Cách nhân giống thanh long cho năng suất cao, trái trĩu cành

Cách nhân giống thanh long cho năng suất cao, trái trĩu cành

30/01/2024

Kích thước chữ

Nhân giống thanh long là một trong những kỹ thuật quan trọng và cần thiết để xử lý vườn ở diện tích lớn. Nhân giống đúng cách sẽ giúp vườn thanh long đạt hiệu suất cao, hạn chế sâu bọ, nấm mốc. Không gây thiệt hại đến sản lượng thu hoạch, nâng cao nguồn kinh tế của bà con nông dân chuyên canh thanh long lâu dài.

Để rõ hơn về cách nhân giống thanh long hiệu quả cũng như quy trình xử lý và chăm sóc, mời bà con theo dõi qua bài viết sau đây.

Giới thiệu về kỹ thuật nhân giống thanh long hiệu quả

Quy trình nhân giống thanh long ra hoa, đậu trái tỷ lệ cao
Thanh long là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhân giống cac dòng thanh long chất lượng nâng cao năng suất và sản lượng kinh tế đầu ra

Nhân giống thanh long là phương pháp giúp cây ổn định năng suất, đảm bảo chất lượng cây và trái từ quá trình trồng đến khi thu hoạch. Là loại cây ăn quả dễ trồng và dễ chăm sóc, tuy nhiên bà con cũng cần nắm vững cách nhân giống cây thanh long để cây được khỏe mạnh, chống chịu bệnh hại tốt.

Tổng quan về cây thanh long

Thanh long là loại quả chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh tim, ung thư, mỡ xấu trong cơ thể. Bảo vệ và tăng cường sức khỏe của não bộ, cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng và chất xơ dồi dào cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa (ví dụ như prebiotics, sắt, magie, vitamin C,…).

Hiện nay, kỹ thuật nhân giống thanh long phổ biến là phương pháp ươm cành (giâm hom). Tận dụng lợi thế cành cây có sẵn để tiến hành nhân giống vô tính giúp bà con nâng cao hiệu quả vườn thanh long của mình.

Cách nhân giống cây thanh long bằng kỹ thuật ươm cành

Ươm cành hay còn gọi là giâm hom, giâm cành. Được sử dụng rộng rãi trong nhân giống các loại cây ăn quả, bao gồm cây thanh long bằng các cành cây con khỏe mạnh.

Ưu điểm của phương pháp ươm cành thanh long:

✅ Cách nhân giống cây thanh long này sử dụng cơ quan sinh dưỡng của chính nó, giúp kế thừa những đặc tính tốt của cây giống bố mẹ.

✅ Tiết kiệm chi phí mua hạt; chi phí nhân giống theo phương pháp in vitro.

✅ Thời gian nhân giống tương đối nhanh, hiệu quả cao, chất lượng trái đồng đều.

✅ Số lượng nhân giống lớn không gây ra biến dị, hỗ trợ hoạt động tạo ra giống thanh long mới.

Hướng dẫn quy trình nhân giống thanh long thành công 100%

Nhằm giúp bà con dễ dàng hơn trong công tác nhân giống cây thanh long, sau đây AQ xin chia sẻ quy trình cũng như kỹ thuật nhân giống cây thanh long đúng cách, siêng hoa ra trái tốt. Bao gồm 4 bước như sau.

Chuẩn bị dụng cụ thực hiện kỹ thuật nhân giống cây thanh long

Quy trình nhân giống thanh long ra hoa, đậu trái tỷ lệ cao
Sử dụng cắt cành hom bén tránh tình trạng dập, xây xước cành và cây giống

Bà con chuẩn bị các dụng cụ sau cho hoạt động ươm cành thanh long:

  • Kéo cắt cành: kéo bén tránh làm dập cành.
  • Thao chậu pha thuốc kích thích
  • Thuốc kích thanh long
  • Thuốc phòng bệnh
  • Túi bầu để ươm cành
  • Giá thể để giâm hom: cát giồng, bột xơ dừa, tro trấu

Chọn cành thanh lòng khỏe mạnh để nhân giống

Quy trình nhân giống thanh long ra hoa, đậu trái tỷ lệ cao
Cành có thể giâm hom phải khỏe mạnh, cành giữa tán cây, cành bánh tẻ và có độ dài khoảng 1m

✔️ Chọn cành thanh long để ươm không quá non cũng không quá già.

✔️ Độ tuổi từ 6 – 24 tháng.

✔️ Chiều dài cành khoảng 1m.

✔️ Cành hom là cành khỏe mạnh, không bị sâu hay bệnh hại.

✔️ Chọn cành nằm ở giữa tán cây, càng mập mạp càng tốt, thuận lợi cho việc ra rễ và sinh trưởng của cây.

Cắt cành thanh long

Bà con nên tiến hành nhân giống thanh long vào buổi sáng do thời gian giâm hom chỉ kéo dài khoảng 4 tiếng kể từ khi cắt cành. Độ dài cành hom từ 30 – 40cm.

Sau khi cắt nên bảo quản ở khu vực thoáng mát để khô nhựa cây thanh long.

Kỹ thuật cắt cành nhân giống thanh long:

Cành có đầu trên là đỉnh ra hoa: mặt phẳng cắt bằng.

Không có đỉnh sinh trưởng: đầu trên cắt bằng, đầu dưới cắt bằng hoặc cắt vát. Việc cắt vát sẽ tạo lợi thế hút nước cho cành hom nhờ tiết diện cắt lớn.

Lưu ý: Chỉ cắt lượng cành hom vừa đủ và tiến hành nhân giống cây thanh long trong ngày, không được để qua hôm sau.

Hướng dẫn hom cành thanh long trước khi nhân giống

Quy trình nhân giống thanh long ra hoa, đậu trái tỷ lệ cao
Nhúng thuốc phòng bệnh và nhúng thuốc kích rước là 2 bước không thể bỏ qua nếu muốn giâm cành thanh long thành công

Bước 1: Sau khi cắt nhúng cành hom qua thuốc phòng sâu bệnh, nấm mốc

Để tăng khả năng phòng bệnh hiệu quả lâu dài, AQ khuyến khích bà con sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học chứa các tổ hợp nấm đối kháng ngăn ngừa sâu bệnh hại tấn công. Vừa an toàn cho cây thanh long, vừa bảo vệ sức khỏe người trồng.

Một số sản phẩm thuốc ngừa sâu bệnh: Mebe Pa, Tribe Vacci Gold (new), v.v.

Cách nhúng cành hom: Nhúng ngập cành từ 1 – 2 cm. Nhúng hướng thẳng đứng.

Thời gian nhúng thuốc: Khoảng 5 phút, sau đó để ráo rồi tiến hành nhúng qua thuốc kích rễ thanh long.

Bước 2: Nhúng tiếp tục vào thuốc kích rễ

Bà con pha thuốc theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Thời gian và cách nhúng thuốc tương tự như bước 1.

Chuẩn bị đất cho cành giâm hom: phân chuồng hoai mục: 10%, phân NPK: 2%, giá thể: 90%.

Mỗi cành một túi ươm, cắm cành hom thẳng đứng, hạn chế xây xát gốc gom đã nhúng thuốc. Ở bước này, canh hom và túi ươm gộp lại thành bầu ươm.

Để bầu ươm ra rễ từ 15 – 20 ngày, kiểm tra độ dài rễ từ 1 – 2 cm là bầu đã đạt chuẩn để tiến hành nhân giống cây thanh long. Khu vực để bầu ươm là nơi mát mẻ để hỗ trợ cho việc nhân giống thanh long diễn ra thuận lợi hơn.

Bước 3: Đem cành đã giâm hom ra vườn trồng

Sau 15 – 20 ngày, phía dưới cành hom bung rễ, bên trên cũng bung nhanh, bà con tiến hành cắt bỏ lớp nhánh đầu tiên. Lần thứ 2 cành hom bung nhánh, loại bỏ hết các nhánh chỉ chừa một nhánh chính. Điều này để giúp cây thanh long cứng cáp hơn khi mang ra trồng ngoài bầu ươm.

Chăm sóc cành thanh long được trồng từ kỹ thuật nhân giống

Quy trình nhân giống thanh long ra hoa, đậu trái tỷ lệ cao
Tưới nước kết hợp bón phân, phun phân bón lá giúp cành hom sinh trưởng tốt

Có 3 điều cần lưu ý thực hiện đầy đủ khi thực hiện xong cách nhân giống cây thanh long, bà con bỏ qua hoặc thực hiện sai cách sẽ khiến cành ươm khó đâm chồi, dễ bị sâu bệnh, nấm mốc tấn công.

Tưới nước cây thanh long đều đặn

1 tuần tưới 3 lần. Thời tiết nắng nóng cây thanh long càng cần nước để duy trì độ ẩm trong đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Bà con lưu ý là tưới đều đặn với lượng nước vừa đủ. Tưới tràn sẽ dễ gây thối rễ, ảnh hưởng đến sức khỏe của cây.

Phun phân bón lá cho cây thanh long

Sau 7 – 10 ngày, khi thấy cành hom đã ra lá và chồi non, tiến hành phun phân bón lá và phân bón nhằm kích thích bộ rễ sinh trưởng. Khi bón phân chỉ nên bón ở phần đất xung quanh gốc để đất trồng thẩm thấu dần chất dinh dưỡng đưa đến cây thanh long.

Phun thuốc phòng trừ sâu hại, nấm mốc cho cây thanh long

Một số loại thuốc sinh học có thể sử dụng cho cây thanh long trong công tác phòng trừ, bà con nên thường xuyên ghé vườn và kiểm tra tình trạng cành hom để kịp thời xử lý nếu phát hiện bệnh lạ.

Trên đây là thông tin về cách nhân giống thanh long, hướng xử lý và chăm sóc giúp cây ra hoa đẹp, tỷ lệ đậu trái cao bằng phương pháp ươm cành. AQ mong rằng đã giúp bà con hiểu hơn về kỹ thuật nhân giống cây thanh long đạt hiệu suất cao mà không làm chết cây, tận dụng các cành con khỏe mạnh để duy trì năng suất của cây giống ban đầu. Chúc bà con thành công với vườn thanh long của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *