Hướng dẫn cách trồng lan thanh đạm Indo hoa nở đẹp, rực rỡ
Kích thước chữ
Lan thanh đạm indo là một loại hoa được nhiều gia đình ưa chuộng và thực hiện trồng tại nhà. Mang vẻ đẹp thanh tao, sang trọng, bắt mắt, loài hoa này đang được nhân giống nhiều khắp các nhà vườn, sử dụng để trang trí nhà ở và tăng tính thẩm mỹ cho khu vườn.
Giới thiệu về cách trồng lan thanh đạm Indo
Cách trồng lan thanh đạm Indo đúng kỹ thuật cho ra những bông hoa đẹp, rực rỡ và đầy quyến rũ. Việc trồng lan indo giúp trang trí không gian thêm sự thẩm mĩ, ngoài ra còn đem lại cảm giác thư giản cho người trồng với hương thơm nhẹ nhàng và vẻ đẹp thanh tao.
Việc trồng lan Indo trong nhà đang được nhiều người lựa chọn, bởi kỹ thuật trồng khá đơn giản và không phải tốn nhiều công sức cho việc chăm sóc. Lợi ích của việc trồng lan thanh đạm mang lại rất nhiều, cây cho ra những bông hoa rực rỡ, hương thơm nhẹ nhàng, quyến rũ.
Đặc điểm hình dáng của cây lan thanh đạm indo
Lan indo hay còn được biết đến với tên gọi là thanh đạm tuyết ngọc và có tên khoa học là Coelogyne mooreana. Cây thuộc họ phong lan và hiện nay, được trồng nhiều ở Đà Lạt, Nha Trang và Quảng Trị.
Cây có nhiều kích cỡ khác nhau và có chiều cao trung bình trong khoảng từ 30-40cm. Thân lan thanh đạm có hình trụ và màu xanh bóng khác biệt với các loại cây phong lan khác. Lá cây nhỏ, hình mác và thuôn nhọn ở phía đầu của lá cây.
Trung bình, hoa cây lan thanh đạm thường nở vào tháng 10-12 hoặc vào mùa xuân, tùy vào điều kiện thời tiết. Cây cho ra hoa rực rỡ, có mùi thơm ngọt và lâu tàn. Khác với các cây lan khác, lan thanh đạm thường sẽ nở thành một chùm hoa dài, rũ xuống dưới.
Điều kiện sinh trưởng của lan thanh đạm indo
Cây lan thanh đạm là một loại cây khá dễ trồng và có khả năng sinh trưởng rất tốt, đặc biệt ở khu vực có khí hậu nhiệt đới của vùng Đông Nam Á. Cây sinh trưởng mạnh khi được trồng ở nơi:
Ánh sáng vừa đủ nhưng không bị được tiếp xúc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời và ban ngày. Bà con nên đặt cây ở nơi có ánh sáng nhẹ hoặc có thể treo ở cửa sổ.
Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển tốt trong khoảng từ 20-30 độ C vào ban ngày và cây không thể chịu được nhiệt độ dưới 15 độ C vào ban đêm. Do đó, khi trồng cây, bà con chú ý đặt cây ở nơi có nhiệt độ ấm.
Cây lan thanh đạm cần độ ẩm cao. Bà con có thể sử dụng bình xịt phung sương để tạo độ ẩm cho cây hoặc đặt chậu cây ở trên đĩa nước giúp giữ độ ẩm cho không khí xung quanh của cây.
Tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng cụ thể mà cây lan thanh đạm cho ra lượng hoa và màu sắc khác nhau.
Chuẩn bị gì trước khi tiến hành trồng lan thanh đạm indo
Để tiến hành trồng cây lan thanh đạm indo ngay tại nhà nhanh chóng và đúng kỹ thuật, bà con cần chuẩn bị một số vật dụng theo hướng dẫn dưới đây:
Giá thể trồng lan thanh đạm indo
Đối với cây lan indo, giá thể phù hợp nhất để cây phát triển mạnh và sinh trưởng tốt là vỏ thông. Trong vỏ thông có chứa lượng lớn resin nên vô cùng bền và có tính sát khuẩn cao, ít bị rêu bám, giúp hạn chế được nấm bệnh gây hại cho cây hoa lan.
Ngoài ra, bà con có thể bổ sung và trộn chung các giá thể khác cho cây lan như rêu vun, rễ dương sỉ, than, xơ dừa. Đây là các giá thể vô cùng tốt cho cây hoa lan, giúp tăng độ thông thoáng và thoát nước. Riêng đối với giá thể là vụn than, bà con cần phải ngâm nước trước khi tiến hành sử dụng để loại bỏ mùi hương có trong than.
Chậu trồng lan thanh đạm indo
Khi trồng cây lan thanh đạm, bà con cần phải tiến hành lựa chọn các chậu trồng cây có nhiều lỗ thoát nước để đảm bảo cây phát triển tốt mà không bị tác động gây hư hỏng rễ cây. Chậu cây phù hợp nhất để trồng cây lan là chậu được làm từ đất nung hoặc chậu nhựa.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng lan thanh đạm indo ra hoa rực rỡ
Sau khi chuẩn bị các giá thể, chậu trồng cây và cây giống lan thanh đạm indo, bà con tiến hành thực hiện các bước trồng cây lan như sau:
Bước 1: Làm sạch rễ lan thanh đạm Indo
Đây là một công đoạn vô cùng quan trọng nhưng nhiều người thường bỏ lơ và khiến cây kém phát triển. Việc không làm sạch rễ cho cây lan trước khi trồng sẽ tồn đọng nấm bệnh gây hại cho cây và khiến cây khó sinh trưởng, từ đó, cây nhanh héo và chết cây.
