Cách phòng trừ mọt đục cành cà phê hiệu quả với Mebe Pa
Kích thước chữ
Mọt đục cành cà phê là một trong những đối tượng gây hại nghiêm trọng mà bà con chuyên canh cà phê cần lưu tâm. Chúng thường trú ẩn trong những trái non cà phê chưa được thu hoạch, sau đó lây lan và tấn công cành cây, khiến sức khỏe cây cà phê bị ảnh hưởng nặng, làm giảm năng suất vườn cây.
Làm sao để tiêu diệt loài sâu mọt cũng như cách ngăn chặn hiệu quả, mời bà con cùng AQ theo dõi qua bài viết sau.
Tổng quan về mọt đục cành cà phê
Mọt đục cành cà phê thuộc nhóm sâu đục cành có tên khoa học là Xyleborus morstatti Hagedorn. Trong một báo cáo khác, chúng được gọi với một cái tên là Xylosandrus compactus (Eichhoff). Ngoài cà phê, mọt đục cành còn cắn phá nghiêm trọng 2 loại cây trồng là hoa lan và bơ.
Năm 1941, sâu đục cành được phát hiện lần đầu tại Hoa Kỳ, lan rộng đến phía Bắc Carolina, Hawaii và phân bố mạnh mẽ ở khu vực có khí hậu nhiệt đới, bao gồm cả Việt Nam.
Đặc trưng loài mọt này là không gây hại trong giai đoạn nuôi trái. Ngược lại chúng đặc biệt ưa thích vườn cà phê xanh tốt sau giai đoạn thu hoạch. Đây là thời điểm vàng để sâu mọt tấn công cành cây khỏe mạnh, cắn phá làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quan của cây cà phê.
Đặc điểm hình dáng của loài mọt đục cành cà phê
Trứng: màu trắng, kích thước nhỏ (0,5 x 0,3cm), hình dạng quả trứng.
Ấu trùng: thân hình dài khoảng 2mm, đầu màu nâu nhạt, cơ thể màu trắng kem.
Nhộng: cơ thể màu trắng kem, chiều dài cơ thể gần bằng với con trưởng thành.
Mọt đục cành cà phê pha trưởng thành: Con cái thân mập mạp, hình trụ thuôn dài (1,4 – 1,9 mm), màu sắc từ nâu đến đen; Con đực nhỏ hơn con cái (chiều dài từ 0,8 – 1,1 mm), thân tròn, lùn, cơ thể màu nâu đỏ, không biết bay.
Vòng đời của loài sâu đục cành này kéo dài từ 31 – 48 ngày. Nhờ khả năng sinh sản đơn tính vì con đực không thể cây, mọt cái trưởng thành có thể tự giao phối, sinh sản và lây lan mạnh đến toàn vườn. Được cảnh báo về mức độ gây hại đối với các vườn trồng cà phê tại các quốc gia.
✔️ Thời gian phá hoại: tháng 9 – 10.
✔️ Thời gian gây hại nặng: tháng 12 – tháng 1 năm sau.
Bà con lưu ý các mốc thời gian này để phun thuốc phòng ngừa trừ trước, ngăn chặn mọt đục cành trên cây cà phê sinh trưởng và tấn công vườn.
Dấu hiệu nhận biết mọt đục cành cà phê xuất hiện
Thời điểm tấn công: Cuối mùa khô – đầu mùa mưa sau khi thu hoạch xong vụ cà phê.
Đối tượng bị tấn công: Cây cà phê nhỏ tuổi (ví dụ như cây 15 tháng tuổi), vườn cà sau khi thu hoạch còn sót những trái non hoặc chùm trái chín không đạt chuẩn.
Những biểu hiện của cây cà phê bị mọt đục cành tấn công gây hại:
✔️ Lá cây bị khuất, dưới gốc, nằm bên trong rụng nhiều sau vụ thu hoạch.
✔️ Những cành nhỏ có dấu hiệu khô cành, phần khô bắt đầu từ cuối cành, kéo dài lên ngọn, các chồi non tiếp giáp cũng bị khô đen theo.
✔️ Cành lớn cũng có ảnh hưởng tương tự. Bà con để ý mọt đục cành có xu hướng tập trung ở những cành to khỏe hơn so với những cành nhỏ.
✔️ Nếu thấy đốm bụi màu trắng trên cành cà phê cùng những dấu hiệu này, chứng tỏ mọt đục cành cà phê đã xuất hiện và gây hại vườn trồng của bà con.
Thiệt hại do mọt đục cành cà phê gây ra cho bà con
Gây chết cành nhỏ, thối thân, chồi non bị khô đen ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của cây cà phê.
Làm giảm sút sản lượng cà phê trên cây, nặng hơn có thể gây thất thoát mùa vụ do mọt đục cành lây lan mạnh làm chết cây cà phê.
Tác động xấu đến nguồn thu nhập và đời sống kinh tế của bà con nông dân.
Hao tổn chi phí khá nhiều để điều trị dứt điểm mọt đục cành trên cây cà phê.
Phương pháp canh tác phòng trị mọt đục cành cà phê
✅ Sau khi thu hoạch, tiến hành cắt cành bị khuất, cành héo, thu gom toàn bộ trái cà phê không đạt trên cây, tránh cho mọt con trú ẩn và gây hại.
✅ Đem tiêu hủy xa vườn, không được vun vào gốc để ủ phân.
✅ Cắt tỉa tạo hình cho cây cà phê phát triển cân đối.
✅ Bón phân và tưới nước với liều lượng phù hợp giúp cây sinh trưởng tốt.
✅ Trong trường hợp mọt đục cành cà phê phát triển mạnh, bắt buộc phải dùng thuốc sinh học để ngăn chặn mật độ lây lan của chúng đến những cây cà khỏe mạnh khác.
Thuốc đặc trị mọt đục cành cà phê Mebe Pa hiệu quả nhanh
Sản phẩm sinh học là giải pháp hữu hiệu cho sự tàn phá nghiêm trọng của mọt đục cành trong vườn cây. AQ đề xuất bà con trải nghiệm chế phẩm Thuốc trị mọt đục cành cà phê Mebe Pa để hóa giải nỗi lo mỗi khi mùa mưa đến.
Thành phần thuốc trị mọt đục cành trên cây cà phê Mebe Pa
Tổ hợp nấm 4 màu: Metarhizium sp, Beauveria sp, Paecilomyces spp, Verticillium sp có hàm lượng 1 x 108 CFU/g.
Kết hợp với các chủng vi sinh khỏe mạnh tiêu diệt tận gốc quần thể mọt đục cành cà phê.
Công dụng thuốc trị mọt đục cành trên cây cà phê Mebe Pa
✅ Quản lý, kiểm soát mật độ mọt đục cành trong vườn cà phê, ức chế và xử lý nhanh.
✅ Cơ chế tiêu diệt: nấm ký sinh vào cơ thể mọt đục cành, phát tán bào tử đốt cháy bụng và chân, khiến chúng ngừng ăn và chết hẳn. Chuyển hóa thành chất hữu cơ dễ tiêu cho cây trồng hấp thụ dinh dưỡng.
✅ Không gây dư lượng thuốc trên quả cà phê thu hoạch.
✅ Hiệu lực thuốc kéo dài, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị nông sản cho kinh tế nhà nông.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị mọt đục cành trên cây cà phê Mebe Pa
Phun thuốc trị mọt đục cành hại cây cà phê: 20g Mebe Pa +b 20 lít nước.
- Phun ướt toàn bộ thân – cành – tán cây (nhất là mặt sau) – vùng dưới tán.
- Phun nhắc lại sau 5 – 10 ngày đến khi không còn thấy mọt trong vườn.
Phun thuốc phòng mọt đục cành cà phê: 10g Mebe Pa + 20 lít nước.
- Phun ướt toàn bộ thân – cành – hai mặt lá – vùng dưới tán.
- Mỗi vụ cà phê phun từ 3 – 5 lần, cách nhau 15 – 30 ngày.
Mebe Pa đáp ứng kỹ thuật phun thuốc bằng máy bay.
Địa chỉ mua thuốc trị mọt đục cành cà phê uy tín, chất lượng
Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ là đơn vị chuyên cung cấp các chế phẩm sinh học chuyên trị sâu bệnh hại tấn công vườn cây, xử lý dứt điểm, hiệu quả kéo dài sau khi dừng thuốc. Được nhiều bà con tin dùng và sử dụng cho vườn cây của mình trên khắp các tỉnh thành Việt Nam.
Thuốc trị mọt đục cành trên cây cà phê Mebe Pa do Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ sản xuất, phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
Hy vọng với bài viết về mọt đục cành cà phê mà AQ chia sẻ đã giúp bà con hiểu hơn về tình hình sâu bệnh hại trong vườn cà của mình. Từ đó chuẩn bị phương án phòng trừ hiệu quả hơn, đảm bảo sức khỏe cây trồng ở mùa vụ tới.