Độ phì nhiêu của đất là gì? Đặc điểm và cách tăng phì nhiêu

Độ phì nhiêu của đất là gì? Đặc điểm và cách tăng phì nhiêu

02/11/2024

Kích thước chữ

Độ phì nhiêu của đất là gì có vai trò gì với cây trồng và trong quá trình canh tác? Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần nuôi dưỡng cho các giai đoạn phát triển, ra hoa kết trái của cây.

Thông qua bài viết sau đây, mọi người hãy cùng AQ giải đáp thắc mắc về độ phì nhiêu của đất là gì cũng như tìm hiểu chi tiết về những đặc điểm, các biện pháp cải thiện cho đất màu mỡ, giàu hàm lượng chất hữu cơ cho quá trình canh tác đạt năng suất cao.

Tìm hiểu về độ phì nhiêu của đất là gì?

Độ phì nhiêu của đất là gì? Thành phần, đặc điểm, tăng độ phì cho đất
Độ phì nhiêu trong đất đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho quá trình cây trồng sinh trưởng, phát triển

Độ phì nhiêu của đất là gì và các biện pháp cải thiện độ phì nhiêu cho đất là mối quan tâm hàng đầu của bà con nông dân trong quá trình canh tác để đất trồng đảm bảo dinh dưỡng cho cây khỏe mạnh.

Khái niệm độ phì nhiêu của đất

Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như tạo điều kiện cần thiết cho cây trồng phát triển tốt nhất. Mỗi giống cây sẽ cần nhu cầu về lượng nước, dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm khác nhau vì vậy độ phì nhiêu trong đất cũng cần các tiêu chí riêng.

Các yếu tố cơ bản thể hiện độ phì nhiêu của đất

Tùy vào từng loại đất canh tác độ phì nhiêu tự nhiên sẽ có những đặc điểm riêng. Các yếu tố cơ bản về độ phì nhiêu mà cây trồng cần để phát triển như sau:

  • Khả năng cung cấp đầy đủ về nguồn nước, oxy, dưỡng chất cho cây trồng.
  • Đất có nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, tạo điều kiện cho cây thực hiện việc quang hợp tốt nhất.
  • Đất tơi xốp cho rễ cây phát triển thuận lợi, hấp thụ nước, oxy, những chất dinh dưỡng một cách hiệu quả nhất.
  • Trong đất không chứa các yếu tố gây ô nhiễm cho cây trồng như chất hóa học độc hại, kim loại nặng, sâu bệnh.
  • Độ pH trong đất là thước đo tính axit, bazơ có ảnh hưởng lớn đến tính chất, chất lượng của đất canh tác.

Đặc điểm về độ phì nhiêu của đất là gì?

Độ phì nhiêu của đất được hình thành trong khoảng thời gian rất dài để phát triển đến trạng thái ổn định và tốt nhất. Các đặc điểm của độ phì nhiêu được thể hiện thông qua:

  • Các loại đất canh tác sẽ có tính chất khác nhau, vì vậy độ phì nhiêu tự nhiên trong đất cũng khác nhau.
  • Đất phì nhiêu sẽ giàu các chất mùn và hàm lượng chất hữu cơ cao.
  • Quá trình hình thành, thời gian tạo nên độ phì nhiêu của đất rất chậm.
  • Sử dụng phân bón góp phần mang lại hiệu quả tốt nhất khi áp dụng trên đất có độ phì nhiêu cao.

Những thành phần cấu tạo nên độ phì nhiêu của đất là gì?

Độ phì nhiêu là gì và các thành phần chính cấu tạo nên độ màu mỡ cho đất gồm tập hợp nhiều tính chất vật lý, hóa học, sinh học có quan hệ mật thiết với nhau như sau:

  • Độ dày tầng đất canh tác: Đây là phần đất quan trọng nhất cho rễ cây phát triển, thực hiện việc hút nước và chất dinh dưỡng. Đối với hầu hết cây trồng, tầng đất canh tác có độ sâu tối thiểu 1m, đảm bảo tơi xốp, không bị nén chặt.
  • Hàm lượng dưỡng chất: Đây là các chất dinh dưỡng mà đất có thể cung cấp cho cây trồng. Từng loại cây có nhu cầu dưỡng chất khác nhau, và mỗi thành phần dưỡng chất trong đất đều có vai trò riêng đối với cây trồng.
  • Cấu trúc của đất: Cấu trúc đất được tạo ra từ sự sắp xếp của các hạt đất, tạo nên độ tơi xốp và khả năng cung cấp oxy, nước cho bộ rễ của cây phát triển.
  • Khả năng cân bằng hóa học: Sự cân bằng giữa các chất hóa học và phản ứng của chúng trong đất.
  • Mật độ vi sinh vật: Đất có mật độ vi sinh vật phù hợp sẽ giúp cân bằng chất dinh dưỡng, cung cấp dinh dưỡng ổn định cho cây.
  • Các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực: Bao gồm các yếu tố như kim loại nặng, muối và các chất ô nhiễm khác từ hoạt động của con người có thể gây hại cho cây trồng.

Dấu hiệu nhận biết đất có độ phì nhiêu cao

Đất có độ phì nhiêu cao đáp ứng các nhu cầu của cây trồng và mang lại khả năng canh tác tốt. Cách nhận biết đất có độ phì nhiêu cao dựa vào một số đặc điểm sau đây:

🔶 Đất chứa chất dinh dưỡng với hàm lượng dồi dào, thành phần dễ dàng chuyển hóa cung cấp cho cây trồng phát triển.

🔶 Đất có khả năng giữ được chất dinh dưỡng dưới dạng hòa tan, rễ cây có thể hấp thu dễ dàng, hiệu quả cho cây trồng phát triển.

🔶 Đất có khả năng tự điều chỉnh việc cung cấp dưỡng chất tùy theo nhu cầu của từng loại cây trồng cho phù hợp.

🔶 Đất phì nhiêu giữ ẩm tốt và cung cấp đủ nước cho cây, có độ tơi xốp, đủ không gian giúp bộ rễ hấp thụ khí oxi.

Một số biện pháp cải thiện độ phì nhiêu của đất

Độ phì nhiêu của đất là gì? Thành phần, đặc điểm, tăng độ phì cho đất
Áp dụng các biện pháp cải tạo, tăng độ phì nhiêu của đất hiệu quả, an toàn

Đất trồng phì nhiêu giúp bà con canh tác đạt hiệu quả cao kể cả khi không sử dụng phân bón. Tuy nhiên liên tục sử dụng đất qua các vụ mùa mà không bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết sẽ gây cằn cỗi đất. Thực hiện một số cách tăng độ phì nhiêu của đất nhằm đảm bảo năng suất cây trồng như sau:

Bổ sung phân hữu cơ cho đất

Các loại phân hữu cơ tự nhiên giúp cung cấp dinh dưỡng, cải thiện cấu trúc đất và tăng khả năng giữ nước gồm có phân chuồng, phân xanh và phân ủ,… Phân hữu cơ cũng bổ sung vi sinh vật có lợi, giúp phân giải chất hữu cơ thành chất dinh dưỡng dễ hấp thụ cho cây.

Xen canh, luân canh cây trồng

Thực hiện xen canh và luân canh giúp đất canh tác không bị cạn kiệt dưỡng chất, giảm nguy cơ sâu bệnh và cỏ dại. Lựa chọn những loại cây trồng có đặc tính bổ trợ giúp tăng cường dinh dưỡng và độ phì nhiêu cho đất.

Bổ sung phân khoáng hợp lý

Sử dụng đúng các loại phân đạm, lân, và kali với liều lượng hợp lý giúp bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt trong đất. Tuy nhiên, cần sử dụng một cách hợp lý để tránh làm suy thoái chất lượng đất sau này.

Cải thiện cấu trúc đất

Đất có cấu trúc tốt mang lại hiệu quả trong việc giữ nước và chất dinh dưỡng cho cây hấp thụ. Trộn các vật liệu như cát, phân hữu cơ và đất sét vào đất giúp cải thiện độ thoát nước và thông khí.

Duy trì độ pH của đất

Độ pH sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng. Bà con có thể sử dụng vôi để tăng độ pH nếu đất quá chua hoặc bổ sung lưu huỳnh nếu đất quá kiềm, giúp đạt mức pH phù hợp.

Làm đất sau mỗi mùa vụ thu hoạch

Sau mỗi vụ mùa đất canh tác cần được cày xới, và phơi ải cũng như xử lý mầm bệnh còn trong đất. Mục đích là giúp đất trồng tơi xốp, thoáng khí, đảo phần đất chưa được sử dụng lên trên cho vụ mùa kế tiếp.

Sản phẩm sinh học cải tạo đất Bio Soil tăng độ phì nhiêu

Độ phì nhiêu của đất là gì? Thành phần, đặc điểm, tăng độ phì cho đất
Tăng độ phì nhiêu cho đất, cân bằng pH với sản phẩm sinh học Bio Soil từ AQ

Tăng độ phì nhiêu của đất là một quá trình lâu dài, cải thiện cấu trúc đất sẽ giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, ít sâu bệnh và đạt năng suất cao hơn.

Trong số các giải pháp sinh học từ AQ, chúng tôi cung cấp đến nhà vườn một phương pháp hỗ trợ cải tạo đất hiệu quả với sản phẩm Bio Soil. Cùng thành phần sinh học an toàn khi sử dụng, Bio Soil mang đến công dụng vượt trội trong cải tạo và phục hồi đất, tăng khả năng chống chịu cho cây như sau:

Thành phần sản phẩm Bio Soil vi sinh cải tạo phì nhiêu đất

  • Thành phần của Bio Soil bao gồm: Bacillus spp: 1×10^8 CFU/ml; pHH2O: 5; Tỷ trọng: 1,1. Sản phẩm chứa hàm lượng Axit amin và dịch lên men tổ hợp vi sinh vật có lợi:
  • Vi khuẩn Bacillus spp, Rhodopseudomonas spp.
  • Nấm men, xạ khuẩn: Saccharomyces spp, Actinomycetes.
  • Nấm đối kháng: Chatomium spp, Trichoderma spp, Penicilium spp, Mucor spp.
  • Nấm sợi: Aspergillus spp.
  • Nấm vòng: Paecilomyces spp.

Công dụng sản phẩm Bio Soil vi sinh cải tạo phì nhiêu đất

  • Tăng pH từ sau 5-7 ngày, tăng độ phì nhiêu và giúp đất tơi xốp.
  • Phục hồi đất canh tác bị bạc màu, cải tạo đất bị nhiễm mặn, đất chuyên canh sử dụng các loại phân bón vô cơ, thuốc hóa học lâu ngày, hỗ trợ chống kết vón đất, chai hóa đất.
  • Ức chế và tiêu diệt nguồn bệnh, tuyến trùng hại rễ còn nằm trong đất.
  • Kích thích cho cây ra rễ, tăng hiệu quả trong quá trình sử dụng phân bón.
  • Tăng cường hệ vi sinh vật có lợi cho đất, đồng thời giúp giảm chi phí và số lần sử dụng phân bón vô cơ, thuốc hóa học.
  • Chống stress cho cây trồng do tình trạng đất bị nhiễm phèn, mặn, ngập úng.

Hướng dẫn sử dụng sản phẩm Bio Soil vi sinh cải tạo phì nhiêu đất

  • Pha 1 lít sản phẩm Bio Soil vào phuy 400-800 lít nước, tưới đẫm vùng gốc rễ.
  • Cây lâu năm (như cây công nghiệp và cây ăn trái) sử dụng cách nhau 2-3 tháng/lần, tần suất tưới 2-3 lần/năm.
  • Cây ngắn ngày (như cây rau màu và cây lương thực) sử dụng 2-3 lần/vụ (lần 1 khi gieo trồng và lần 2 cách 15-20 ngày).

Bài viết trên từ AQ đã cung cấp những thông tin chi tiết về độ phì nhiêu của đất cũng như bổ sung dinh dưỡng Bio Soil cải tạo đất hiệu quả. AQ luôn đồng hành và hỗ trợ, cũng như cung cấp nhiều giải pháp sinh học an toàn cho quá trình canh tác nông nghiệp của bà con đạt năng suất cao.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-8%
Công dụng: 🔹 Tăng độ pH cho đất sau 5-7 ngày tưới, cải thiện độ phì nhiêu, cho đất tơi…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *