Khói đèn thanh long là bệnh gì? Cách nhận biết và phòng trừ

Khói đèn thanh long là bệnh gì? Cách nhận biết và phòng trừ

08/07/2025

Kích thước chữ

Khói đèn thanh long hay còn được biết đến với những tên gọi khác như bồ hóng hay nấm muội đen, đây là một trong những loại bệnh hại phổ biến và khiến cho bà con lo lắng khi trồng thanh long. Loại nấm bệnh này thường xuất hiện vào mùa nắng nóng, khiến vàng đầu trụ, trái tiết ra mật nhiều hơn từ đó nấm bồ hóng xâm nhập, tạo ra các mảng bám đen trên quả nên được gọi là khói đèn. Tình trạng này khiến quá trình quang hợp bị ảnh hưởng và làm giảm giá trị thương phẩm nghiêm trọng. Hãy cùng AQ Bice tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, tác hại và cách phòng khói đèn trên thanh long dưới bài viết sau đây.

Tìm hiểu về khói đèn thanh long

Khói đèn thanh long là bệnh gì? Cách nhận biết và phòng trừ
Thanh long bị bệnh khói đèn khiến trái mất tính thẩm mỹ, thương lái không thu mua, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của nhiều nhà vườn

Khói đèn thanh long là một trong những hiện tượng phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị thương phẩm của trái thanh long, còn được biết với cái tên khác là nấm bồ hóng, nấm muội đen trên thanh long. Bệnh không gây hại đến ruột trái nhưng lại làm vỏ bị xám đen, mất độ bóng đẹp, khiến trái mất thẩm mỹ, khó tiêu thụ, đặc biệt là với thị trường xuất khẩu.

Nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng khói đèn thanh long

Khói đèn thanh long là bệnh gì? Cách nhận biết và phòng trừ
Nguyên nhân khiến cây thanh long bị khối đèn là do thời tiết nắng nóng khiến cây tiết ra dịch ngọt thu hút nấm bồ hóng (Capnodium sp)

Thanh long bị khói đèn (nấm bồ hóng) nguyên nhân chính gây ra tình trạng bệnh này là do sự xâm nhập của loại nấm có tên Capnodium sp gây ra. Chúng thường phát sinh mạnh vào mùa nắng nóng, lúc này trên nụ và quả non của cây thanh long thường tiết mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển trên các vị trí này.

Chính vì lẽ đó mà rầy rệp cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp thu hút nấm bồ hóng. Chúng tấn công vào các bẹ non và tiết ra chất mật, lúc này nấm bệnh sẽ xâm nhập vào tạo thành các mảng đen bám chặt.

Loại nấm bệnh này sẽ được phát tán mạnh nhờ nước mưa, côn trùng, gió,…nên chỉ trong thời gian ngắn bệnh có thể lây lan toàn vườn gây ra hậu quả nghiêm trọng đến sản lượng cũng như tình trạng sức khỏe của cây thanh long.

Dấu hiệu ban đầu nhận biết tình trạng khói đèn thanh long

Khói đèn thanh long là bệnh gì? Cách nhận biết và phòng trừ
Vào mùa nắng nóng, cây thanh long xuất hiện tình trạng vàng đầu trụ, trên cành, tai và vỏ trái xuất hiện các mảng bám màu đen, chà nhẹ bằng tay sẽ ra

Để nhận biết tình trạng khói đèn thanh long, bà con chú ý quan sát một vài triệu chứng đặc trưng như sau:

▶️ Xuất hiện lớp mốc đen phủ trên bề mặt cành, tai trái hoặc quả. Lớp đen này giống như bụi khói, có thể chà tay nhẹ là bong ra, tạo thành những mảng loang lổ làm quả mất thẩm mỹ.

▶️ Theo dõi cây vẫn phát triển bình thường nhưng sức đề kháng, chất lượng trái ngày càng giảm. Trái mã xấu, thương lái chê không mua vì xấu mã, bẩn trái và bị đẩy thành hàng dạt. Trường hợp bị nhiễm nặng, trái sẽ có hiện tượng khô tai, mất độ bóng.

▶️ Thường kèm theo hiện tượng có sự xuất hiện của rệp sáp, rệp muội hoặc các loài côn trùng hút chích khác. Vì các loài côn trùng này trong quá trình hút chích chúng tiết ra dịch mật ngọt, loại dịch này là nguyên nhân hàng đầu thu hút nấm bồ hóng xuất hiện trên cành, trái thanh long khiến cây bị tình trạng khói đèn.

▶️ Tình trạng này hay xảy ra vào những ngày nắng nóng kéo dài, mùa khô, quan sát kỹ khi nhiễm bệnh các trụ thanh long đều bị vàng đầu trụ, cây cũng tự tiết dịch ngọt đặc biệt với giống thanh long ruột đỏ càng dễ bị nhiễm bệnh hơn. Không chỉ vậy, thời tiết này cũng là môi trường thuận lợi để rầy, rệp, côn trùng hút chích có cơ hội tấn công, tiết dịch thu hút nấm bồ hóng.

Hậu quả của vườn trồng khi bị khói đèn thanh long

Những ảnh hưởng mà bệnh khói đèn thanh long gây ra không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ mà còn gây hại trực tiếp đến khả năng sinh trưởng, chất lượng trái. Dưới đây là những tác hại hàng đầu mà nấm bồ hóng gây ra cho vườn thanh long:

  • Sự xâm nhập, tạo thành các mảng bám đen lớn nhỏ trên cành thanh long khiến cây rất khó để quang hợp, mảng bám càng nhiều càng khó hấp thụ nguồn ánh sáng tự nhiên, từ đó khiến cây còi cọc, suy yếu, dễ nhiễm các loại bệnh khác và đề kháng giảm nghiêm trọng.
  • Lớp mốc đen do nấm tạo ra bám chặt trên tai trái và vỏ quả, làm quả xấu mã, mất độ bóng và khó bán. Tai thanh long nhiễm nấm thường bị khô, teo lại, giảm sức sống và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trái.
  • Trong canh tác thương mại, việc nhiễm nấm bồ hóng khiến nông dân phải tốn thêm chi phí xử lý, ảnh hưởng đến năng suất lẫn lợi nhuận.

Các cách phòng trừ bệnh khói đèn thanh long

Bệnh khói đèn thanh long là vấn đề phổ biến trên cây thanh long, gây xấu mã và giảm giá trị thương phẩm. Bệnh thường phát sinh trong điều kiện nắng nóng, có rệp sáp hoặc côn trùng chích hút. Để kiểm soát hiệu quả, cần áp dụng các cách phòng trừ chủ động, ưu tiên biện pháp sinh học và canh tác an toàn.

Cách xử lý vườn bị nhiễm bệnh khói đèn thanh long

Với những vườn, cây bị nhiễm nấm bồ hóng, bà con cần áp dụng các cách điều trị khói đèn thanh long như sau:

➡️ Cần cắt tỉa cành thừa, tạo độ thông thoáng, giúp ánh nắng chiếu vào gốc và thân cây, hạn chế độ ẩm nơi nấm dễ phát triển.

➡️ Vệ sinh vườn kỹ lưỡng, loại bỏ quả hư, cành bệnh và tàn dư thực vật có dấu hiệu nhiễm nấm.

➡️ Rửa sạch lớp nấm đen bằng nước sạch hoặc dùng các dung dịch an toàn như nước vôi loãng, nước rửa sinh học từ tỏi, gừng, ớt pha loãng để chà rửa thân và quả.

➡️ Kiểm soát các loài rệp sáp, rệp muội bằng biện pháp sinh học như thả thiên địch (bọ rùa, ong ký sinh) hoặc dùng chế phẩm sinh học chứa nấm xanh, nấm trắng để ức chế sự phát triển của côn trùng tiết mật.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh khói đèn thanh long

Khói đèn thanh long là bệnh gì? Cách nhận biết và phòng trừ
Các phương pháp canh tác giúp vườn thanh long không bị nhiễm nấm bồ hóng gây bệnh khói đèn

Để phòng ngừa bệnh khói đèn trên thanh long một cách hiệu quả, cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp canh tác và sinh học. Chi tiết về các biện pháp phòng ngừa nấm bồ hóng gây bệnh khói đèn trên cây thanh long như sau:

✅ Thiết kế vườn trồng thông thoáng, bố trí khoảng cách hợp lý giữa các trụ thanh long để đảm bảo ánh nắng và gió lưu thông tốt, hạn chế môi trường ẩm thấp.

✅ Thường xuyên cắt tỉa cành tăm, loại bỏ cành già, quả hư và tàn dư cây bệnh, kết hợp với vệ sinh vườn sạch sẽ sau mỗi vụ thu hoạch.

✅ Kiểm soát các loại côn trùng tiết mật như rệp sáp, rệp muội, kiến vì đây là tác nhân gián tiếp làm phát sinh nấm bồ hóng.

✅ Áp dụng biện pháp sinh học như sử dụng thiên địch (bọ rùa, ong ký sinh) hoặc phun chế phẩm sinh học để hạn chế côn trùng hút chích.

✅ Vào thời điểm nắng nóng gay gắt, nên theo dõi sát vườn và chủ động rửa cây bằng nước sạch hoặc dung dịch an toàn sinh học nhằm rửa trôi lớp mật ngọt và bào tử nấm nếu có.

Biện pháp hóa học để phun tẩy khói đèn thanh long

Trường hợp được phép sử dụng các loại thuốc có thành phần hóa học là khi tình trạng bệnh diễn ra khá nặng, khó kiểm soát bằng các biện pháp thủ công. Ưu điểm của thuốc hóa học là điều trị nhanh, tiết kiệm nhiều thời gian cho nhà vườn.

🚨 Cảnh báo: Nhưng nhược điểm lại gây ra rất nhiều tác động ảnh hưởng đến môi trường sống, đề kháng của cây, gây tồn đọng những chất hóa học độc hại trong đất, trái, nguồn nước, trực tiếp gây hại đến sức khỏe bà con. Vì thế, cần hạn chế sử dụng, không dùng quá liều, phun sen kẽ hoặc thay thế hẳn bằng các chế phẩm điều trị nấm an toàn như các sản phẩm sinh học trên thị trường hiện nay.

Thuốc sinh học xử lý hiệu quả bệnh khói đèn thanh long Phy FusaCo

Khói đèn thanh long là bệnh gì? Cách nhận biết và phòng trừ
Ngăn ngừa sự xuất hiện của nấm bồ hóng gây bệnh khói đèn trên cây thanh long bằng thuốc Phy Fusaco

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm sinh học có khả năng điều trị tốt nấm bồ hóng gây bệnh khói đèn thanh long, trong đó Phy FusaCo là sản phẩm được nhiều nhà vườn đánh giá cao khả năng phòng trị các loại nấm bệnh và thật sự mang lại hiệu quả tốt.

Thành phần thuốc trị thanh long bị khói đèn Phy FusaCo

✅ Vi sinh vật tổng số: Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus subtilis: 1,5×10⁸ CFU/ml.

✅ Chế phẩm được sản xuất theo công nghệ phối hợp giữa bào tử gốc của các chủng nấm đối kháng ChaetomiumTrichoderma, kết hợp với enzyme ngoại bào, hoạt chất kháng sinh sinh học và Nano chitosan nhằm tăng hiệu quả phòng trừ bệnh hại.

Công dụng thuốc xử lý bệnh khói đèn thanh long Phy FusaCo

✅ Hiệu quả trong việc kiểm soát các bệnh do nấm Capnodium sp, Collectotrichum, Fusarium, Phytophthora… gây ra, như nứt thân, xì mủ, thán thư, thối gốc, thối thân, thối nhũn, ghẻ loét, chết dây, bệnh sương mai…

✅ Giúp cây tăng khả năng đề kháng trước sự tấn công của nhiều tác nhân gây bệnh như nấm hồng, đốm lá, ghẻ sẹo, vi khuẩn gây loét, héo rũ và sương mai.

✅ Tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho cây, cho hiệu lực nhanh, kéo dài và bảo vệ cây trên diện rộng.

✅ Góp phần nâng cao chất lượng nông sản, an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường.

Hướng dẫn dùng thuốc tẩy khói đèn thanh long Phy FusaCo

Phun trị: Dùng 400-600 lít nước để hòa chung với 250ml thuốc, phun kỹ toàn bộ phận trên cây thanh long, dùng cách từ 5 – 7 ngày/lần.

Phun phòng: Dùng 800-1000 lít nước để hòa chung với 250ml thuốc, mỗi lần phun cách nhau từ 15 – 30 ngày.

Với những thông tin về hiện tượng khói đèn thanh long được chia sẻ từ Sinh học AQ, chúng tôi hy vọng đã giúp quý bà con hiểu rõ hơn về nguyên nhân, nhận biết các dấu hiệu, các tác hại của bệnh để từ đó có cách xử lý hiệu quả, phòng ngừa để tránh bệnh gây hại lại. Việc nhận biết sớm, kết hợp các biện pháp canh tác hợp lý và kiểm soát côn trùng chích hút bằng phương pháp sinh học sẽ giúp nhà vườn phòng ngừa và xử lý bệnh hiệu quả, bền vững.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-24%
Công dụng: 💠 Phòng trừ bệnh do Phytopthora, Fusarium, Collectotricum....gây ra các bệnh nứt thân, xì mủ, thán thư, thối…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *