do bị nhiễm nấm khuẩn
▶️ Một số loại nấm và vi khuẩn như: Cercosspora sp., Pythium, Fusarium và Rhizoctonia chúng thường tấn công vào bộ rễ và gốc cây mồng tơi, khiến cây bị thối rễ và vàng lá.
▶️ Triệu chứng thường thấy nhất là lá ở gần gốc cây vàng trước, sau đó lan dần lên phía trên.
Bệnh vàng lá ở rau mồng tơi do thiếu chất dinh dưỡng
▶️ Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây mồng tơi cần được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, nhất là nitơ (N), kali (K), và magiê (Mg). Tuy nhiên, nếu thiếu hụt hay lượng phân không cân đối thì lá cây mồng tơi sẽ chuyển sang màu vàng nhạt, phát triển kém và cây bị còi cọc.
Bệnh vàng lá ở rau mồng tơi do bị úng nước
▶️ Đặc tính của cây mồng tơi là ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng. Nên khi mưa nhiều hay việc tưới tiêu quá mức thì sẽ khiến đất trồng quá ẩm ướt hoặc bị ngập nước thì rễ cây dễ bị hư thối và không thể hấp thu được các dưỡng chất, về lâu dài dẫn đến tình trạng bị vàng lá.
Bệnh vàng lá ở rau mồng tơi do thiếu quang hợp
▶️ Cũng giống như nhiều loại rau màu khác, cây rau mồng tơi cần có đủ ánh sáng để quang hợp và phát triển. Nếu trồng trong những khu vực thiếu ánh sáng thì lá cây sẽ bị vàng, mỏng yếu và dễ bị rụng.
Bệnh vàng lá ở rau mồng tơi do bị côn trùng tấn công
▶️ Sâu ăn lá, sâu xanh, sâu đục thân và rệp là những loại sâu bệnh xuất hiện và tấn công vào vườn rau mồng tơi. Chúng cắn phá, đục lỗ trên lá cây, khiến lá dần chuyển sang vàng và mất sức sống.
Kỹ thuật canh tác ngăn ngừa cây rau mồng tơi bị vàng lá
✅ Lựa chọn hạt giống rau mồng tơi từ những địa chỉ uy tín, chất lượng có nguồn gốc rõ ràng để cây phát triển khỏe mạnh, nâng cao năng suất.
✅ Trước khi vào vụ, bà con cần xới đất, cải tạo đất kỹ để tiêu diệt các nấm bệnh trong đất, giúp đất thông thoáng hơn đồng thời cải thiện độ phì nhiêu cho đất.
✅ Rau mồng tơi có đặc tính là ưa ẩm nhưng không chịu úng nước nên bà con cần duy trì độ ẩm vừa phải cho vườn.
✅ Nên tưới nước cho vườn vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để tránh làm cây bị sốc nhiệt.
✅ Vườn trồng cần đảm bảo có hệ thống thoát nước tốt, nhất là trong mùa mưa, bà con có thể nâng cao luống rau lên để nước được thoát nhanh hơn.
✅ Bón phân với lượng vừa đủ, tránh bón quá nhiều, nên chia làm thành nhiều đợt bón và bón cân đối giữa các chất với nhau.
✅ Thường xuyên theo dõi, kiểm tra vườn rau mồng tơi để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh hại để có biện pháp xử lý hiệu quả.
✅ Nên ưu tiên sử dụng các loại chế phẩm sinh học để kiểm soát nấm hại và sâu bệnh để giảm thiểu những ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh nhé.
Thuốc sinh học chuyên phòng trị cây rau mồng tơi bị vàng lá
Để phòng trừ dứt điểm bệnh vàng lá rau mồng tơi thì ngoài những biện pháp canh tác bà con nên kết hợp sử dụng chung với các chế phẩm sinh học để mang đến hiệu quả tốt mà không gây hại đến sức khỏe của vườn và hệ sinh thái xung quanh.
Be Green phòng trị bệnh vàng lá mồng tơi do cây bị úng nước
➡️ Khi vườn trồng bị ngập úng thì bà con cần thực hiện tháo nước ra khỏi vườn ngay và sử dụng chế phẩm sinh học Be Green để hỗ trợ cải tạo, phục hồi bộ rễ cho cây.
➡️ Cách sử dụng Be Green: Hòa tan 50g thuốc với 40 – 80 lít nước, phun tưới đều lên vườn mồng tơi, dùng thuốc với liều lượng khoảng 5 – 10 ngày/lần
Antafungal phòng trị bệnh vàng lá mồng tơi do nấm bệnh gây hại
➡️ Vườn mồng tơi hay bị một loại nấm bệnh tấn công như: đốm nâu, xoăn lá,… thì bà con cần sử dụng ngay sản phẩm Antafungal để xử lý dứt điểm các loại nấm bệnh trên cây mồng tơi, hỗ trợ phục hồi sức khỏe cây nhanh chóng, an toàn.
➡️ Cách sử dụng Antafungal: Hòa tan 250g thuốc với 200 lít nước, tiến hành phun đều lên trên vườn mồng tơi, liều lượng phun thuốc từ 5 – 10 ngày/lần.
Ola insect in99 phòng trị bệnh vàng lá mồng tơi do sâu hại
➡️ Để phòng trừ sâu ăn lá, sâu xanh tấn công trên cây mồng tơi thì bà con có thể bắt chúng bằng tay vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát và kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học Ola insect in99 để ức chế, tiêu diệt chúng tốt hơn.
➡️ Cách sử dụng Ola insect in99: Hòa lẫn 100ml thuốc với 100 lít nước, phun đều lên trên toàn vườn, liều lượng khoảng 3 – 5 ngày/lần.
Chăm sóc cây rau mồng tơi xanh tốt, dày lá, đứng cây
✅ Sau mỗi mùa vụ thì bà con cần nên luân canh vườn trồng với những cây họ đậu, họ cà để giảm nguy cơ nấm bệnh sinh sôi và phát triển
✅ Nên canh tác mồng tơi ở những khu vực có ánh sáng mặt trời từ 4 – 6 giờ/ngày để tránh hiện tượng vàng lá do thiếu ánh sáng.
✅ Nên gieo hạt mồng tơi với khoảng cách phù hợp, khoảng 15-20cm để đảm bảo vườn trồng luôn được thông khí, thoáng mát.
✅ Mồng tơi sẽ thu hoạch được sau khoảng 2 tháng gieo hạt, các vụ kế tiếp diễn ra rất nhanh chỉ trong khoảng 2 – 3 tuần.
✅ Bà con nên sử dụng kéo hay dao sắc nhọn cắt ngọn cây mồng tơi với độ dài khoảng 15 – 20cm và giữ lại phần thân dưới, cuống lá để cây tiếp tục sinh trưởng.
🛑 Lưu ý: Bà con chỉ nên trồng và thu hoạch khoảng 3 – 4 vụ sau đó nhổ bỏ đi và trồng đợt mới nhé.
Trên đây là tổng hợp các thông tin về tình trạng rau mồng tơi bị vàng lá và hướng khắc phục hiệu quả. Quý bà con còn những thắc mắc hay có nhu cầu muốn mua các sản phẩm sinh học, vui lòng liên hệ với kỹ sư AQ để được hỗ trợ kịp thời.