Kỹ thuật khoanh vỏ cây bơ xử lý cây ra hoa đậu trái hiệu quả

Kỹ thuật khoanh vỏ cây bơ xử lý cây ra hoa đậu trái hiệu quả

02/12/2024

Kích thước chữ

Khoanh vỏ cây bơ là một trong những kỹ thuật kích thích cây bơ ra hoa đậu trái nhanh chóng, đúng mùa vụ. Phương pháp này không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật phức tạp nhưng để đạt hiệu quả cao, bà con cần thực hiện đúng thời điểm và đúng quy trình thực hiện từng bước để kích thích cây phân hóa mầm hoa và cho ra bông đồng loạt tăng tỉ lệ đậu trái ở cây bơ.

Trong bài viết dưới đây AQ sẽ hướng dẫn cho bà con về kỹ thuật khoanh vỏ cành cây bơ cũng như phương pháp chăm sóc cây bơ giai đoạn ra hoa đậu quả xanh tốt, khỏe mạnh, trái đậu trĩu cành, sai quả, bóng trái.

Tìm hiểu về kỹ thuật khoanh vỏ cây bơ

Kỹ thuật khoanh vỏ cây bơ đúng chuẩn, đạt hiệu quả cao
Kỹ thuật khoanh vỏ cành trên cây bơ là phương pháp được nhiều nhà vườn áp dụng để kích thích quá trình phân hóa mầm hoa trên cây

Bơ là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, được nhiều nhà vườn lựa chọn làm cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế. Để cây bơ phát triển khỏe mạnh, cho năng suất và chất lượng cao thì bà con cần nắm kỹ quy trình chăm sóc cũng như kỹ thuật canh tác đúng chuẩn.

Kỹ thuật khoanh vỏ cây bơ là phương pháp được nhiều nhà vườn áp dụng để kích cây bơ ra hoa đậu quả nhanh chóng, trái ra chất lượng, ít bị sâu bệnh tấn công. Phương pháp này được thực hiện bằng cách cắt một lớp vỏ ở phần thân, cành cây bơ; việc này sẽ giúp cây hạn chế hút các dưỡng chất từ đất vào thân, khiến cây tập trung chất dinh dưỡng để phát triển mạnh ở phần cành và hoa. Từ đó, quá trình phân hóa mầm hoa trên cây bơ được diễn ra nhanh chóng, giúp tăng tỷ lệ đậu quả.

Nên thực hiện khoanh vỏ cây bơ vào tháng mấy?

Kỹ thuật khoanh vỏ cây bơ đúng chuẩn, đạt hiệu quả cao
Để quá trình khoanh vỏ cây được diễn ra thuận lợi thì bà con nên tiến hành vào thời điểm cuối mùa mưa đến đầu mùa khô

Thời điểm tốt nhất để thực hiện khoanh vỏ cành cây bơ đó là vào mùa khô (khoảng từ cuối mùa mưa đến đầu mùa khô). Đây được xem là thời điểm lý tưởng nhất bởi lúc này cây bơ không phát triển quá mạnh về cành lá và có khả năng phục hồi tốt sau khi khoanh vỏ. Cụ thể thời gian mà bà con có thể thực hiện khoanh vỏ cành bơ như sau:

▶️ Vào cuối mùa mưa (khoảng tháng 9 – 10) đến đầu mùa khô (tháng 11 – 12): Thời điểm này cây bơ đã phát triển ổn định, không tốn quá nhiều năng lượng vào việc phát triển cành non nữa.

▶️ Vào mùa khô (tháng 1 – 4): Đây là giai đoạn cây bơ đang trong giai đoạn “nghỉ ngơi, nên khi thực hiện khoanh vỏ vào thời gian này thì cây sẽ hồi phục và vết khoanh sẽ khô nhanh chóng, hạn chế bị nhiễm bệnh.

🚨 Lưu ý: Bà con tuyệt đối không nên thực hiện khoanh vỏ cành cây bơ bởi mưa sẽ làm cho vết khoanh bị ướt lâu, tạo điều kiện để các loại vi khuẩn và nấm bệnh phát triển, gây hại đến sức khỏe cây trồng. Ngoài ra, trong mùa mưa thì cây bơ thường hút nhiều nước và chất dinh dưỡng từ đất vào thân, nếu khoanh vỏ trong thời điểm này có thể khiến cây phục hồi lâu và phát triển kém.

Hướng dẫn quy trình khoanh vỏ cây bơ đúng kỹ thuật xử lý ra hoa đậu trái

Kỹ thuật khoanh vỏ cây bơ đúng chuẩn, đạt hiệu quả cao
Hướng dẫn kỹ thuật khoanh vỏ trên cây bơ đơn giản, dễ dàng thực hiện ngay tại nhà

Để kỹ thuật khoanh vỏ cành bơ được diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả cao thì bà con cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết và thực hiện các bước dưới đây.

Chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ để thực hiện khoanh vỏ cành bơ

  • Dụng cụ cắt cành chuyên dụng
  • Găng tay bảo vệ
  • Băng keo y tế hoặc bao nilon để bảo vệ vết khoanh
  • Thuốc liền sẹo

Quy trình khoanh vỏ cành bơ qua từng bước

Bước 1: Xác định vị trí khoanh vỏ cành bơ

Bà con nên lựa chọn vị trí để khoanh vỏ trên cây bơ, nên lựa chọn những đoạn thân chính, cách mặt đất khoảng 30 – 40cm, nên lựa chọn những phần thân cây khỏe mạnh, không bị nấm bệnh tấn công.

➡️ Bước 2: Thực hiện khoanh vỏ

Bà con dùng dụng cụ khoanh vỏ cây (dao sắc nhọn) để khoanh một vòng quanh thân cây, vết khoanh rộng khoảng 0,5 – 1cm, sâu vào lớp gỗ khoảng 0,2 cm.

Chỉ cắt vào phần vỏ ngoài, tránh làm tổn thương đến phần gỗ bên trong, bà con có thể khoanh vỏ cây bơ theo hình chữ V hoặc hình tròn.

➡️ Bước 3: Bảo vệ vết cắt

Sau khi đã khoanh vỏ cây bơ xong thì bà con cần quấn vết khoanh lại bằng băng keo hoặc bôi thuốc liền sẹo ngay để giúp cây phục hồi nhanh chóng và không bị nấm bệnh tấn công.

🚨 Lưu ý:  Bà con không nên thực hiện khoanh vỏ trên những cây bơ quá non hoặc quá già, bởi khi cây còn non thì sẽ không đủ sức để phát triển, còn cây già thì khả năng phục hồi sẽ yếu, dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài trên cây bơ.

Chăm sóc cây bơ sau khi khoanh vỏ để ra bông đậu quả đầy cành

Để cây bơ được phục hồi nhanh chóng và có sức khỏe tốt sau quá trình khoanh vỏ thì bà con cần có những biện pháp chăm sóc kỹ lưỡng cũng như bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cây nhé:

Thường xuyên theo dõi vết khoanh

➡️ Sau khi khoanh vỏ cây, bà con cần thường xuyên kiểm tra vết khoanh để đảm bảo cây bơ không bị nhiễm nấm bệnh.

➡️ Nếu phát hiện vết khoanh bị thối hoặc có dấu hiệu bị vi khuẩn tấn công như: nấm mốc trắng thì bà con cần xử lý ngay bằng các chế phẩm sinh học phù hợp hoặc bôi trực tiếp thuốc diệt nấm lên vết khoanh.

➡️ Nếu thấy vết khoanh bị dính bẩn hoặc bị côn trùng xâm nhập thì bà con cần rửa sạch và khử trùng kỹ vết khoanh.

Cân chỉnh lượng nước tưới cho cây bơ

➡️ Sau khi khoanh vỏ, bà con cần tưới nhiều nước để cây được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Nên tưới nước đều đặn, nhưng không nên tưới quá nhiều, để tránh bị úng gốc.

➡️ Nên tưới nước vào buổi sáng để nước không bị bốc hơi nhanh và cây dễ hấp thụ hơn.

Bón phân bổ sung dinh dưỡng cho cây bơ

➡️ Sau khi thực hiện phương pháp khoanh vỏ thì bà con cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để cây bơ được phục hồi nhanh chóng:

➡️ Bà con có thể sử dụng phân bón hữu cơ, phân chuồng, phân vi sinh hoặc các chế phẩm sinh học để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cây bơ, giúp cây phục hồi nhanh chóng.

➡️ Bà con cũng có thể sử dụng các loại phân bón NPK với tỷ lệ phù hợp để giúp cây phát triển lá và hoa.

🚨 Lưu ý: Tránh lạm dụng sử dụng phân bón hóa học trong thời gian này bởi dễ khiến cho cây bị tổn thương, rất khó để phục hồi.

Cải tạo đất trồng cây bơ

➡️ Sau khi khoanh vỏ thì cây bơ sẽ mất đi một lượng lớn chất dinh dưỡng, thế nên bà con cần thực hiện cải tạo đất trồng, để đất có độ tơi xốp, thông thoáng, giúp cây bơ dễ dàng hấp thụ được nhiều dưỡng chất từ đất trồng.

➡️ Ngoài ra, bà con cần làm cỏ sạch sẽ ở xung quanh gốc cây để giảm thiểu tình trạng cỏ cạnh tranh dưỡng chất với cây.

Cắt tỉa cành tạo tán cho cây bơ

➡️ Sau khi khoanh vỏ cây, thì cây bơ có thể mọc ra nhiều cành non hơn, việc tỉa bỏ bớt những cành thừa sẽ giúp cây được thông thoáng hơn, tập trung phần lớn dưỡng chất để phát triển hoa và quả.

🚨 Lưu ý: Trong quá trình cắt tỉa bà con cần hạn chế làm trầy xước, ảnh hưởng đến vết khoanh, bởi sẽ dễ làm cho vết khoanh lâu lành hơn.

Phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây bơ

➡️ Sau khi khoanh vỏ thì cây bơ sẽ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị sâu bệnh tấn công, thế nên bà con cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý hiệu quả.

➡️ Bà con có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học để tiêu diệt tận gốc nấm bệnh mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cây trồng và môi trường xung quanh.

Thuốc phân hóa mầm hoa Bloom hỗ trợ cây bơ ra hoa đồng loạt tảng tỉ lệ đậu trái

Kỹ thuật khoanh vỏ cây bơ đúng chuẩn, đạt hiệu quả cao
Thuốc sinh học Bloom được nhiều nhà vườn sử dụng để giúp cây bơ ra hoa đồng loạt, hỗ trợ nuôi dưỡng bông khỏe mạnh, tăng tỷ lệ đậu quả

Bên cạnh thực hiện kỹ thuật khoanh vỏ để kích thích cây bơ ra hoa đậu trái sai trĩu thì bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học Bloom để kích hoa cây bơ ra nhanh chóng, trổ bông đồng loạt.

✅ Trong Bloom có chứa các thành phần chính như: Đạm (N): 8%, Lân: 5%, Kali (K2Ohh): 5%, Axit humic (C): 1.5%, Magan (Mn): 500 ppm, Kẽm (Zn): 500ppm, Đồng (Cu): 500ppm, Bo (B): 200ppm, pHH2O: 5.5.

✅ Ngoài ra, trong Bloom còn có chứa hàm lượng lân hữu cơ cao, humic, amino axit,… trên nền dung dịch lên men vi sinh, giúp tạo ra các hợp chất hữu cơ giúp cây dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất hơn nên có khả năng kích hoa ra nhanh, hoa nở đồng loạt, tạo màu hoa, nuôi dưỡng hoa khỏe mạnh, giúp tăng tỷ lệ đậu trái.

✅ Bổ sung các dưỡng chất để cây phát lộc đều, nhanh, cành cây khỏe mạnh, lá xanh mướt, giúp bộ rễ ra nhanh chóng, khỏe mạnh.

Hướng dẫn sử dụng Bloom: Hòa lẫn 25 – 30ml thuốc + 20 – 30 lít nước sạch (hoặc 500ml/200 – 300 lít nước sạch), phun đều lên trên tán cây hoặc tưới đẫm ở dưới gốc khoảng 2- 3 lần trước khi cây bơ ra hoa (mỗi lần phun cách nhau từ 10 – 15 ngày).

Kết thúc bài viết, Sinh Học AQ hy vọng rằng với những chia sẻ bên trên về kỹ thuật khoanh vỏ cây bơ thì bà con sẽ có thêm kinh nghiêm trong việc kích cây bơ ra hoa đậu quả sai trĩu, quả ra to khỏe, ít bị sâu bệnh tấn công. Khi thực hiện đúng kỹ thuật, đúng thời điểm thì cây bơ sẽ phát triển thuận lợi giúp nâng cao năng suất và chất lượng trái của vụ mùa. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn trực tiếp về các chế phẩm sinh học thì bà con vui lòng gọi trực tiếp đến số Hotline: 0932 690 312 – 028 8889 7322 – 0981 355 180 nhé.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-18%
Công dụng: Tạo mầu hoa, kích thích ra hoa đồng loạt, ra bông nhiều, dưỡng hoa, to cuốn, tăng tỷ…
4.33 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *