Cách phòng trị lúa bị khô bông đạo ôn và Nguyên nhân do đâu
Kích thước chữ
Lúa bị khô bông gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng lúa gạo. Trong đó nguyên nhân chính gây ra tình trạng khô bông là do bệnh đạo ôn dẫn đến lúa bị khô cổ bông, khô héo bông lúa.
Để có thể kiểm soát, khắc phục tình trạng này, bà con nông dân cần sớm áp dụng các biện pháp chăm sóc và quản lý hiệu quả. Thực hiện canh tác lúa cùng AQ với những phương pháp bảo vệ mùa màng khỏi hiện tượng khô cổ bông do bệnh hại trong bài viết sau.
Tìm hiểu về tình trạng lúa bị khô bông
Lúa bị khô bông là hiện tượng bông lúa không phát triển đầy đủ, hạt bị lem lép. Cổ bông khô héo dẫn đến bông lúa lép lửng khiến cho sản lượng lúa giảm sút, đôi khi gây mất trắng mùa vụ. Đây là một vấn đề nghiêm trọng vì vậy bà con nên sớm áp dụng các biện pháp phòng trị để bảo vệ mùa màng và tăng hiệu quả sản xuất.
Nguyên nhân làm cho cây lúa bị khô bông
Lúa bị khô cổ bông xảy ra khi nấm xâm nhập gây khô đen và dẫn đến hạt lúa lem lép hoặc không phát triển do nguyên nhân sau đây:
Do bệnh đạo ôn cổ bông
Bệnh đạo ôn cổ bông là nguyên nhân chính khiến bông lúa bị khô do nấm Pyricularia oryzae gây ra. Chúng xâm nhập vào cây trong giai đoạn lúa phát triển, đẻ nhánh và trổ bông thông qua các vết thương ở cành lá, nguồn nước nhiễm bệnh.
Trong điều kiện thời tiết thuận lợi quá trình ruộng lúa bị nhiễm bệnh nặng hơn khi trời âm u, có sương mù, ẩm ướt kéo dài, nhiệt độ 22-26 độ C, độ ẩm không khí cao trên 90%, ruộng bón dư thừa đạm, thiếu kali giúp cho bào tử nấm sinh sôi, tấn công mạnh mẽ.
Điều kiện chăm sóc không hợp lý
Trong điều kiện bón phân chưa đúng cách, bệnh đạo ôn dễ phát triển hơn đặc biệt ở các ruộng bón dư đạm, thiếu kali với các biểu hiện như sau:
Thiếu kali: Làm cây lúa phát triển chậm, còi cọc, đẻ nhánh kém, không đủ sức chống chịu với tác nhân gây bệnh.
Bón thừa đạm: Khiến cây phát triển quá mức, lá lúa to, đẻ nhánh vô hiệu nhiều, ruộng lúa trỗ muộn có hiện tượng đổ non, năng suất không cao và dễ bị nấm bệnh tấn công.
Sử dụng giống lúa không phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu ở địa phương. Gieo sạ quá dày, làm giảm sự thông thoáng và tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh. Đặc biệt quản lý nước tưới không hiệu quả, để ruộng bị khô hạn hoặc ngập úng trong thời gian dài cũng dẫn đến thiệt hại cho mùa vụ của bà con.
Dấu hiệu nhận biết cây lúa bị khô bông đạo ôn cổ bông
Đối với trường hợp bông lúa bị khô héo đặc biệt là do nhiễm nấm bệnh đạo ôn, các triệu chứng thường xuất hiện như sau:
- Trên lá lúa: Ban đầu có những vết bệnh nhỏ màu xám nhạt, viền vàng xung quanh, sau dần chuyển thành nâu đen và lan rộng dạng hình thoi. Nếu bệnh tiến triển nặng, các vết bệnh sẽ liên kết lại với nhau tạo thành mảng cháy lá lớn gây chết cây.
- Trên cổ bông và thân lúa: Vết bệnh ban đầu màu xám, sau dần chuyển sang nâu và lan rộng xung quanh cổ bông. Khi mạch dẫn đã bị nấm xâm nhập, nguồn dinh dưỡng vận chuyển đến bông bị cắt đứt, sẽ gây ra hiện tượng hạt lúa bị đen, và lép.
Tác hại do không sớm xử lý tình trạng cây lúa bị khô bông gây ra
Với bệnh đạo ôn gây khô héo bông lúa do nấm Pyricularia oryzae tấn công đặc biệt trong giai đoạn cây lúa đang phát triển tốt, đẻ nhánh và trổ bông đã gây thiệt hại lớn đến năng suất và chất lượng lúa gạo. Nếu không kịp thời xử lý cũng như phòng ngừa, bệnh sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế của bà con nông dân.
Phương pháp chăm sóc phòng ngừa cây lúa bị khô bông hiệu quả
Giải pháp phòng ngừa và khắc phục bông lúa khô héo do bệnh đạo ôn cần được thực hiện ngay từ đầu với các kỹ thuật như sau:
🔶 Sử dụng các giống lúa có khả năng chống chịu tốt với bệnh đạo ôn và điều kiện khắc nghiệt.
🔶 Vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ tàn dư thực vật sau thu hoạch, và tiến hành cày bừa kỹ để tiêu diệt mầm bệnh còn sót lại.
🔶 Bổ sung đầy đủ kali, lân và lưu ý hạn chế bón thừa đạm. Thực hiện bón phân theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa để tăng hiệu quả canh tác.
🔶 Quản lý nước tưới cho ruộng, đảm bảo giữ ẩm và tránh để khô hạn trong giai đoạn làm đòng và trổ bông.
🔶 Thường xuyên thăm đồng để phát hiện bệnh sớm, phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều, đúng cách, đúng thời điểm).
🔶 Điều chỉnh chế độ chăm sóc cho phù hợp, ngừng bón phân đạm khi phát hiện ruộng lúa bị nhiễm bệnh, đồng thời bổ sung kali và phân bón qua lá để giúp cây phục hồi.
Thuốc phòng trị lúa bị khô bông Chatomium AQ11 hiệu quả, an toàn cho cây
Đạo ôn là một trong những bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất trên cây lúa đã gây thiệt hại lớn về năng suất vụ mùa. Bệnh này có thể xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của lúa, do đó nên phòng trị từ sớm với sản phẩm sinh học Chatomium từ AQ chi tiết như sau:
Thành phần của thuốc trị bệnh khô cổ bông lúa Chatomium AQ11
- Chaetomium cupreum 1.5×10^6 CFU/g bột.
- Tổ hợp hơn 40 chủng vi sinh vật đối kháng hiệu quả trong phòng trừ nấm bệnh: Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus spp và hệ vi sinh giúp cải tạo đất…
Công dụng của thuốc trị bệnh khô cổ bông lúa Chatomium AQ11
- Sản phẩm chứa hàm lượng bào tử nấm Chaetomium đối kháng với hiệu lực cao và tác dụng lâu dài.
- Kháng sinh sinh học từ nấm đối kháng giúp quá trình tiêu diệt nấm gây bệnh triệt để và nhanh chóng hơn.
- Tăng sức đề kháng cho cây phòng ngừa các tác nhân gây bệnh do nấm và điều kiện thời tiết bất lợi.
- Giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn thông qua vi sinh cải thiện chất lượng đất…
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh khô cổ bông lúa Chatomium AQ11
Sử dụng thuốc trừ bệnh sinh học Chatomium dùng đúng liều lượng, cách thức để sản phẩm phát huy tối đa công dụng cho cây lúa với cách pha như sau:
- Phun trị đạo ôn: Hòa tan 1 chai 500g Chatomium thuốc phun phòng trị bệnh đạo ôn cho 1ha lúa, cách 3-5 ngày phun 1 lần.
- Phun phòng đạo ôn: Hòa tan 1 chai 500g Chatomium thuốc phun phòng trị bệnh đạo ôn cho 1ha lúa với 600-800L nước, cách 15-30 ngày phun 1 lần.
Bài viết trên từ AQ đã mang lại những thông tin chi tiết về tình trạng lúa bị khô bông cũng như các biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn gây khô cổ bông với Chatomium. AQ hân hạnh là người bạn cùng đồng hành với bà con và cung cấp các giải pháp sinh học hiệu quả, an toàn cho mùa vụ bội thu, đạt năng suất cao.