Dâu tây bị đắng do đâu và cách khắc phục giúp trái ngọt đều

Dâu tây bị đắng do đâu và cách khắc phục giúp trái ngọt đều

05/04/2025

Kích thước chữ

Dâu tây bị đắng là hiện tượng thường gặp khi dùng loại trái cây này khiến nhiều người trồng và tiêu dùng lo lắng. Nguyên nhân khiến trái dâu bị đắng có thể đã bị nhiễm nấm khuẩn từ trước, côn trùng chích hoặc thu hoạch quá sớm, quả chưa chín để ngoài nắng.

Vị đắng không chỉ làm giảm chất lượng hương vị mà còn có thể phản ánh vấn đề trong quá trình chăm sóc, giống cây hoặc điều kiện thời tiết. Hiểu rõ nguyên nhân khiến dâu tây bị đắng cùng AQ Bice dưới bài viết sau đây để khắc phục kịp thời và đảm bảo trái dâu ngọt, thơm đúng chuẩn.

Tìm hiểu về tình trạng dâu tây bị đắng

Dâu tây bị đắng do đâu và cách khắc phục giúp trái ngọt đều
Tình trạng dâu bị đắng làm giảm hương vị đặc trưng, chất lượng kém, gây ảnh hưởng đến sản lượng bán ra ngoài thị trường

Dâu tây bị đắng là hiện tượng khi thưởng thức trái dâu có bị vị đắng khó chịu, có thể mất hoàn toàn vị ngọt chua, tuy quả vẫn đỏ chín mọng. Đây là dấu hiệu cho thấy quá trình sinh trưởng gặp vấn đề hoặc quá trình bảo quản không tốt. Tình trạng này khiến hương vị của quả bị giảm chất lượng, ảnh hưởng đến giá trị thương mại và cảm nhận của người tiêu dùng.

Nguyên nhân làm cho quả dâu tây bị đắng

Dâu tây bị đắng do đâu và cách khắc phục giúp trái ngọt đều
Dâu tây có thể bị đắng do quá trình trưởng bị ảnh hưởng, thu hoạch quá sớm, bị sâu bệnh gây hại

Tại sao dâu tây lại bị đắng, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, có thể do tác động từ môi trường, thời tiết, canh tác và bảo quản không đúng cách.

Ảnh hưởng từ thời tiết

➡️ Thiếu nắng ánh nắng mặt trời: Khi dâu tây không nhận đủ ánh sáng, đặc biệt trong giai đoạn quả phát triển, lượng đường tích lũy giảm, thay vào đó là hình thành các hợp chất phenolic có vị đắng dễ tích tụ nhiều hơn.

➡️ Nhiệt độ và độ ẩm cao: Vị đắng hình thành có thể do nhiệt độ tăng cao kết hợp với độ ẩm cao, quá trình trao đổi chất bị rối loạn, làm thay đổi sự tổng hợp trong quả, kết quả là vị ngọt giảm, vị đắng tăng cao.

Thu hoạch và bảo quản sai cách

➡️ Thu hoạch sai thời điểm: Quả chưa đủ chín đã thu hoạch, chúng các dễ bị đắng hơn khi phơi nắng ngoài sạp bán hàng, để chín quá cũng không, làm quả dễ bị rụng nội sinh, giảm độ tươi, dễ bị lên men và thay đổi vị.

➡️ Bảo quản không đúng: Nhiệt độ, độ ẩm không phù hợp làm quả biến vị, lên men nhẹ gây đắng.

Chăm sóc cây dâu tây không đúng cách

➡️ Bón phân không cân đối: Bón quá nhiều phân đạm, khiến cây chỉ tập trung phát triển cành lá, mà không nuôi dưỡng quả, khiến quá trình hình thành đường và hương vị không xảy ra, hình thành lên vị đắng nhẹ.

➡️ Mật độ trồng quá dày: Cây dâu tây khi trồng quá dày sẽ xảy ra tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng. Thiếu tài nguyên, khiến cây không có dinh dưỡng nuôi trái, làm cho chất lượng bị giảm, vị nhạt hoặc đắng.

Sâu bệnh xâm nhập

➡️ Nấm bệnh xâm nhập và gây bệnh trên quả, khi mới chớm bị nhiễm hoặc nhiều loại nấm gây bệnh từ bên trong nên không có không thể biết quả này đã bị nhiễm nấm, khi ăn có vị đắng,.

➡️ Dâu tây bị đắng do đâu, ngoại trừ nấm, côn trùng hút chích cũng là một phần lý do khiến trái khi ăn vào bị đắng. Đặc biệt các loài như, ong, rầy, rệp,… Chúng hút chích vào bề mặt quả khi trái còn non, các vết chích đó sẽ khiến bề mặt khu vực chỗ đó bị cứng, ăn vào có vị đắng.

Phân biệt dâu tây bị đắng tự nhiên và bị đắng do tác nhân bên ngoài

Không phải quả dâu tây nào có vị đắng cũng đều do sai sót trong quá trình canh tác. Trên thực tế, có thể phân biệt được vị đắng tự nhiên do giống cây với vị đắng phát sinh từ các yếu tố bên ngoài tác động. Việc hiểu rõ sự khác biệt này giúp người trồng đưa ra hướng xử lý phù hợp và không nhầm lẫn trong đánh giá chất lượng trái.

Dâu bị đắng tự nhiên do giống cây

Một số giống dâu tây nhất định vốn có đặc điểm vị hơi đắng hoặc chát nhẹ, đặc biệt khi chưa chín hoàn toàn. Đây là tính chất tự nhiên, không liên quan đến kỹ thuật trồng hay môi trường. Tuy nhiên, nếu được trồng và chăm sóc đúng cách, vị đắng này thường giảm dần khi quả chín đều.

Dâu bị đắng do yếu tố môi trường

Dâu tây có thể bị đắng bất thường nếu gặp điều kiện trồng trọt không phù hợp như thiếu ánh sáng, bón phân sai cách, hoặc thu hoạch sớm. Đây là loại đắng không tự nhiên, thường xuất hiện cùng các biểu hiện khác như màu sắc nhạt, quả nhỏ, hương thơm yếu – và có thể khắc phục được bằng điều chỉnh kỹ thuật.

Những ảnh hưởng từ qâu tây bị đắng gây ra

Dâu tây bị đắng có thể gây ra nhiều hậu quả cả về mặt chất lượng và kinh tế, bao gồm:

❌ Giảm chất lượng hương vị: Vị đắng khiến dâu tây mất đi hương vị ngọt ngào tự nhiên, làm giảm trải nghiệm thưởng thức của người tiêu dùng.

❌ Ảnh hưởng đến giá trị thương mại: Trái dâu đã bị đắng khó bán với giá cao, thậm chí có thể bị loại bỏ hoặc tiêu thụ với giá rẻ hơn, làm giảm lợi nhuận cho người trồng.

❌ Giảm uy tín thương hiệu: Nếu trái dâu bị đắng trở thành tình trạng phổ biến, người tiêu dùng có thể mất niềm tin vào sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín của người trồng và nhà cung cấp.

❌ Ảnh hưởng đến sức khỏe: Mặc dù không gây hại nghiêm trọng, nhưng dâu tây bị đắng lâu dài có thể gây khó chịu cho người tiêu dùng, đặc biệt là đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.

Biện pháp phòng và khắc phục tình trạng dây tây bị đắng

Dâu tây bị đắng do đâu và cách khắc phục giúp trái ngọt đều
Ngăn chặn tình trạng dâu tây bị đắng bằng cách chăm sóc kỹ quá trình phát triển của cây và tiến hành bảo quản kỹ sau thu hoạch

Để phòng trừ hiệu quả tình trạng dâu tây bị đắng bà con cần áp dụng ngay các biện pháp canh tác như sau:

✅ Trước khi trồng dâu tây cần chọn những giống dâu tây ít có xu hướng bị đắng và phù hợp với khí hậu, đất đai của địa phương là bước quan trọng đầu tiên. Những giống dâu tây có khả năng chịu nhiệt tốt và phát triển trong môi trường ít ánh sáng có thể giảm thiểu tình trạng đắng.

✅ Bón phân cân đối, sử dụng phân hữu cơ và đảm bảo cây được cung cấp đủ nước mà không bị ngập úng sẽ giảm thiểu nguy cơ dâu bị đắng.

✅ Thu hoạch dâu tây khi quả đã đạt độ chín lý tưởng, vừa đủ ngọt và có màu sắc đẹp. Quả dâu tây cần được thu hái vào sáng sớm hoặc khi trời mát để giữ được độ tươi và hương vị ngọt.

✅ Để bảo quản dâu tây lâu dài mà không làm mất đi hương vị, cần sử dụng công nghệ bảo quản lạnh như bảo quản trong tủ mát hoặc trong điều kiện nhiệt độ ổn định. Đóng gói đúng cách, sử dụng bao bì chống ẩm giúp quả tươi lâu và giữ được chất lượng.

Phân bón dưỡng trái dâu tây Mfruit hạn chế dâu tây bị đắng

Dâu tây bị đắng do đâu và cách khắc phục giúp trái ngọt đều
Bổ sung dinh dưỡng, tạo độ ngọt, tăng kích thước, giá trị thương phẩm cho trái dâu tây bằng thuốc Mfruit

Ngoài áp dụng các biện pháp canh tác, bảo quản cẩn thận, trong quá trình quả sinh trưởng cần sử dụng thêm phân bón dưỡng trái giúp quả phát triển đồng đều, tăng kích thước, độ ngọt cho quả, hạn chế tình trạng bị đắng. Bà con có thể tham khảo phân bón sinh học Mfruit để bón cho cây, vừa đảm bảo an toàn, không tồn dư chất hóa học độc hại vừa giúp trái phát triển, đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Thành phần phân bón dưỡng trái dâu tây Mfruit

Các thành phần có trong Mfruit gồm:

✅ Đạm tổng số (Nts): 8%

✅ Lân hữu hiếu (P2O5hh): 5%;

✅ Kali hữu hiệu (K2Ohh): 5%;

✅ Axit humic (C Acetic Acid ): 1,5%;

✅ Mangan (Mn): 500 ppm;

✅ Kẽm (Zn): 500 ppm;

✅ Đồng (Cu): 500 ppm:

✅ Bo (B): 200 ppm;

✅ pHH2O: 5.5;

✅ Tỷ trọng: 1.15.

✅ Nguồn gốc hữu cơ: Được sản xuất từ quá trình lên men tự nhiên với các chủng vi sinh vật có lợi, giúp phục hồi hệ sinh thái đất và kích thích hệ rễ.

Ngoài ra, Mfruit còn chứa đa dạng amino acid thiết yếu cho cây như:

Alanine, Aspartic, Arginine, Cystine, Glycine, Glutamic, Glutamine, Histidine, Leucine, Lysine, Ornithine, Proline, Serine, và Tyrosine – góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất và nâng cao sức khỏe cây trồng.

Công dụng của phân bón dưỡng trái dâu tây Mfruit

✅ Sản phẩm hỗ trợ cây có múi tập trung năng lượng cho giai đoạn ra hoa, thụ phấn thuận lợi hơn và hạn chế tình trạng rụng trái non sớm.

✅ Với sự kết hợp của Kali, Kẽm, Bo và Mangan, cây được tăng cường khả năng nuôi dưỡng trái ngay từ giai đoạn non, giúp trái phát triển đồng đều, giữ hình dáng đẹp và giảm nguy cơ hư hỏng.

✅ Hỗ trợ cây ra đọt mới, hạn chế tình trạng đọt đứng, lá xoăn, lá vàng. Đồng thời giúp tăng khả năng sống của hạt phấn, góp phần nâng cao tỷ lệ đậu trái.

✅ Dinh dưỡng cân đối giúp trái phát triển to, ngọt và có hình thức đẹp, đạt tiêu chuẩn thu hoạch. Hạn chế tối đa hiện tượng nứt trái khi gặp mưa kéo dài.

✅ Bổ sung nguồn dinh dưỡng đa, trung và vi lượng cần thiết cho cây phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng kháng nấm bệnh gây hại.

✅ Giúp cây chống chịu tốt hơn với điều kiện khí hậu bất lợi, đặc biệt là trong bối cảnh thời tiết thất thường và biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt.

Hướng dẫn cách sử dụng phân bón dưỡng trái dâu tây Mfruit

Cách dùng phân bón dưỡng trái: Hòa 500ml phân bón vào 300 – 500 lít nước sạch. Muốn tăng kích thước, đảm bảo độ ngọt cho trái, cần phun định kỳ từ 7 – 10 ngày/lần. Dùng phân bón ở giai đoạn trái non, chuẩn bị tạo đường, tích dưỡng.

Trên đây là những thông tin đề cập đến hiện tượng dâu tây bị đắng, đã được Sinh học AQ trình bày rõ nguyên nhân, phân biệt giữa đắng tự nhiên và đắng do môi trường tác động. Từ đó đưa ra các biện pháp phòng trừ an toàn, cải thiện chất lượng trái đạt tiêu chuẩn thị trường.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-18%
Công dụng: Hạn chế rụng trái non, nấm trái, cho trái phát triển tốt. Tăng nhanh trọng lượng và kích…
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *