Cách khoanh vỏ cây lê làm bông kích trái ra đồng đều

Cách khoanh vỏ cây lê làm bông kích trái ra đồng đều

10/12/2024

Kích thước chữ

Khoanh vỏ cây lê là kỹ thuật giúp kích thích cây phát triển nhanh về chiều cao, tán lá, ngăn ngừa nấm bệnh phát triển và làm cây ra bông đậu trái tốt.

Phương pháp này có tác dụng hãm lộc, để cây tập trung dinh dưỡng vào việc ra hoa, đậu trái, hỗ trợ những cây đã nhiều năm không ra trái sẽ được hình thành, đạt sản lượng cao mà vẫn giữ được chất lượng tốt. Bài viết dưới đây AQ sẽ hướng dẫn quý bà con thực hiện kỹ thuật khoanh vỏ cành lê, phương pháp chăm sóc cho ra trái trĩu cành, sai quả.

Tìm hiểu về kỹ thuật khoanh vỏ cây lê

Hưỡng dẫn khoanh vỏ cây lê đúng kỹ thuật, quả ra xum xuê
Khoanh vỏ lê giúp hãm lộc, ngăn chặn sự phát triển của cành lá trong quá trình ra hoa, dưỡng trái của cây

Khoanh vỏ cây lê là một trong những phương pháp được thực hiện nhằm hỗ trợ cho cây ra hoa, đậu trái thành công, đảm bảo năng suất, chất lượng cho trái. Hình thức này cần áp dụng đúng kỹ thuật, tiến hành cẩn thận bởi nếu thực hiện sai cách sẽ gây ra tổn thương, không mang hiệu quả gì.

Trước khi đi vào kỹ thuật khoanh vỏ cây lê, hãy cùng AQ tìm hiểu về một số đặc điểm, lợi ích, yếu tố sinh trưởng để nắm bắt thông tin, tìm hiểu kỹ hơn để hỗ trợ trong quá trình canh tác, chăm sóc cho cây

Đặc điểm hình dáng của cây lê

Cây lê là loại cây thân gỗ, ăn quả có sự sống lâu dài lên đến hàng chục năm. Với điều kiện môi trường sinh trưởng tốt, khí hậu đều ổn định, chăm sóc đúng kỹ thuật, cây lê có thể sống lên đến hàng trăm năm.

🔶Thân cây có màu nâu đen, thuộc thân gỗ, phân thành nhiều cành, có chiều cao từ 9 – 11m, đường kính từ 30 – 40cm, cành dài từ 37 – 102cm, đường kính tán khoảng 7 – 13m.

🔶Lá màu xanh, hình mai rùa, mọc đơn, phần rìa ở dạng răng cưa có từ 90 – 140 răng cừa, nhọn phần đầu lá.

🔶Hoa lê có tổng 5 cánh hoa, nhiều nhị và có 5 lá đài, màu trắng hoặc có vài loại là màu vàng, hồng, đường kính từ 2 – 4cm.

🔶Quả lê có hình dạng tùy vào loại giống, có thể ở dạng bầu dục, tròn hoặc dáng đồng hồ cát. Chiều dài có thể lên đến 18cm, rộng 8cm, vỏ quả màu cũng tùy vào giống, có loại màu vàng, nâu, vàng ánh đỏ,…Bên trong là phần thịt màu trắng hơi ngả vàng, kết cấu dày đặc, giòn, vị ngọt thanh, có hạt màu đen và cứng.

Giá trị dinh dưỡng và tác dụng tuyệt vời từ cây lê mang đến

Cây lê không chỉ mang giá trị về kinh tế, giúp nhiều nhà vườn thu về nguồn thu nhập cao mà còn có ý nghĩa về giá trị dinh dưỡng, trong thành phần chứa nhiều chất quan trọng đem lại những lợi ích tuyệt vời như sau:

✔️Lê chứa chất xơ giúp giảm tình trạng táo bón, các vấn đề về tiêu hóa, duy trì lượng đường trong máu.

✔️Không chứa hàm lượng calo cao nên rất phù hợp cho việc giảm cân.

Vitamin C có trong lê giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lão hóa hiệu quả.

✔️Giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim nhờ vào chất chống oxy hóa trong lê. Ngoài ra còn giúp chống viêm, các vấn đề về xương khớp và nhiều loại bệnh khác.

✔️Quả lê không chỉ mỗi ăn tươi mà còn được chế biến thành nhiều món khác nhau như: Làm nước ép, mứt, sấy khô, chế siro,…

Điều kiện môi trường thích hợp để cây lê sinh trưởng tốt

Cây lê có thể sinh trưởng khỏe mạnh cần đảm bảo  một số yếu tố như sau:

🔶Khí hậu và ánh sáng: Thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu ôn đới, mùa đông lạnh và mùa hè mát mẻ, nhiệt độ lý tưởng từ 15 – 25 độ C. Để cây lê được phát triển tốt cần trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng, hấp thụ tối thiểu từ 6 – 8 giờ/ngày.

🔶Đất trồng: Cây lê thích hợp trồng ở các loại đất có độ phì cao, tầng canh tác dày từ 1m trở lên, ít sỏi đá, giàu dinh dưỡng, tơi xốp, màu mỡ, độ pH từ 6,2 – 6,8 và có khả năng thoát nước tốt.

🔶Nước tưới: Mỗi ngày cần tưới cho cây ít nhất 1 lần khi còn nhỏ, khi đã trưởng thành không cần tưới quá nhiều, chỉ cần 2 lần/tuần. Tránh để mặt đất quá khô hay tưới quá nhiều dẫn đến úng nước.

🔶Phân bón: Bón đủ phân cho cây vào từng giai đoạn, cân bằng giữa các loại phân với nhau, bón đa dạng phân bón gồm phân hữu cơ và phân hóa học để cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau hỗ trợ cây phát triển toàn diện.

Tại sao phải khoanh vỏ cây lê?

Lý do để tiến hành khoanh vỏ cành cây lê là bởi phương pháp này giúp điều chỉnh sự sinh trưởng, kích thích cây tạo mầm hoa, ra hoa đồng loạt, đậu trái thành công. Cách làm này rất phù hợp cho những cây đã trồng lâu năm mà không thấy ra quả, giúp ngăn chặn sự phát triển lá, các đọt mới mà tập trung vào cơ chế ra hoa, tạo quả đảm bảo chất lượng, năng suất cho vườn lê của bà con.

Tác dụng tuyệt vời của kỹ thuật khoanh vỏ cây lê mang lại

Khi tiến hành khoanh vỏ cây lê sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc quản lý sinh trưởng và năng suất của cây, cụ thể:

✅Phương pháp này sẽ làm gián đoạn dòng chảy, dịch chuyển dinh dưỡng từ rễ lên cành lá và ngược lại. Giúp cây tích lũy dinh dưỡng, tập trung vào phần ra hoa của cây. Từ đó giúp cây bắt đầu tạo mầm hoa, nở hoa đồng loạt và hỗ trợ đậu trái thành công. 

✅Tăng cường năng suất và chất lượng trái lê, khi khoanh vỏ dinh dưỡng sẽ không bị phân tán mà chủ yếu tập trung vào việc nuôi trái, giúp trái to hơn, tăng độ ngọt đồng đều. Đặc biệt giảm đi tình trạng rụng hoa, rụng trái non.

✅Kỹ thuật khoanh vỏ giúp kiểm soát sự tăng trưởng của cành lá quá mức với những cây quá xanh tốt, khó ra hoa, kết quả.

✅Với những diện tích trồng có quy mô lớn, khoanh vỏ sẽ giúp điều chỉnh thời gian ra hoa đồng loạt, đảm bảo thu hoạch đúng thời điểm nhằm tối ưu năng suất và hiệu quả lao động.

Nên thực hiện khoanh vỏ cây lê vào tháng mấy?

Việc tiến hành khoanh vỏ cây lê nên được thực hiện vào trước giai đoạn ra hoa. Thời điểm cuối mùa đông và đầu mùa xuân khoảng tháng 1 đến tháng 3, tùy vào từng vùng. 

Ngoài ra phương pháp này còn được thực hiện trong giai đoạn quả đang phát triển, thường được tiến hành vào tháng 5 – 6 để tập trung vào việc nuôi dưỡng quả, giúp quả lớn và ngọt hơn.

Hướng dẫn kỹ thuật khoanh vỏ cây lê để ra hoa đậu quả đầy cành

Hưỡng dẫn khoanh vỏ cây lê đúng kỹ thuật, quả ra xum xuê
Quy trình khoanh vỏ lê được tiến hành theo từng bước cụ thể

Chi tiết cách khoanh vỏ cây lê được tiến hành theo từng bước như sau:

🔶Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ khoanh, bà con có thể sử dụng dao sắc hoặc dụng cụ chuyên dụng. Lựa chọn cành để chiết phù hợp, nên chọn những cành không quá non và cũng không già.

🔶Bước 2: Bắt đầu khoanh 1 vòng khép kín với độ sâu chạm vào phần gỗ vừa phải, để tránh gây tổn thương, khi khoanh vỏ chú ý không bóc lấy phần vỏ vì phương pháp này chỉ ức chế tạm thời để kích thích ra hoa, nuôi dưỡng trái. Nếu như bóc cả phần vỏ phần ngọn rất dễ bị héo và chết.

🔶Bước 3: Tiếp tục khoanh vỏ lần 2 cách vị trí lần 1 khoảng 15 – 20cm, hạn chế tình trạng dập nát vết khoanh, độ rộng vết khoanh khoảng 5cm. Khoanh vỏ lần thứ 2 là bởi hình thức khoanh khép kín rất dễ nhanh hồi lại như ban đầu sẽ làm giảm đi tính hiệu quả vì vậy tiếp tục khoanh lần 2 phương pháp này sẽ có tác dụng hơn.

🔶Bước 4: Để ngăn chặn sự xâm nhập của nấm, và các tác động từ bên ngoài môi trường bà con sử dụng một số thuốc đặc trị để phun hoặc bôi trực tiếp lên vết khoanh vỏ. Bà con có thể tham khảo thuốc Phy Fusaco có tác dụng chuyên trị nấm khuẩn hiệu quả. 

🔶Bước 5: Dùng dây quấn màu đen để quấn kín xung quanh vị trí khoanh để ngăn nước hay nấm khuẩn có cơ hội xâm nhập và cũng giúp mau liền sẹo.

Những lưu ý quan trọng khi thực hiện khoanh vỏ cây lê

Hưỡng dẫn khoanh vỏ cây lê đúng kỹ thuật, quả ra xum xuê
Cần lưu ý khi thực hiện khoanh vỏ lê như: Bón phân cân đối, vệ sinh vườn, khử khuẩn dụng cụ khoanh, không khoanh sát gốc

Khi thực hiện khoanh vỏ cây lê bà con cần lưu ý một số điều như sau:

✅Sử dụng các loại phân bón hữu cơ và vô cơ hợp lý, kiểm tra thường xuyên vết khoanh và cây trồng xem có những dấu hiệu bất thường của nấm khuẩn xâm nhập hay không.

✅Nên thực hiện kỹ thuật khoanh vỏ lê vào trước giai đoạn ra hoa để thúc đẩy cây kích tạo mầm hoa, ra hoa nhiều. Lựa chọn thời điểm khoanh vào tháng 1 – 3 hoặc giai đoạn nuôi quả vào tháng 5 – 6.

✅Vệ sinh dụng cụ khoanh ngăn ngừa nấm bệnh xâm nhập, khi khoanh cần dứt khoát và cẩn thận để tránh làm dập nát đường khoanh.

✅Dọn dẹp vườn thường xuyên, thu gom cỏ dại tàn dư để hạn chế môi trường phát sinh nấm bệnh và ẩn nấp của côn trùng sẽ xâm nhập qua vết khoanh, gián tiếp làm hại cây.

✅Không khoanh vỏ cây quá sát gốc hoặc ở khu đầu cành, không khoanh quá sâu ảnh hưởng đến phần gỗ bên trong.

Trên đây là các bước hướng dẫn khoanh vỏ cây lê được thực hiện theo đúng kỹ thuật đưa ra những lưu ý khi thực hiện phương pháp mà bà con quan tâm để tiến hành thành công, mang lại hiệu quả cao. Hãy áp dụng phương pháp đúng cách vừa giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh vừa đảm bảo sản lượng góp phần gia tăng kinh tế và hạn chế những tổn thương có thể khiến cây bị bệnh.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-24%
Công dụng: 💠 Phòng trừ bệnh do Phytopthora, Fusarium, Collectotricum....gây ra các bệnh nứt thân, xì mủ, thán thư, thối…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-18%
Công dụng: Tạo mầu hoa, kích thích ra hoa đồng loạt, ra bông nhiều, dưỡng hoa, to cuốn, tăng tỷ…
4.33 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-13%
Công dụng: 🔹 Giúp cây thụ phấn tốt, ra hoa nhanh, tăng tỷ lệ đậu trái cho cây trồng. 🔹…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-18%
Công dụng: Hạn chế rụng trái non, nấm trái, cho trái phát triển tốt. Tăng nhanh trọng lượng và kích…
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *