Kỹ thuật trồng bơ booth hiệu quả cho năng suất cao 2023
Kích thước chữ
Kỹ thuật trồng bơ booth hiệu quả đang là điều nhiều bà con nhà vườn quan tâm. Hiện nay, bơ booth là loại quả mang lại giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng. Trồng và chăm sóc tốt vườn bơ booth sẽ giúp bà con cải thiện kinh tế, nâng cao đời sống hơn. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ chia sẻ cùng bà con cách trồng và chăm sóc bơ booth đạt hiệu quả cao, trái đậu trĩu cành, bóng trái, lớn trái cho một mùa vụ bơ booth bội thu!
Bơ booth là gì?
Bơ booth là loại bơ có nguồn gốc lai giữa bơ Tây Ấn Độ và bơ Guatemala. Bơ booth bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam khoảng 10 năm trước, được trồng tại Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, bơ booth tại Tây Nguyên vẫn là loại bơ ngon và cho năng suất cao nhất nhờ vào loại đất đỏ bazan có hàm lượng dinh dưỡng cao, điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi.
Trồng bơ booth có mấy loại?
Bơ booth có nhiều loại khác nhau, được đánh dầu từ số 1 đến số 8. Một vào loại bơ booth đặc trưng như sau:
🔹 Bơ booth 1: kích thước loại bơ này khá lớn, thuộc dạng to nhất trong tất cả các loại bơ booth. Thịt bơ có màu vàng nhạt, hạt to, thịt quả khá ít. Giống này khá ít được sử dụng.
🔹 Bơ booth 3: loại bơ này có hình dạng khá giống bơ Hass, kích thước tròn và bầu hơn. Vỏ xanh, hạt to, phần thịt quả ít. Cũng như bơ booth 1, giống bơ này không được sử dụng nhiều vì không mang lại giá trị kinh tế cao.
🔹 Bơ booth 5: lớp vỏ ngoài hơi sần, kích thước quả khoảng 7-10cm, phần thịt quả khá ít, màu nhạt, có vị béo.
🔹 Bơ booth 7: đây là giống bơ được trồng nhiều, có năng suất cao, chất lượng vượt trội hơn các loại bơ khác.
🔹 Bơ booth 8: dáng bơ bầu và dài hơn so với bơ booth 7. Kích thước quả to, dao động từ 10-13cm. Phần thịt quả nhiều và dày.
Bơ booth 5,7 và 8 được trồng và sử dụng nhiều nhất. Trong đó, bơ booth 7 phù hợp nhất với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.
Quy trình kỹ thuật trồng bơ booth hiệu quả
Quy trình kỹ thuật trồng bơ booth hiệu quả cụ thể như sau:
Chuẩn bị đất trồng cây bơ booth
Cây bơ booth thích hợp nhất khi được trồng ở đất đỏ bazan. Đất trồng bơ phải thoát nước tốt, độ pH từ 5-6, nếu là đất cà phê thì bổ sung vôi. Đối với vùng đất quá dốc, cần thiết kế theo đường đồng mức để hạn chế xói mòn.
Chọn giống cây bơ booth
Để cây bơ booth đạt hiệu quả tốt nhất, bà con nên lựa chọn giống bơ tốt, khỏe, sạch bệnh. Giống bơ phải có khả năng sinh trưởng khỏe mạnh, có chất lượng tốt và khả năng chống chịu sâu bệnh. Một số giống bơ booth có thể kể đến là bơ booth 5,7 và 8.
Lựa chọn thời điểm và mật độ trồng bơ booth
Với mật độ trồng bơ, bà con cũng cần phân bổ hợp lý để vườn có sự thông thoáng. Bơ là loại cây có rễ ngang phát triển nhiều, tán rộng nên càng cần không gian hơn.
Cách trồng bơ thuần: kích thước trồng 6x8m đối với trồng trên đất đỏ bazan, 4x6m đối với các loại đất khác, mật độ khoảng 200-400 cây/ha.
Cách trồng bơ xen cùng các loại cây khác như ca cao, cà phê, chè: kích thước trồng 9x12m, mật độ 100 cây/ha
Thời điểm trồng bơ tốt nhất là mùa mưa (tháng 6,7 dương lịch). Tuy nhiên, nếu điều kiện tưới tiêu tốt, bà con vẫn có thể trồng vào cuối mùa mưa hoặc cuối mùa khô.
Bón phân cho cây bơ booth
Đối với cây con, nên bón phân 4-5 lần/năm. Lượng bón phân tùy thuộc vào tuổi của cây. Ở giai đoạn cây cho quả, cây cần nhiều phân kali hơn. Ở mỗi giai đoạn cây bơ cần chế độ dinh dưỡng cân đối khác nhau, vì vậy bà con nên lưu ý để có chế độ phân bón thích hợp.
Ngoài ra, nên bổ sung phân hữu cơ, vôi và phun bổ sung phân bón lá để hỗ trợ cây bơ booth sinh trưởng và phát triển.
Tỉa cành tạo tán cho cây bơ booth
Với việc tỉa cành tạo tán cho cây bơ booth, cần thực hiện 2-3 lần/năm. Chú ý tỉa chồi ở gốc ghép, tỉa gốc nâng dần độ cao, tỉa những cành bị sâu bệnh ở sát đất để giúp cây thông thoáng, dễ tiếp nhận ánh sáng mặt trời.
Cắt bỏ những cành bị khô mục, cành đan xen nhau. Khi tỉa cành cần chú ý vệ sinh vết cắt, tránh để cành nhiễm trùng và lây lan sâu bệnh cho cây.
Tưới và tủ gốc cây bơ booth
Cây bơ cần một lượng nước vừa phải để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Nên tưới cây 10-15 ngày/lần vào mùa khô, kết hợp tủ gốc.
Không nên tưới đầy bồn hay tưới quá đẫm, việc tưới đẫm, sau đó để tình trạng đất khô nứt sẽ dẫn đến việc đứt rễ non, cây kém phát triển và chết dần.
Tạo hố và tiến hành trồng cây bơ booth
🔹 Khi trồng xong phải tiến hành tưới nước cho cây.
🔹 Tưới nước bổ sung sau 3 ngày sau khi trồng nếu trời không mưa, thường xuyên kiểm tra nếu đất trong hố khô cằn.
🔹 Trồng sao cho phần ghép cách mặt đất ít nhất 20cm.
🔹 Nếu vị trí trồng cây trống trải, cần dùng các vật liệu che chắn để giảm sự tác động của nắng và gió đến cây. Đồng thời nên phủ gốc bơ booth bằng cỏ khô, trấu hoặc rơm để giữ ẩm.
🔹 Nên đóng cọc cố định vào thân cây, giúp cây tránh được gió mạnh.
Một số bệnh hại phổ biến khi trồng cây bơ booth
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây bơ booth thường bị các loài sâu bệnh hại tấn công. Các loại bệnh hại phổ biến trên cây bơ booth là:
- Sâu róm đỏ ăn lá cây bơ.
- Bọ cánh cứng ăn lá.
- Rệp sáp.
- Bọ xít mũi.
- Bệnh héo rũ trên cây bơ.
- Bệnh nứt thân xì mủ trên cây bơ.
Bài viết đã chia sẻ những thông tin về kỹ thuật trồng bơ booth hiệu quả, mang lại năng suất cao. Hy vọng bà con đã có thêm thông tin bổ ích để nâng cao hiệu suất vườn cây trồng của mình!