Kỹ thuật chăm sóc lúa gieo sạ đạt năng suất cao, trúng mùa
Kích thước chữ
Kỹ thuật chăm sóc lúa gieo sạ trước và sau khi gieo rất quan trọng cho cây lúa phát triển. Tuy nhiên không dễ để thực hiện đúng các kỹ thuật này nên người dân cần lưu ý. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn các bước kỹ thuật mà người dân cần để chăm sóc cây lúa khi gieo sạ.
Kỹ thuật chăm sóc lúa gieo sạ nảy mầm tốt
Gieo sạ lúa là công việc mà người dân thường làm trước khi thực hiện gieo trồng xuống ruộng. Hạt lúa sẽ được ngâm ủ mầm và gieo trực tiếp xuống đất sau khi nảy mầm.
Cần chuẩn bị gì cho đất canh tác khi gieo sạ
Để gieo sạ tại đất canh tác lúa, người dân cần cày bừa, cải tạo lại đất trước khi gieo. Thêm nữa, việc tháo nước khỏi ruộng và không gây nứt nẻ sẽ hiệu quả hơn so với gieo sạ.
Hạt giống khi gieo sạ cần gì?
Trước khi gieo sạ, người dân nên tính toán số lượng hạt giống phù hợp với diện tích đất canh tác. Sử dụng các giống lúa đạt chuẩn, tốt sẽ nâng cao hiệu quả cho việc kháng bệnh và trừ sâu.
Dụng cụ và kỹ thuật chăm sóc lúa gieo sạ
Có hai phương pháp gieo sạ cho người dân, đó là: gieo sạ bằng tay và gieo sạ bằng máy kéo:
✅ Đối với cách gieo sạ bằng tay: người dân sẽ gieo vung đều trên ruộng từ ống đựng giống lúa sạ. Cách này thường được áp dụng cho kỹ thuật sạ lan. Tuy nhiên, kỹ thuật này tốn khá nhiều sức và khoảng cách giữa các hạt không đều.
✅ Đối với cách gieo sạ bằng máy kéo: khoảng cách giữa các hạt sẽ có sự đồng đều và nhanh hơn. Nhưng số lượng nhân công thực hiện sẽ nhiều hơn và chỉ áp dụng được trên các ruộng có địa hình thuận lợi.
Quy trình kỹ thuật chăm sóc lúa gieo sạ có những bước nào?
Sau khi gieo sạ, người dân cần tiến hành thực hiện các bước kỹ thuật chăm sóc lúa gieo sạ. Do kỹ thuật gieo sạ sẽ khác với gieo mạ nên người dân cần áp dụng theo các hướng dẫn dưới đây:
Lượng nước tưới phù hợp cho ruộng lúa gieo sạ
Không nên để ruộng quá khô hoặc quá ngập khi gieo sạ lúa. Ruộng lúa phải luôn được duy trì lượng nước nhất định và phù hợp. Người dân nên đảm bảo lượng nước trong ruộng luôn giữ ở nhiệt độ ấm. Tuyệt đối không để bị ngập nước khiến cây bị thối và khó có thể phát triển thành cây con.
Quan trọng, người dân cũng cần lưu ý lượng nước tưới tại các thời điểm sau:
🔹 Khi lúa non phát triển lên 3 lá đầu, người dân nên duy trì lượng nước ngập láng chân. Điều này sẽ các cây con của lúa phát triển tốt hơn.
🔹 Tiếp theo ở giai đoạn lúa trưởng thành và đẻ nhánh, nước trong ruộng phải được giữ xen kẽ và có nhiệt độ ấm phù hợp. Ngoài ra, các loài sâu có lợi cho cây lúa như mùn giun sẽ có cơ hội phát triển cao.
🔹 Cuối cùng là thời kỳ lúa đã đẻ nhánh, nước cần tháo cạn để cây lúa có thể ăn sâu xuống đất giúp cây đứng vững.
Kỹ thuật chăm sóc, tỉa dặm lúa gieo sạ
Trong quá trình thăm ruộng, nếu người dân thấy số lượng cây con mọc quá nhiều thì nên tỉa bớt để ngừa sâu bệnh tấn công. Người dân hạn chế tỉa vào các khu vực cây không có chỗ đẻ nhánh.
Tại các vị trí cây bị yếu hoặc chết, người dân cần thực hiện kỹ thuật bổ sung vào cho cây phát triển. Việc này làm cho tỉ lệ bông trên cây lúa tăng dẫn đến năng suất cũng sẽ cao hơn khi thu hoạch.
Gợi ý: Nếu cây lúa được gieo sạ ở khoảng cách đều nhau từ đầu, việc cắt tỉa cây lúa sẽ không làm mất quá nhiều thời gian của người dân.
Hướng dẫn bón phân hiệu quả cho cây lúa khi gieo sạ
Dựa vào tính chất và màu đất, người dân sẽ có thể đo lượng được lượng phân bón phù hợp cho cây. Theo ước tính, trung bình 1 sào sẽ sử dụng từ 12 – 16kg phân bón. Sẽ có 2 lần bón thúc cho phương pháp gieo sạ:
🔹 Bón thúc ở giai đoạn lúa ra lá non: Người dân cần bón với số lượng từ 7 – 8kg/sào lúa.
🔹 Bón ở giai đoạn lúa lên đòng: bón lượng phần còn lại.
Thêm vào đó, nếu lúa có hiện tượng thiếu dinh dưỡng, người dân có thể bón bổ sung thêm để nuôi hạt. Người dân chỉ nên sử dụng các loại phân phù hợp hoặc phân bón qua lá.
Biện pháp phòng – diệt ốc bươu vàng và cỏ dại
Người dân nên ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học từ vi sinh, hữu cơ để diệt cỏ dại. Các sản phẩm này sẽ không gây hại hoặc ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây lúa so với các chất hóa học. Việc này cũng sẽ giúp an toàn cho người dân và nâng cao hệ sinh thái ở khu vực nông nghiệp.
Phòng sâu bệnh là bước không thể thiếu trong kỹ thuật chăm sóc lúa gieo sạ, đặc biệt là ốc bươu vàng. Với khả năng phát sinh manh cùng với sức tấn công cao của ốc bươu vàng, năng suất của vụ lúa sẽ giảm đi rất nhiều. Vì vậy người dân có thể đặt bẫy xung quanh khu vực trồng lúa bằng: dây khoai lang, xơ mít, đu đủ,..
Kỹ thuật chăm sóc lúa gieo sạ sau khi đẻ nhánh
Quá trình phát triển của cây lúa, đẻ nhánh là bước rất quan trọng ảnh hưởng đến số lượng bông lúa. Thời gian đẻ nhánh của mỗi vụ lúa sẽ có thời gian khác nhau:
- Vụ Xuân: thời gian đẻ nhánh kéo dài khoảng 2 tháng.
- Vụ Mùa: đẻ nhánh kéo dài từ 40 – 45 ngày.
- Vụ Thu: quá trình đẻ nhánh từ 20 – 25 ngày.
Các yếu tố quyết định cho quá trình đẻ nhánh được phát triển tốt hơn: mùa vụ, kỹ thuật chăm sóc lúa gieo mạ, giống lúa.
Một vài lưu ý về kỹ thuật chăm sóc lúa gieo sạ bà con cần biết
Khi gieo sạ, người dân cần cho nước vào với lượng mức từ 3 – 5 cm theo chiều cao của mầm lúa.
Trong thời gian gieo sạ, nếu lượng mưa xảy ra thường xuyên, người dân nên tháo nước ngập trước khi mưa để hạt không bị dồn và trôi. Sau khi mưa tạnh, người dân tiến hành tháo cạn nước ngay để phòng các sâu bệnh gây hại.
Trên đây là một số kỹ thuật chăm sóc lúa gieo sạ dành cho người dân có nguồn thu nhập chính từ cây lúa. Với việc áp dụng các kỹ thuật cho canh tác, chúng tôi hy vọng người dân có thể nâng cao năng suất của vụ mùa tốt hơn.
Nếu cần tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật canh tác, người dân có thể liên hệ Hotline: 098 1355 180 – (028) 8889 7322. Hoặc xem các chia sẻ về kinh nghiệm trồng lúa gieo sạ tại Website: nguyenlieusinhhoc.com.