Phòng trị hoa hồng bị úa lá hiệu quả và Nguyên nhân do đâu

Phòng trị hoa hồng bị úa lá hiệu quả và Nguyên nhân do đâu

13/11/2024

Kích thước chữ

Hoa hồng bị úa lá do nhiều nguyên tác động như: Bón phân không đúng cách, sâu bệnh xâm nhập, tưới thừa thiếu nước cho cây, nấm xâm nhập,…Hậu quả khiến lá bị đổi màu lá từ xanh sang vàng, héo úa và rụng dần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình quang hợp, hấp thụ dinh dưỡng để cây phát triển.

Bà con tìm hiểu phần nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn về cách phòng trị bệnh vàng úa lá ở cây hoa hồng, cũng như nguyên nhân, dấu hiệu ban đầu của bệnh và phương pháp chăm sóc phòng ngừa vàng úa lá hiệu quả cho cây.

Tìm hiểu về tình trạng hoa hồng bị úa lá

Cách phòng trừ hoa hồng bị úa lá an toàn và nguyên nhân
Bệnh úa lá ở cây hoa hồng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng, khả năng quang hợp, trao đổi chất của cây

Hoa hồng bị úa lá là tình trạng cho thấy sức khỏe của cây đang suy yếu, nếu không chữa trị kịp thời, cây có thể bị chết rất nhanh, gây tổn thất nặng nề cho nhiều nhà vườn trồng hoa. Lá hoa hồng bị úa vàng có rất nguyên nhân khiến cây mắc bệnh, vì thế cần tìm hiểu rõ đúng chính xác lý do để đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Nguyên nhân làm cho cây hoa hồng bị úa lá 

Dưới đây là là một số nguyên nhân khiến hoa hồng bị úa lá bà con cần chú ý để tiến hành điều trị thành công giúp cây mau khỏe và đảm bảo chất lượng của hoa hồng.

Bị vàng lá do bón phân không đúng cách

Tình trạng vàng úa lá hoa hồng do phân bón là do bà con bỏ không đúng liều lượng cho cây, bón quá ít hoặc quá nhiều. Bón quá ít nên cây không hấp thụ đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết từ đó trở nên còi cọc và bị héo úa dẫn đến chết khô.

Còn bón quá nhiều, lượng phân không cân bằng và đúng liều lượng sẽ khiến bộ rễ bị nóng và dẫn đến tới tình trạng cháy, héo lá.

Tình trạng úa vàng lá cũng có thể xảy ra khi cây vừa mới trồng mà bà con đã bón phân ngay cho cây. Hiện tượng này sẽ dễ làm cây bị ngộ độc và héo nhanh hơn.

Tưới quá nhiều hoặc quá ít cho cây

Việc tưới thừa hoặc thiếu nước cho cây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến cây bị úa lá. Bởi khi tưới quá ít sẽ khiến cây bị thiếu nước, rễ bị khô nên khó hấp thụ dinh dưỡng, cây vừa thiếu nước và thiếu chất, dễ bị rụng lá và hoa.

Trường hợp tưới quá nhiều, sẽ khiến cây bị tích trữ nước, khó thoát nước, làm úng thối bộ rễ. Từ đó, khiến lá bị rụng hàng loạt, cành trơ trụi và chết dần.

Sâu, côn trùng cắn phá

Hoa hồng bị úa lá cũng do sự tấn công, gây hại của một số loài sâu, côn trùng như: Sâu đục thân, nhện đỏ,…Chúng khiến cây hoa hồng đang xanh tốt trở nên héo rũ, khô teo dần. Không chỉ ảnh hưởng mỗi toàn bộ lá mà còn khiến thân cành bị dị dạng, sưng và nứt.

Cây bị nấm bệnh tấn công

Nấm bệnh thường phát sinh khi điều kiện thời tiết có độ ẩm cao, chúng là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh cây trồng ảnh hưởng đến lá cây như: vàng, héo, đốm lá, biến dạng,…

Tùy vào từng loại nấm mà sẽ có cách thức tấn công khác nhau, ban đầu chỉ là những dấu hiệu nhẹ, nếu không kịp thời xử lý sẽ lan rộng khắp toàn bộ lá, gây héo úa và rụng hàng loạt.

Bộ rễ bị gây hại do tác động từ bên ngoài

Bộ rễ được coi như đầu não của cây trồng, là nơi hấp thụ nguồn nước, dinh dưỡng và hô hấp cho cây. Một trong những nguyên nhân khiến lá hoa hồng bị vàng lá do bộ rễ bị tổn thương trong quá trình canh tác vô tình làm đứt, gây ra vết thương trên rễ hoặc có thể là do bộ rễ bị úng thối, không thể thực hiện việc hấp thụ chất cần thiết của cây nữa. Lúc này, các bộ phận của cây đặc biệt lá sẽ xảy ra hiện tượng vàng úa và rụng khắp gốc, nụ hoa cũng bị ảnh hưởng trở nên thâm đen và héo dần.

Dấu hiệu ban đầu của cây hoa hồng bị úa lá

🔶Để nhận biết cây hoa hồng bị úa lá hay không hãy quan sát, cảm nhận về chất đất trồng trong vườn hoặc chậu. Nếu đất quá tơi giống bột và khô hoặc cứng, bóp thấy nước chảy, dính và nhớt thì khả năng cao cây bị thiếu hoặc thừa nước có thể khiến lá bị héo úa.

🔶Thời tiết thay đổi, không khí ẩm, thay đổi đột ngột sẽ làm cây stress dẫn tới bị nhiễm bệnh héo úa lá.

🔶Cây có dấu hiệu thiếu dinh dưỡng, xơ xác, phát triển yếu, khó ra mầm mới.

🔶Khi xới đất nhẹ để kiểm tra bộ ra thấy vài cọng rễ bị chuyển màu sang nâu hoặc nâu đen. Điều này cho thấy bộ rễ đang gặp vấn đề, có thể bị hư thối toàn bộ, khiến cây không hấp thụ đủ nước và các chất cần thiết dẫn tới lá bị héo úa, vàng và rụng đi.

Hoa hồng bị úa lá gây ra tác hai như thế nào?

Hậu quả mà hoa hồng bị úa lá gây ra là rất nguy hiểm:

🔶Cây bị giảm năng suất, kém phát triển, khó ra hoa hoặc bị rụng non. Hoa ra kém sắc ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của cây.

🔶Lá bị úa, héo vàng khiến quá trình quang hợp diễn ra khó khăn, cây không thể tổng hợp, hấp thụ các chất cần thiết qua lá từ đó làm sức đề kháng của cây bị giảm sút và dần lụi tàn.

🔶Tốc độ lan bệnh nhanh có thể khiến toàn bộ cây trồng trong vườn đều bị nhiễm theo nếu như không xử lý sớm và khử trùng sạch sẽ.

Hướng dẫn cách phòng trị cây hoa hồng bị úa lá đơn giãn hiệu quả

Cách phòng trừ hoa hồng bị úa lá an toàn và nguyên nhân
Cách phòng trị bệnh úa vàng lá ở cây hoa hồng giúp hạn chế lây lan, tái nhiễm và nhanh chóng phục hồi khỏe mạnh

Để giảm bớt tình trạng hoa hồng bị úa lá bà con nên thực hiện theo một số biện pháp phòng trừ như sau:

✅ Nếu bị úa lá do bón phân quá nhiều bà con cần rửa trôi lượng phân dư trong chậu. Phân ở dạng bột hoặc lỏng cần tưới xả 1 – 2 lần, đặc biệt nên tưới vào buổi sáng và tưới ngập chậu để cây xả bớt nước.

✅ Trong quá trình canh tác bà con cần thao tác nhẹ nhàng để tránh gây ra tổn thương, làm đứt bộ rễ.

✅ Xới ít đất để kiểm tra bộ rễ, nếu phát hiện ra những cọng đang có dấu hiệu chuyển màu ngay lập tức cần tiến hành cắt bỏ để tránh lây lan làm hư hỏng bộ rễ.

✅ Thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ những cành, lá mọc um tùm, nhiễm bệnh, quá già và vàng úa lá nhằm giúp cây thông thoáng, kích thích ra mầm, lá mới, giúp cây phát triển khỏe mạnh, hạn chế lây lan bệnh diện rộng.

✅ Nguyên nhân khiến lá bị úa là do sự tấn công của sâu bệnh vì vậy cần vệ sinh vườn sạch sẽ, loại bỏ dại, tàn dư thực vật để ngăn ngừa sâu, côn trùng trú ngụ và sinh sản. Lên kế hoạch phòng trừ từ sớm, để gia tăng hiệu quả phòng trị và đảm bảo tính an toàn bà con nên lựa chọn những dòng sản phẩm phun phòng an toàn như Mebe Pa, Ola insect,…

✅ Xử lý đất trồng trước khi trồng và vào mỗi năm để cấu trúc đất trở nên tơi xốp, màu mỡ hơn, hạn chế tình trạng khó thoát nước sẽ làm lá bị úa vàng hoặc không đủ nguồn dinh dưỡng nuôi cây.

✅ Nên chú ý đặt chậu cây, trồng ở những nơi có đủ nguồn ánh sáng để tránh tạo điều kiện độ ẩm cao, cây không hấp thụ đủ nguồn ánh sáng cần thiết sẽ héo úa và vàng lá.

✅ Và đặc biệt cần điều chỉnh lượng nước tưới sao cho phù hợp, kết hợp theo dõi thời tiết, tình trạng của cây để không làm cây bị thiếu hoặc thừa nước sẽ gây ra hiện tượng úa vàng lá.

Thuốc phòng trị hoa hồng úa lá Be Green hiệu quả cao, an toàn cho cây

Cách phòng trừ hoa hồng bị úa lá an toàn và nguyên nhân
Thuốc Be Green giúp phòng trừ bệnh úa lá hoa hồng, đảm bảo an toàn, không chất độc hại

Sản phẩm sinh học giúp điều trị hoa hồng úa lá hiệu quả, an toàn mà AQ muốn giới thiệu đến bà con đó là Be Green chuyên phòng trừ các vấn đề về lá, bộ rễ và một số loại bệnh cây trồng khác.

Thành phần thuốc trị bệnh vàng úa lá hoa hồng Be Green

Chaetomium cupreum 1.5×106 CFU/g bột.

Tổ hợp từ hơn 25 chủng gồm: Paecilomyces sp, Chaetomium spp, Trichoderma spp, vi sinh phân giải (lân, kali,…). Các axit fluvic, amino axit, chất hữu cơ đã lên men cô đặc.

Công dụng thuốc trị vàng úa lá hoa hồng Be Green

✅ Điều trị tốt các loại bệnh gây hại cho lá, bộ rễ như: Úa lá, vàng lá, thối rễ, lở cổ rễ.

✅ Tiêu diệt cũng như bảo vệ cây trồng trước sự tấn công của nấm, khuẩn, tuyến trùng gây hại.

✅ Tăng cường các vi sinh có lợi cho cây, giúp bộ rễ chắc khỏe, sức đề kháng ngày càng khỏe mạnh, nâng cao hiệu quả dùng phân bón nhằm tăng năng suất, chất lượng hoa cho cây.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh vàng úa lá hoa hồng Be Green

Phun trị hoa hồng bị úa lá: 50g/ 40 – 80 lít nước, có thể tưới trực tiếp xuống đất hoặc phun, dùng từ 5-10 ngày/lần sau đó sử dụng như phòng bệnh.

Phun phòng hoa hồng bị úa lá: 25g/ 20 – 40 lít nước, định kỳ 3-4 lần/vụ…

Phía trên là nội dung về hoa hồng bị úa lá đã được AQ trình bày chi tiết từng nguyên nhân, những triệu chứng ban đầu của bệnh, tác hại và hướng dẫn chi cách phòng ngừa và chăm sóc cho cây hoa hồng. Hy vọng qua bài viết trên, đã giúp bà con có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích để thực hiện quá trình phòng trị bệnh an toàn, đảm bảo năng suất cho cây trồng.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-10%
Công dụng: Phòng trừ các loại nấm bệnh hại thối rễ, lở cổ rễ. Phục hồi cây bị vàng lá…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *