Kỹ thuật khoanh vỏ cây chanh kích ra hoa đậu trái trĩu cành

Kỹ thuật khoanh vỏ cây chanh kích ra hoa đậu trái trĩu cành

04/12/2024

Kích thước chữ

Khoanh vỏ cây chanh là kỹ thuật giúp hãm mầm lộc phát triển, dồn dinh dưỡng để tập trung nuôi trái non, đảm bảo trái ra đồng đều, kích thước lớn, sai quả, đạt chất lượng và năng suất thu hoạch.

Với phương pháp này bà con cần làm đúng các bước thực hiện, áp dụng đúng kỹ thuật để đạt tỷ lệ thành công cao, chi tiết về kỹ thuật khoanh vỏ cành chanh và một số thông tin liên quan về phương pháp chăm sóc cây chanh giai đoạn ra hoa đậu trái, cho ra trái chuẩn, to tròn, sai quả.

Tìm hiểu về phương pháp khoanh vỏ cây chanh

Hướng dẫn khoanh vỏ cây chanh giúp ra hoa, đậu sai quả
Áp dụng phương pháp khoanh vỏ và chăm sóc đúng cách để giúp cây đậu sai quả, trái to căng mọng

Khoanh vỏ cây chanh là phương pháp được nhiều nhà vườn trồng các loại cây ăn quả, đặc biệt với các loại cây có múi như: Chanh, cam, bưởi,…thường được áp dụng để đảm bảo năng suất, tăng chất lượng cho từng trái trong vườn nhằm đáp ứng đúng nhu cầu thị trường.

Trước khi đi vào các bước tiến hành kỹ thuật khoanh vỏ cây chanh, hãy cùng AQ tìm hiểu về một số đặc điểm, lợi ích và những yếu sinh trưởng của cây chanh ra sao nhé.

Đặc điểm hình dáng của cây chanh

Cây chanh là loại trái cây quen thuộc, có họ hàng với các trái cây có múi như: Cam, quýt, bưởi,…tên gọi khoa học là Citrus aurantifolia, có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á sau đó lan rộng đến các nước trên toàn thế giới.

Những đặc điểm nhận biết của cây chanh:

🔶Thân, cành: Thuộc loại cây thân gỗ, chiều cao từ 4 – 5m, bê mặt thân và cành chanh đều có gai nhọn mọc xung quanh, gai chắc và dài, cành càng to và già thì gai càng chắc và to, thân và cành đều có màu xám xanh.

🔶Lá: Dạng hình trứng, mọc đơn và so le với nhau, khi lá mới mọc còn non sẽ có màu xanh nhạt và mỏng còn khi lá đã già sẽ chuyển sang màu xanh đậm, dày hơn. Mặt trên mịn và đậm màu hơn mặt dưới, hiện gân lá rõ.

🔶Hoa: Hoa chanh có màu sắc theo mùa, mùa hè có màu trắng còn vào đông sẽ có màu phớt tím. Có tổng cộng 5 cánh hoa rời, nở quanh năm và chủ yếu mọc ở ngọn cành và kẽ lá.

🔶Quả: Tùy vào từng giống sẽ có hình dáng khác nhau, thường là hình cầu, vỏ màu xanh, sần sùi khi còn non, còn khi đã chín sẽ trở nên căng mọng và mịn màng, màu sắc của vỏ khi chín cũng sẽ tùy vào loại giống. Bên trong là phần thịt của trái, sẽ theo từng múi, mỗi múi có các các tép chứa nước căng mọng và có vị chua đặc trưng.

🔶Hạt: Mỗi trái sẽ có từ 5 – 8 hạt, nhọn ở phần đầu, giống hình elip, hạt cứng, vị đắng, hạt có to hay không tùy vào kích thước của mỗi trái.

Công dụng và giá trị dinh dưỡng từ quả chanh mang lại

✔️Trái chanh có rất nhiều tác dụng trong đời sống của chúng ta, thành phần của chanh chứa nhiều chất có lợi, là nguyên liệu không thể thiếu của nhiều loại nước chấm, nước trà, các loại tinh dầu,…

✔️Không chỉ được dùng mỗi quả, các bộ phận của cây chanh cũng được sử dụng để làm thành thuốc đông y chữa nhiều loại bệnh như: Làm nước giải khát, chữa ho, chất tạo vị, hạt chanh để làm thuốc tẩy giun,.. và làm thành những sản phẩm như: Dầu gội, tinh dầu xông phòng,…

✔️Nước chanh trong y học hiện đại có tác dụng giúp điều trị bênh sốt rét, trị cảm cúm, hen phế quản, ho gò, rắn cắn, sâu quảng,…

Điều kiện môi trường ảnh hưởng đến giai đoạn ra hoa đậu trái ở cây chanh 

Để cây chanh sinh trưởng và phát triển tốt, giúp đảm bảo năng suất, sản lượng hằng năm bà con cần chú ý đến một số yếu tố giúp cây chanh thích nghi tốt như sau:

🔶Nhiệt độ: Có thể sinh trưởng trong nhiệt độ từ 12 – 32 độ C, nhưng tốt nhất là khoảng từ 23 – 32 độ C. Vì nếu nhiệt độ quá lạnh sẽ khiến cây khó phân hóa mầm hoa, đậu trái thành công.

🔶Độ ẩm và ánh sáng: Cây chanh thuộc loại ưa ẩm, ưa ánh sáng, độ ẩm không khí dao động từ 70 – 80%, giai đoạn ra hoa đậu trái, đặc biệt đang nuôi trái, cây rất cần nhiều nước để trái luôn mọng nước, căng tròn. 

🔶Đất trồng: Cần đảm bảo các yếu tố về cấu trúc đất tơi xốp, độ dày, giữ nước tốt và cũng thoát nước tốt vào mùa mưa, bề mặt bằng phẳng, độ pH từ 5,5 – 6,5. Một số loại đất thích hợp trồng chanh như: Đất đỏ Bazan, đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa,…

Tại sao phải khoanh vỏ cây chanh để kích ra hoa đậu trái?

Việc khoanh vỏ cây chanh cần được áp dụng là bởi kỹ thuật này sẽ giúp kích thích ra hoa, đậu trái với tỷ lệ thành công cao. Bà con có thể điều chỉnh thời gian thu hoạch như đúng dự kiến. Giúp cây chanh đã trồng lâu năm mà mãi không ra trái sẽ đậu quả thành công.

Hiệu quả tuyệt vời từ kỹ thuật khoanh vỏ cây chanh mang đến

Những lợi ích khi áp dụng khoanh vỏ cây chanh như sau:

✔️Khi tiến hành khoanh vỏ sẽ ngừng tạm thời sự dịch chuyển dinh dưỡng từ rễ cây lên lá và ngược lại để giảm tình trạng ra đọt và lá non hàng loạt, tập trung chủ yếu vào việc nuôi dưỡng trái nhằm đảm bảo chất lượng và năng suất.

✔️Cơ chế này của hình thức khoanh vỏ cũng giúp tỷ lệ ghép cành sẽ thành công vì cây sẽ tập trung vào vị trí ghép, giúp mối ghép mau lành, liên kết với nhau để phát triển. .

✔️Nhờ vào việc tập trung dinh dưỡng vào trái ngay từ đầu nên những cây được áp dụng phương pháp khoanh vỏ trái sẽ mọng nước, to và chất lượng hơn, ngoài ra còn giúp giảm bớt tình trạng rụng hoa và rụng trái non.

✔️Hạn chế sâu bệnh tấn công khiến hoa và trái bị rụng hoặc làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của cây.

✔️Vào mùa khô việc khoanh vỏ sẽ làm giảm tốc độ thoát nước, tránh bị hao hụt dinh dưỡng ảnh hưởng đến chất lượng quả.

Thực hiện kỹ thuật khoanh vỏ cây chanh vào tháng mấy?

Thời gian để tiến hành khoanh vỏ cây chanh được tiến hành tùy vào vùng miền:

🔶Ở khu vực miền Bắc: Khoanh vỏ sẽ được tiến hành vào tháng 1 – tháng 2 dương lịch, trước mùa xuân vì đây là giai đoạn hoa chanh bắt đầu tạo mầm và ra hoa.

🔶Ở khu vực miền Nam: Thời gian thích hợp để khoanh là vào tháng 11 – tháng 12 dương lịch vì sắp chuyển sang giai đoạn mùa khô sẽ bắt đầu nở hoa nên bà con cần tiến hành khoanh vào thời gian này để kịp chuẩn bị cho hoa nở.

Hướng dẫn cách khoanh vỏ cây chanh để kích hoa đậu quả

Khoanh vỏ cây chanh có thể áp dụng một trong hai phương pháp: Tiện mịn hoặc tiện bóc (tiện đau). Hai phương pháp này đều đòi hỏi các bước thực hiện cần phải tỉ mỉ, cận thận và làm chính xác theo đúng kỹ thuật vì thực hiện sai cách sẽ không mang lại hiệu quả gì mà còn gây tổn thương cho cây.

Phương pháp khoanh vỏ cành chanh bằng kỹ thuật tiện mịn

Hướng dẫn khoanh vỏ cây chanh giúp ra hoa, đậu sai quả
Cách khoanh vỏ cành chanh bằng phương pháp tiện mịn (khoanh 1 vòng ở cành hoặc gốc cây)

Biện pháp tiện mịn để khoanh cây chanh được tiến hành bằng cách: 

  • Bước 1: Chọn cành khỏe đã đủ tiêu chuẩn để khoanh hoặc lựa phần gốc cây để khoanh.
  • Bước 2: Tiến hành khoanh một vòng 360 độ, thực hiện một đường duy nhất, không bóc hay lột vỏ.

Vết tiện mịn sẽ phục hồi sau 5 – 7 ngày, tùy vào điều kiện thời tiết và sức cây. Nếu sức cây khỏe và thời tiết trở nên ấm kéo dài lớp vỏ sẽ nhanh phục hồi và sẽ khiến cây bật lộc.

Vì thế, cần tiến hành tiện mịn lần 2: Trước khi ra hoa và vào giai đoạn đậu quả non để đảm bảo chất lượng cho trái. Phương pháp này cũng có thể dùng vào giai đoạn sau làm rễ, ép cây ngủ nghỉ.

Ưu điểm: Không gây tổn thương nhiều cho cây, mai phục hồi.

Nhược điểm: Phải tiện nhiều lần nếu như cây phục hồi quá nhanh.

Phương pháp khoanh vỏ cành chanh bằng kỹ thuật tiện bóc (tiện đau)

Hướng dẫn khoanh vỏ cây chanh giúp ra hoa, đậu sai quả
Cách khoanh vỏ chanh bằng phương pháp tiện bóc (tiện đau) là hình thức khoanh 2 lần và bóc vỏ cây giữa 2 vết khoanh

Biện pháp tiện bóc (tiện đau) được thực hiện bằng cách: Tiến hành khoanh hai vòng song song với nhau, 2 đường khoanh vỏ cách nhau 2 – 3mm, sau đó bóc lớp vỏ cây vừa khoanh. Thực hiện xong, để cẩn thận hơn tránh làm sâu, côn trùng, nấm bệnh xâm nhập nhà vườn dùng băng keo đen chắn vết vừa khoanh lại.

✅Thời gian tiến hành tiện bóc cũng như tiện mịn vào giai đoạn trước khi nở hoa và khi đã đậu trái.

Ưu điểm: Phương pháp này cũng giống như tiện mịn nhưng hiệu quả mạnh hơn, rõ và nhanh hơn.

Nhược điểm: Tay nghề lâu năm, kỹ thuật cao bởi vì sẽ rất dễ gây tổn thương cho cây.

Một số lưu ý quan trọng khi thực hiện kỹ thuật khoanh vỏ cây chanh

Trong quá trình thực hiện các phương pháp khoanh vỏ cây chanh bà con cần lưu ý một số vấn đề như sau:

✅Mỗi loại giống chanh sẽ có đặc điểm sinh trưởng khác nhau vì vậy cần lựa chọn hình thức, cành, gốc khoanh phù hợp.

✅Khi tiến hành khoanh vỏ cũng cần chú ý đến thời tiết, không nên khoanh vỏ khi thời tiết quá nóng bức hay ẩm ướt vì sẽ làm vết khoanh khó hồi phục và dễ nhiễm bệnh hơn.

✅Nếu cây có sức khỏe yếu, đang bị sâu bệnh tấn công thì không nên thực hiện phương pháp khoanh vỏ.

✅Hiểu rõ mục đích của khoanh vỏ đó là giúp cây ra hoa và đậu trái, hãm lộc, tập trung nuôi dưỡng quả để tăng chất lượng. Nên thời điểm cần tiến hành khoanh vỏ đó là trước khi ra hoa và đã đậu quả non.

✅Dụng cụ để khoanh cần vệ sinh sạch sẽ để tránh lây lan mầm bệnh nguy hiểm. Nên lựa chọn những thiết bị chuyên để khoanh, bén, sắc để vết khoanh được dứt khoát, đều và mịn.

✅Khi khoanh không khoanh quá sâu, không cần đều để tránh làm tổn thương phần lõi bên trong.

✅Cẩn thận hơn sau mỗi lần khoanh bà con bôi thuốc liền sẹo hoặc dùng keo dán đen để phủ lên vết khoanh.

Nội dung phía trên là những hướng dẫn cụ thể về các phương pháp khoanh vỏ cây chanh và một số lưu ý cần quan tâm để đảm bảo thực hiện thành công, không gây ra bất kỳ hậu quả nguy hiểm gì cho cây. Hãy đọc kỹ các hướng dẫn, lưu ý cụ thể mà AQ đã trình bày trên hoặc nhờ người đã có kinh nghiệm để tiến hành khoanh vỏ để có kết quả như mong muốn, cây ra sai quả, chất lượng cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *