Cách xử lý trái măng cụt bị cứng hiệu quả và Nguyên nhân

Cách xử lý trái măng cụt bị cứng hiệu quả và Nguyên nhân

07/06/2024

Kích thước chữ

Măng cụt bị cứng sượng trái, thịt giòn nhưng không ngọt, thay vào là vị chua, thậm chí có thể thối trái là do nguyên nhân nào, làm sao để phòng ngừa và xử lý dứt điểm tình trạng này. Nhiều người mua măng cụt về hay gặp tình trạng mua 10 nhưng chỉ ăn được 5 – 6 trái, một phần bắt nguồn từ việc không nhận diện được đâu là trái bị cứng vỏ.

Tìm hiểu về quả măng cụt bị cứng

Nguyên nhân khiến măng cụt bị cứng & Cách phòng ngừa
Mua 10 trái măng cụt nhưng chỉ ăn được 5 – 6 trái, nguyên do là vỏ cứng, cơm sượng

Măng cụt bị cứng về bản chất không quá khác với măng cụt bị vàng do bệnh xì mủ nứt thân gây ra. Biểu hiện chung nhất là sượng vỏ, thối trái. Măng cụt bị bệnh xì mủ xuất hiện từ giai đoạn trái non và thân cây. Riêng tình trạng vỏ măng cụt cứng sẽ xảy ra thời điểm sắp thu hoạch trái.

Cả hai dạng bệnh hại này đều gây ra những ảnh hưởng nhất định như: giảm chất lượng trái, tính thẩm mỹ kém, thối hư trái, mất uy tín người bán và hạn chế nguồn thu nhập của người trồng.

Tại sao trái măng cụt bị cứng vỏ?

Nguyên nhân khiến măng cụt bị cứng & Cách phòng ngừa
6 nguyên nhân khiến măng cụt dễ bị cứng vỏ, sượng cơm hầu như vườn nào cũng dễ mắc phải

Có 6 nguyên nhân để trả lời cho câu hỏi “tại sao măng cụt bị cứng vỏ”:

1️⃣ Bọ trĩ sinh sôi mạnh trong thời tiết nóng và khô, chúng chích hút nhựa trên vỏ trái gần cuống khiến nước mủ chảy vào cơm trái gây sượng.

2️⃣ Thời điểm thu hoạch măng cụt thường vào mùa mưa, lúc này cây nhận được một lượng nước nhiều hơn bình thường, kích thích cơm trái măng cụt phát triển nhưng vỏ thì không. Điều này cũng gây ra hiện tượng sượng trái, cứng vỏ.

3️⃣ Gió mạnh đung đưa cành và trái măng cụt khiến chúng va đập vào nhau. Sự va đập này cũng khiến quả măng cụt bị cứng.

4️⃣ Hái trái khi chưa đủ độ chín trên cây, sau đó đem đi ủ hoặc ép măng cụt chín bằng thuốc hoá học đều gây sượng trái. Chưa kể những trái nhúng thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người mua hàng.

5️⃣ Hái trái không cẩn thận làm trái va đập, rung cành để rụng trái… tương tự như gió khiến cành, trái măng cụt va đập vào nhau sẽ gây sượng trái, cứng vỏ ở nơi tiếp xúc.

6️⃣ Nguyên nhân cuối cùng khiến măng cụt bị cứng vỏ là do quá trình phân loại chưa đúng cách. Khi phân loại măng cụt cần dựa trên trạng chín như độ mềm vỏ và màu sắc. Việc để chung trái sắp chín và trái chín (màu tím đen) sẽ gây tác động qua lại trong quá trình vận chuyển đều gây sượng trái, cứng vỏ ở trái chín.

Măng cụt bị cứng ăn có ngon không?

Về bản chất, những quả măng cụt vỏ mỏng mềm cho thấy trái mọng nước và chín đều. Vì thế, những trái măng cụt cứng vỏ đều ăn không ngon. Một số tình trạng thường thấy ở măng cụt cứng vỏ: sượng trái, thịt giòn, vị chua, đắng và có thể thối hư.

Phương pháp chăm sóc phòng ngừa măng cụt bị cứng vỏ đơn giản, hiệu quả

Nguyên nhân khiến măng cụt bị cứng & Cách phòng ngừa
Việc phân loại đúng tình trạng măng cụt sau thu hoạch cũng giảm bớt nguy cơ cứng vỏ do tác động trong vận chuyển

✅ Sử dụng bẫy sinh học, đặt đèn để bắt bọ trĩ trưởng thành trong vườn.

✅ Duy trì độ ẩm đất từ 50 – 55% trong 1 tháng trước khi thu hoạch măng cụt, dùng bạt che liếp hạn chế ánh nắng mặt trời.

✅ Cung cấp đủ các dinh dưỡng cần thiết giúp cứng vỏ như Ca và B.

✅ Không bón dư đạm, tập trung bón nhiều kali giai đoạn cây măng cụt nhú đọt và sau trổ bông.

✅ Xây dựng hệ thống thoát nước cho đất trồng, hạn chế tình trạng úng đất gây hiện tượng sốc nước dẫn đến măng cụt bị cứng vỏ.

✅ Khi thu hoạch tránh các động tác như rung cành, giựt mạnh trái, quăng trái,…điều này sẽ khiến trái bị va đập và gây sượng ở những khu vực tiếp xúc đó.

✅ Khi phân loại măng cụt, cần phân theo độ chín và màu sắc của trái, không để trái sắp chín chung rổ với trái chín.

⚠️ Trong trường hợp khẩn cấp, bà con có thể sử dụng thuốc BVTV hoá học được cho phép sử dụng tại Việt Nam để xử lý bọ trĩ trong vườn. Lưu ý không lạm dụng thuốc, phun thuốc theo hướng dẫn trên bao bì và tuân theo các quy định của NSX.

Thuốc đặc trị bọ trĩ gây hại cây măng cụt Mebe Pa an toàn cho cây

Nguyên nhân khiến măng cụt bị cứng & Cách phòng ngừa
Đối với tác nhân bọ trĩ cần có thuốc trừ sâu sinh học Mebe Pa xử lý triệt để

Vườn măng cụt nào cũng có nguy cơ bị bọ trĩ tấn công, nhất là khi điều kiện môi trường thích hợp tạo cơ hội cho bọ trĩ sinh sôi và gây hại trên diện rộng. Vì thế, Thuốc đặc trị bọ trĩ hại măng cụt, ngăn sượng trái Mebe Pa là sự lựa chọn phù hợp cho vườn cây canh tác theo hướng hữu cơ.

Thành phần thuốc trị bọ trĩ ở cây măng cụt Mebe Pa

Mebe Pa là tổ hợp 4 loại nấm màu và vi khuẩn Bt hữu hiệu với khả năng ức chế và tiêu diệt tận gốc quần thể bọ trĩ, hiệu quả phổ rộng trên toàn vườn.

  • Bacillus thuringiensis: 108 CFU/g
  • Metarhizium sp: 1 x 105 CFU/g
  • Beauveria sp: 1 x 105 CFU/g.
  • Các thành phần bổ sung: Verticillium sp, Paecilomyces sp, Nucleo Pohedrosis virus, hoạt chất sinh học đặc hiệu.

Công dụng thuốc đặc trị bọ trĩ ở cây măng cụt Mebe Pa

✔️ Hạn chế tình trạng măng cụt bị cứng vỏ, sượng trái, đảm bảo chất lượng trái giai đoạn thu hoạch.

✔️ Nấm ký sinh tấn công bọ trĩ thông qua đường tiêu hoá khiến chúng ngừng ăn và chết dần sau 2 – 3 ngày.

✔️ Giải quyết dứt điểm từ trứng đến bọ trưởng thành.

✔️ Đặc biệt không gây hại đến các loài thiên địch trong vườn măng cụt.

Cách sử dụng thuốc đặc trị bọ trĩ ở cây măng cụt Mebe Pa

🔹 Phun trị bọ trĩ hại măng cụt: 100g Mebe Pa + 100 – 200 lít nước, xử lý cách 3 – 5 ngày 1 lần.

🔹 Phun phòng bọ trĩ hại măng cụt: 100g Mebe Pa + 200 – 400 lít nước, phun phòng định kỳ 10 – 20 ngày 1 lần.

🔹 Cách phun: Tập trung phun ở khu vực thân và lá cây măng cụt.

Trên đây là những giải đáp của AQ cho câu hỏi “tại sao măng cụt bị cứng?”, các nguyên nhân cũng như hướng xử lý phù hợp. Mong rằng với những chia sẻ này đã giúp bà con hiểu hơn về tầm quan trọng của việc canh tác khi trồng cây măng cụt, thực hiện đúng các kỹ thuật và phun phòng ngừa bọ trĩ, hạn chế tình trạng vỏ măng cụt bị cứng, sượng trái.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Kiểm soát nấm ký sinh, tiêu diệt côn trùng hút chích gây hại như nhện đỏ, rầy rệp,…
5.00 out of 5
130.000VND
Mua ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *