Kỹ thuật trồng bơ sáp trái đậu trĩu cành, trái to, bóng

Kỹ thuật trồng bơ sáp trái đậu trĩu cành, trái to, bóng

08/03/2023

Kích thước chữ

Kỹ thuật trồng bơ sáp quyết định chất lượng thu hoạch của loại quả này. Hiện nay, bơ sáp là loại quả được nhiều bà con nhà vườn lựa chọn trồng bởi giá trị kinh tế cao. Để khai thác tốt giá trị của bơ sáp và đạt lợi ích về kinh tế, mời bà con cùng tìm hiểu về quy trình trồng bơ sáp trái đậu trĩu cành, bóng trái, lớn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao với một mùa vụ bội thu.

Tổng quan về kỹ thuật trồng bơ sáp

Cây bơ sáp là gì, có giá trị dinh dưỡng như thế nào, hiện nay trên thị trường có tất cả bao nhiêu loại bơ, chúng được phân loại như thế nào, đặc điểm sinh trưởng phát triển của từng loại bơ trồng ra sao? Quy trình canh tác cây bơ mang lại hiệu quả cao với một mùa vụ bội thu.

Bơ sáp là gì?

Bơ sáp có nguồn gốc từ Mexico, xuất hiện ở nước ta từ năm 1940. Bơ sáp thường được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.

Kỹ thuật trồng bơ sáp trái đậu trĩu cành, trái to, bóng
Tìm hiểu về cây bơ sáp, phân loại giống bơ và kỹ thuật trồng cây bơ sáp

Bơ sáp phân chia thành các loại bơ như sau:

🔹 Bơ 034: đây là loại bơ rất được ưa chuộng, thường được xuất khẩu đến các nước trên thế giới. Bơ 034 có hình dạng thuôn dài, vỏ mỏng, cơm bơ dày và béo, hạt nhỏ hoặc thậm chí không có hạt

🔹 Bơ booth: có dạng hình tròn, vỏ căng, phần thịt bơ màu vàng đậm, dẻo và rất béo. Bơ booth có thời gian bảo quản khá lâu so với các loại bơ khác, khoảng 7 ngày.

🔹 Bơ không tên: loại bơ này khá được ưa chuộng trên thị trường. Quả dạng hình bầu dục, kích thước to, vị bơ thơm và ngọt nhẹ đặc trưng.

🔹 Bơ năm lóng: loại bơ này thuộc giống bơ sáp, hình dạng khá giống bơ không tên. Bơ năm lóng có hình bầu dục hoặc thuôn dài, hạt bơ to, thịt vàng ươm,

Các đặc điểm nổi bật của cây bơ sáp

Cây bơ sáp có nhiều đặc điểm khá đặc trưng. Đặc điểm sinh thái của loại cây này là ưa ẩm ướt, ưa sáng, sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng đất tơi xốp. Bơ sáp là loại cây trồng lấy quả, cây thân gỗ. Cây bơ sáp thông thường cao khoảng 6-8m.

Bơ sáp có lá màu xanh đậm, phiến lá dài khoảng 20cm. Hoa của bơ sáp màu vàng xanh, mọc thành từng chùm. Quả hình cầu, dài khoảng 7-15cm, vỏ nhẵn, màu xanh đậm. Ruột quả mềm, thịt quả khi chín có màu vàng nhạt, béo vừa phải và thơm. Bơ sáp cho quả đầu mùa thu.

Giá trị dinh dưỡng của trái bơ sáp

Bơ sáp có giá trị dinh dưỡng cao và được nhiều người ưa chuộng. Bơ sáp chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa. Sử dụng bơ sáp giúp chống lão hóa, cho da sáng, khỏe và đẹp. Ngoài ra, bơ sáp cũng có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Kỹ thuật trồng bơ sáp trái đậu trĩu cành, trái to, bóng
Giá trị dinh dưỡng của một trái bơ sáp mang lại cho người dùng

Bơ sáp có thể dùng trực tiếp hoặc chế biến thành đa dạng các món ăn. Các món ngon chế biến từ bơ sáp có thể kể đến như kem bơ, sinh tố bơ, nướng bơ…Ngoài ra, bơ sáp còn có tính ứng dụng trong các loại mỹ phẩm, làm đẹp.

Chuẩn bị cho khâu kỹ thuật trồng bơ sáp

Bơ sáp mang lại nhiều lợi ích về dinh dưỡng và kinh tế, vì vậy nhiều bà con nhà vườn trồng loại cây này để nâng cao nguồn thu nhập. Để thu hoạch được những quả bơ sáp thơm ngon nhất, bà con cần lưu ý về kỹ thuật trồng cây bơ sáp dưới đây:

Yêu cầu về đất trồng cây bơ sáp

Kỹ thuật trồng bơ sáp trái đậu trĩu cành, trái to, bóng
Canh tác bơ sáp cần đáp ứng yêu cầu về đát trồng

Bơ sáp là loại cây dễ trồng. Đất trồng bơ sáp là loại đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, có độ pH từ 5 đến 7. Đặc biệt, bơ sáp phù hợp với đất đỏ bazan, vì vậy bơ sáp từ vùng Tây Nguyên luôn nổi tiếng vì hương vị thơm ngon đặc biệt. Bơ sáp ưa ẩm ướt nên phù hợp với những vùng có lượng mưa hằng năm cao, độ ẩm tốt.

Chọn giống cây bơ sáp để trồng

Cây bơ sáp thường được nhân giống bằng cách chiết cành. Phương pháp này giúp cây con giữ được đặc tính của cây mẹ, không bị phân ly.

Kỹ thuật trồng bơ sáp trái đậu trĩu cành, trái to, bóng
Cách chọn giống cây bơ sáp khỏe mạnh, sinh trưởng phát triển tốt

Khi chọn giống bơ sáp, nên chọn cây có năng suất cao, giống sạch bệnh. Cây mùa trước có chất lượng trái tốt, không bị xơ, hạt nhỏ, cơm vàng và thơm, đảm bảo chất lượng. Cỡ quả trung bình từ 3-4 kg.

Thời vụ trồng bơ sáp thích hợp

Thời vụ trồng bơ sáp thích hợp nhất là vào tháng 7-9 dương lịch, vào mùa mưa. Tuy nhiên, bơ sáp là loại cây có thể trồng quanh năm nếu bà con có đủ điều kiện tưới tiêu thích hợp. Nếu bà con trồng bơ sáp vào mùa khô thì phải chú ý giữ ẩm, che chắn nắng gió và phủ gốc cho cây.

Mật độ trồng bơ sáp phù hợp

Mật độ trồng cây bơ sáp tùy thuộc vào chủng giống và loại đất trồng. Đối với loại đất có độ phì thấp, trồng bơ sáp với khoảng cách 7mx8m (178 cây/ha) hoặc 7mx7m (200 cây/ha).

Kỹ thuật trồng bơ sáp trái đậu trĩu cành, trái to, bóng
Khoảng cách canh tác giữa các cây bơ sáp bao nhiêu là hợp lý?

Đối với những giống bơ lai trồng trên đất có độ phì nhiêu cao, trồng với khoảng cách thưa hơn 8mx8m (156 cây/ha).

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng bơ sáp chi tiết

Quy trình kỹ thuật trồng cây bơ sáp cụ thể như sau:

Tỉa cành, tạo tán cho cây bơ sáp

Tỉa cành tạo tán cho cây bơ là việc cần làm định kì trong kỹ thuật trồng cây bơ sáp để cây được khỏe mạnh, thông thoáng. Việc tỉa cành sẽ giúp loại bỏ những cành bị sâu bệnh, cành mọc không thuận lợi, cành còi cọc. Nhằm tạo cho cây một bộ tán cân đối, tư thế chắc, ổn định sản lượng.

Kỹ thuật trồng bơ sáp trái đậu trĩu cành, trái to, bóng
Cách tỉa cành tạo tán cho cây bơ sáp, trái đậu đều phát triển tốt

Tạo tán nên được thực hiện từ năm thứ hai. Để cây bơ có một thân chính và các cành cấp 1, phân bố đều tạo tán cây hình mâm xôi.

Bên cạnh đó, bà con thường xuyên theo dõi để cắt bỏ các chồi vượt kịp thời. Cố định thân chính, cắt cành dưới thấp để giúp cây tập trung dinh dưỡng vươn cao. Việc này cũng giúp vườn cây dễ chăm sóc, dễ thu hoạch.

Bón phân cho cây bơ sáp

Tùy vào sự sinh trưởng và phát triển của cây bơ sáp mà có chế độ phân bón phù hợp. Ngoài ra, nên bón phân hợp lý theo từng giai đoạn phát triển của cây:

Kỹ thuật trồng bơ sáp trái đậu trĩu cành, trái to, bóng
Bổ sung phân bón cho cây bơ sáp với mức độ phù hợp cho từng giai đoạn

Năm đầu tiên: sau khi trồng cây bơ sáp 1 tháng, nên bón phân NPK cho cây với tỉ lệ 2:2:1. Bón với tần suất 20 ngày/lần

Những năm sau đó: tăng lượng phân bón lên 40% mỗi năm. Với những năm thu hoạch nhiều thì tăng thêm 10%.

Vào thời điểm cây ra hoa, nên ngừng bón phân cho cây. Ngoài ra, để tránh rụng trái, có thể bón thêm phân kali cho cây.

Tưới nước cho cây bơ sáp

Cung cấp đủ lượng nước cho cây bơ sáp là cách thúc đẩy cây sinh trưởng và phát triển tốt. Ngoài ra, việc tưới tưới cũng hạn chế rụng trái non. Lưu lượng tưới nước tùy theo giai đoạn của cây.

Kỹ thuật trồng bơ sáp trái đậu trĩu cành, trái to, bóng
Điều chỉnh lượng nước tưới thích hợp cho cây bơ sáp để cây phát triển tốt, ngừa rụng trái non

🔹 Từ năm thứ nhất đến năm thứ ba, tưới 50-100 lít nước/lần. Tưới vào giữa và cuối mùa khô.

🔹 Đến giai đoạn cây cho quả, tưới 100-200 lít nước. Tưới 2-3 lần sau khi hoa nở.

Phòng trừ sâu bệnh gây hại cây bơ sáp an toàn, tiết kiệm

Cũng như các loại cây khác, cây bơ cũng thường bị các loài sâu bệnh phá hoại. Một số loại sâu bệnh phổ biến trên cây bơ có thể kể đến như sâu róm đỏ ăn lá, rệp sáp, bọ xít muỗi, bệnh nứt thân xì mủ, bệnh héo rũ,..

Khi phát hiện sâu bệnh trên cây bơ sáp, cần có biện pháp phòng trừ kịp thời bằng các sản phẩm sinh học trừ bệnh, trừ sâu uy tín. Ngoài ra cần kết hợp với việc thường xuyên dọn cỏ vườn, tỉa cành tạo tán để giúp cây giảm trừ sâu bệnh.

Kỹ thuật trồng bơ sáp trái đậu trĩu cành, trái to, bóng
Phòng trị hiệu quả các loại sâu bệnh gây hại ở cây bơ bằng Olainsect in99

Khi phát hiện sâu bệnh gây hại cây bơ sáp các bạn nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học Ola insect in99 để tiêu diệt triệt để sâu hại, xua đuổi côn trùng, hiệu quả lâu dài, bền vững.

Phun phòng sâu bệnh gây hại cây bơ sáp: Hòa chai 100ml/200 lít nước, phun định kì 15-20 ngày

Phun trị sâu bệnh gây hại cây bơ sáp: Hòa 100ml/100 lít nước, phun với tần suất 3-5 ngày/lần

Thu hoạch bơ sáp

Kỹ thuật trồng bơ sáp trái đậu trĩu cành, trái to, bóng
Những lưu ý quan trọng trong quá trình thu hoạch bơ sáp

🔹 Chuẩn bị dụng cụ để thu hoạch bơ.

🔹 Cắt cuốn cách quả tầm 4-5cm.

🔹 Dùng sào để thu hoạch những trái xa và cao. Dùng loại sào có túi đựng, đựng trái thu hoạch trong túi và dùng bạt gom quả.

🔹 Gom những quả có kích thước và trọng lượng giống nhau thành túi riêng biệt.

🔹 Khi thu hoạch quả, chú ý không rung lắc cành để quả không bị rụng và dập.

🔹 Khi thu hoạch xong, đóng gói quả cẩn thận để đảm bảo chất lượng trái trong quá trình vận chuyển. Dùng những giỏ đan bằng tre, mây hoặc kim loại để đựng trái.

Bài viết đã cung cấp những thông tin về kỹ thuật trồng bơ sáp. Hy vọng qua bài viết, bà con đã có những kiến thức bổ ích để nâng cao năng suất vườn bơ sáp nhà mình. Chúc bà con một vụ mùa tốt đẹp, bội thu!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *