Phòng trị nhện đỏ hại chuối hiệu quả và an toàn với Mebe Pa
Kích thước chữ
Nhện đỏ hại chuối tấn công bằng cách hút chích, thường tìm thấy ở mặt dưới lá, chúng thường phát sinh mạnh vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng kéo dài. Gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng như: Biến dạng lá, rụng lá, làm hỏng trái, chết cây,…Để tìm hiểu rõ hơn về loài côn trùng này cũng như cách thức tấn công và áp dụng biện pháp phù hợp để phòng trừ, theo dõi bài viết dưới cùng AQ nhé.
Tìm hiểu về loài nhện đỏ hại chuối
Nhện đỏ hại chuối có tên khoa học là Raoiella indica là loài côn trùng hút chích, chuyên gây hại trên loại cây này, sống bầy đàn, mật độ dày đặc và sinh sản nhanh chóng. Chúng cắn vào mô thực vật và hút dịch nhựa trên lá cây. Hành động này khiến cây trồng bị thiếu hụt dinh dưỡng, nước dẫn đến héo, lá bị đổi màu ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.
Đặc điểm hình và vòng đời của nhện đỏ hại chuối
Nhện đỏ có vòng đời kéo dài từ 20 – 40 ngày gồm 3 giai đoạn chính: Trứng, ấu trùng và con trưởng thành.
🔶Trứng: Kích thước rất nhỏ chỉ khoảng 0,1 – 0,14mm, tập trung ở dưới mặt lá đặc biệt vùng gân lá, có dạng hình cầu hoặc hình củ hành, bóng loáng và trông khá mọng, có màu trong suốt đến khi nở chuyển sang màu kem.
🔶Ấu trùng: Sau 4 – 5 ngày trứng nở, sẽ chính thức hình thành ấu trùng. Có 3 đôi chân và hình dáng giống hình bầu dục. Ở giai đoạn này ấu trùng sẽ trải qua 3 lần lột xác đối với con cái, còn đối với con đực sẽ trải qua 2 lần lột xác. Khi mới nở ấu trùng có màu trắng vàng, đến nhộng và nhộng II lại chuyển dần sang màu nâu đỏ, Giai đoạn này sẽ kéo dài tổng cộng khoảng 5 – 10 ngày.
🔶Trưởng thành: Hình bầu dục tròn, kích thước nhỏ khoảng 0,4mm, rất khó để nhìn thấy bằng mắt thường. Có tổng cộng 8 cái chân, bề mặt cơ thể phủ một lớp lông lưa thưa có màu đỏ, vàng hoặc trắng. Chúng sẽ bắt cặp với nhau trong giai đoạn này, con cái sẽ đẻ trứng trong khoảng từ 2 – 6 ngày, mỗi con cái đẻ khoảng 70 quả trứng.
Dấu hiệu nhận biết nhện đỏ hại chuối xuất hiện
Những triệu chứng dễ nhận biết nhện đỏ hại chuối giúp bà con sớm phát hiện ra loài côn trùng này như sau:
🔶Cây trở nên còi cọc, kém phát triển, lá vàng úa, thời tiết khô hạn.
🔶Sự biến đổi màu sắc của lá, bắt đầu vàng và khô dần ở phần mép lá, trên buồng quả xuất hiện những vết nám.
🔶Nhện đỏ thường trú ẩn và gây hại ở dưới mặt lá, vì thế bà con cần lật mặt sau của lá chuối để theo dõi.
🔶Có thể dùng kính lúp để nhìn nhện đỏ rõ hơn hoặc có thể dùng tay hoặc khăn, giấy màu trắng quẹt lên bề mặt lá. Nếu thấy xuất hiện vệt đỏ, càng, nâu đỏ hoặc dịch nước thì chính là nhện đỏ.
🔶Bà con có thể dựa vào lượng quẹt trên giấy để xác định mật độ nhện đỏ bám trên cây có nhiều không, từ đó có biện pháp phòng trừ phù hợp.
Tác hại do nhện đỏ hại chuối gây ra
Hậu quả mà cây chuối bị nhện đỏ gây hại ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của cây như sau:
▶️Làm lá bị biến đổi màu sang vàng, trở nên dị dạng, rụng khô tàu lá, quả bị nám, giảm chất lượng, nếu mật độ quá dày có thể khiến cây bị chết và lan truyền đến toàn bộ các cây khác trong vườn.
▶️Cây chuối bị mất nước và héo dần do chúng hút hết chất nhựa, dinh dưỡng, khiến cây còi cọc, phát triển chậm, sức đề kháng yếu dần và chết đi.
▶️Các vết thương mà chúng gây ra sẽ là môi trường lý tưởng để nấm khuẩn xâm nhập và gây bệnh cho cây.
▶️Khả năng sinh sản nhanh nên nếu bà con không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ rất khó để kiểm soát mật độ, các thế hệ của chúng thi nhau sinh trưởng chéo càng không dễ để giết chết hoàn toàn nhện đỏ trên cây. Số lượng côn trùng ngày càng nhân lên và liên tục tái đi tái lại.
Hướng dẫn cách phòng trị nhện đỏ hại chuối dễ thực hiện
Để xử lý, phòng trừ mật độ nhện đỏ hại chuối cần phải áp dụng ngay các biện pháp chăm sóc như sau:
✅ Thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật canh tác như: Chọn giống sạch bệnh, đất trồng được xử lý trước khi trồng, tiến hành gieo trồng đúng cách, đúng mật độ.
✅ Cần vệ sinh vườn chuối thường xuyên, làm cỏ, thu gom tàn dư nhằm tránh nhện đỏ phát sinh, trú ngụ mặt dưới lá trên cây chuối.
✅ Bón lượng phân vừa đủ cho cây, nhằm giúp nâng cao sức đề kháng chống lại các tác nhân mà nhện đỏ gây ra. Trong thời gian nhện đỏ xâm hại, bà con chú ý ngưng cung cấp phân đạm, vì bón đạm nhiều sẽ càng giúp mật độ nhện đỏ nhiều hơn.
✅ Phạt bỏ những tàu lá chuối bị khô, héo, mọc rậm rạp và đặc biệt bị nhện đỏ xâm nhập giúp ngăn ngừa nhện đỏ lây lan sang các lá, cây khác, vườn chuối trở nên thông thoáng, khô ráo hơn.
✅ Tưới đủ nước cho cây, đặc biệt trong giai đoạn bị nhện đỏ gây hại cây rất cần cung cấp lượng nước tưới vừa đủ để phát triển khỏe mạnh, ngăn chặn những tác hại của nhện đỏ gây ra cho cây chuối.
✅ Sử dụng thiên địch để bắt nhện đỏ như: Bọ cánh ngắn đen nhỏ, nhện ăn thịt, ấu trùng loài cánh gân,…
✅ Thường xuyên thăm vườn, bà con nhớ vạch kỹ từng tán lá, lật mặt dưới lá để quan sát xem có sự xuất hiện của nhện đỏ hay không để mau chóng xử lý từ sớm để tránh nhện đỏ sinh sản, gia tăng dân số trong vườn.
Thuốc đặc trị nhện đỏ hại chuối Mebe Pa hiệu quả nhanh và an toàn
Điều trị nhện đỏ hại chuối bằng thuốc sinh học hiện nay trên thị trường đang được áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Thuốc Mebe Pa là một trong số những dòng sản phẩm sinh học được nhiều nhà vườn tin tưởng sử dụng vì khả năng tiêu diệt cũng như phòng ngừa côn trùng chuyên hút chích hiệu quả.
Thành phần thuốc trị nhện đỏ trên cây chuối Mebe Pa
- Metarhizium sp: 1×106CFU/g
- Beauveria sp: 1×105CFU/g
- Paecilomyces spp: 1×105CFU/g
- Các chủng nấm như nấm tím paecilomyces sp, nấm xám Verticillium sp,…
- Hoạt chất sinh học và virus NPV.
Công dụng thuốc trị nhện đỏ trên cây chuối Mebe Pa
✅ Giảm mật độ côn trùng hút chích như nhện đỏ, rầy, rệp, bọ trĩ,…có hiệu lực kéo dài.
✅ Các vi nấm trong thành phần có lợi ích giúp mọc tơ trong cơ thể chúng sau đó đốt chân, đốt bụng, làm chúng ngừng ăn và dẫn đến chết khô cứng. Ngoài ra vi nấm còn phân tán sang các con khác và gây hại.
✅ Virus NPV cùng với hoạt chất sinh học giúp đẩy nhanh quá trình tiêu diệt côn trùng chích hút.
✅ Không tồn đọng chất hóa học, đảm bảo chất lượng nông sản, hiệu quả, bền vững.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị nhện đỏ trên cây chuối Mebe Pa
✅ Phun trị nhện đỏ hại chuối: Pha gói 20g Mebe Pa/20 lít nước, phun kỹ toàn bộ phận trên cây, đặc biệt là vùng tán dưới và mặt sau của lá, dùng cách 5-10 ngày/lần.
✅ Phun phòng nhện đỏ hại chuối: Pha gói 10g Mebe Pa/20 lít nước, phun ướt toàn bộ phận của cây, định kỳ từ 15-30 ngày/lần (3-5 lần/vụ).
Phía trên là bài viết về nhện đỏ hại chuối đã được AQ chúng tôi trình bày chi tiết với những nội dung đề cập đến như: Đặc điểm, vòng đời, nhận biết nhện đỏ qua các dấu hiệu gì, tác hại và cách phòng trừ bà con nên áp dụng. Hãy chú ý áp dụng, phòng ngừa nhện đỏ từ sớm để ngăn chặn tự tấn công và giúp cây trồng khỏe mạnh, phát triển tốt hơn.