Trước khi trồng cây, bà con nên để cây ở nơi có nhiệt độ khoảng từ 2-3 giờ, sau đó, cắt tỉa phần rễ bị hư, hôi thối, chỉ giữ lại phần rễ khỏe mạnh, mới nhú để tăng khả năng sống và phát triển của cây lan. Đảm bảo môi trường trồng cây thích hợp, phần rễ sẽ mọc dài và dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng nuôi cây.
Bước 2. Treo ngược cây lan thanh đạm Indo
Sau khi xử lý và loại bỏ toàn bộ phần rễ bị hư hỏng, bà con tiến hành ngâm cây vào trong nước sạch và vớt ra. Sử dụng dây để buộc ngược cây lan và treo ở nơi mát mẻ để tránh tình trạng ứ đọng nước gây thối rễ cho cây.
Bước 3. Trồng cây lan thanh đạm Indo vào trong chậu
Bà con cho hỗn hợp các giá thể trồng cây vào khoảng 1/3 chậu và đặt cây vào. Sau đó, cho tiếp hỗn hợp các giá thể còn lại vào để giúp cây đứng vững. Cuối cùng, cho một lượng vỏ thông lên trên.
Trong trường hợp, bụi lan thanh đạm mọc không đều xung quanh chậu, bà con đặt cây ở một phần mép chậu, hướng các mầm non vào vị trí giữa chậu. Khi trồng cần đảm bảo gốc cây không bị lung lay bởi các tác động cơ học như áp lực tưới hay gió nhẹ.
Chăm sóc lan thanh đạm indo sau khi trồng hoa nở rực rỡ
Sau khi tiến hành trồng lan thanh đạm indo đúng kỹ thuật, bà con cần phải đảm bảo chăm sóc cho cây theo các bước sau, giúp cây nhanh chóng thích nghi với môi trường, phát triển tốt cho cây ra hoa.
Tưới nước cho cây lan thanh đạm indo
Bà con tiến hành tưới cây 2 lần/ngày vào mùa khô vì cây sẽ bị mất nước nhiều, gây ảnh hưởng đến sự phát triển. Đặc biệt, lan indo là một cây thích ẩm nên cần đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng ẩm cho cây.
Khi cây đã trưởng thành hoặc khi thời tiết mưa nhiều, nhiệt độ giảm thì bà con cần phải giảm lượng nước tưới cho cây để tránh tình trạng cây bị úng rễ và chết cây. Có thể tiến hành tưới sơ qua để cây phát triển trong thời tiết lạnh.
Định kỳ mỗi tháng bà con cần phải xả muối cho cây lan thanh đạm. Đặc biệt, khi nhận thấy lá cây nhăn nheo, héo úa, bà con cần phải nhanh chóng tưới nước cho cây.
Bón phấn bổ sung dinh dưỡng cho cây lan thanh đạm indo
Bà con sử dụng phân NPK hoặc phân hữu cơ tan chậm để bón cho cây phát triển, đi rễ mạnh. Pha lượng nhỏ phân NPK (khoảng 1 muỗng cafe) với 4 lít nước và tưới đều quanh gốc cây. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng phân trùn quế, phân bò… để bón cho cây, giảm tình trạng gây nóng cây như phân NPK.
Tạo ẩm và độ thông thoáng cho lan thanh đạm indo
Cây lan indo cần môi trường trồng cây có độ ẩm cao, duy trì trong mức từ 70-80%, việc này sẽ giúp cây sinh trưởng tốt và cho ra nhiều hoa đẹp. Khi cây bị thiếu nước hoặc độ ẩm thấp, cây không thể cho ra hoa.
Độ thông thoáng là một yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng đến toàn bộ cây trồng nói chung và cây hoa lan nói riêng. Do đó, bà con cần phải đảm bảo độ thông thoáng của cây, không trồng cây quá dày đặc hoặc ở nơi không thoáng mát, tạo điều kiện cho nấm bệnh gây hại.
Kinh nghiệm trồng lan thanh đạm indo hoa lâu tàn
Khi cây hoa lan indo ra hoa, bà con có thể đặt cây ở nơi ẩm, tránh mưa gió và có đèn thắp suốt đêm. Việc này giúp kích thích cho cây nở hoa nhanh và hoa tươi, đẹp lâu dài. Ngoài ra, có thể thúc đẩy cây hoa lan thanh đạm phát triển, bà con tiến hành tưới đủ nước và thêm phân cho cây.
Bật mí cùng bà con một cách để giúp cây hoa lâu tàn. Đó chính là đem chậu vào nơi ẩm, giảm ánh sáng, không phun thuốc và ít tưới nước cho cây. Khi tưới, tránh tưới vào hoa mà chỉ nên tưới xung quanh rễ cây để cây hấp thụ nước tốt hơn.
Lan thanh đạm indo là một loại cây vô cùng đẹp và dễ trồng, dễ chăm sóc. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bà con đủ kỹ thuật về cách trồng cây cũng như bí quyết giữ cho hoa lâu tàn hơn. Chúc bà con trồng được thật nhiều chậu lan thanh đạm đẹp, cây ra nhiều hoa và phát triển tốt.