Hướng dẫn kỹ thuật làm đất trồng thanh long giàu dưỡng chất
Kích thước chữ
Đất trồng thanh long là một trong những yếu tố góp phần đẩy mạnh năng suất, chất lượng và giá trị cây trồng tại thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Công tác lựa chọn, xử lý nền đất trồng là bước không thể thiếu cho sự phát triển của cây trồng. Vậy quy trình làm đất trồng cây thanh long ra sao, mời bà con theo dõi qua bài viết bên dưới.
Tại sao cần phải xử lý đất trồng thanh long?
Có 4 lý do để giải thích nguyên nhân vì sao cần làm đất trồng thanh long mà bà con cần biết:
1️⃣ Vị thế của cây thanh long: Là 1 trong 14 loại cây ăn quả chủ lực tại Việt Nam với tổng diện tích trồng hiện nay là 55.000 ha, sản lượng thu hoạch trung bình đạt gần 1,3 triệu tấn.
2️⃣ Xuất khẩu thanh long có tín hiệu tốt: Đầu năm 2024, xuất khẩu thanh long tăng lên so với cùng kỳ năm 2023, giá trị tăng cao kèm theo mở rộng thị trường tiêu thụ.
3️⃣ Mức độ cạnh tranh cao: Trung Quốc hiện đang là nước có diện tích trồng thanh long lớn nhất thế giới hiện nay với giá bán rẻ hơn so với thanh long Việt Nam; ngoài ra tiêu chuẩn nhập khẩu trái cây của các quốc gia đang dần khắt khe hơn.
4️⃣ Công tác trồng và chăm sóc còn nhiều khó khăn: Quy trình sản xuất chưa đồng bộ, năng suất vườn thanh long chưa ổn định, mẫu mã hạn chế, chất lượng chưa đạt chuẩn.
Để đáp ứng yêu cầu thị trường, ngăn tình trạng mức tiêu thụ chậm và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm khi phun thuốc BVTV, cần thống nhất quy trình hướng dẫn canh tác vườn từ phía bộ, ngành liên quan. Theo đó, việc xử lý đất trước khi trồng thanh long là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo chất lượng và năng suất toàn vườn.
Các loại đất trồng thanh long thích hợp
Thanh long có thể phát triển trên nhiều nền đất khác nhau như đất pha cát, đất xám bạc màu, đất phù sa, đất đồi, đất đỏ hay đất thịt. Quan trọng là đất trồng thanh long phải tơi xốp, thoát nước tốt, thông thoáng, pH dao động từ 5 – 7.
Nhiệt độ sinh trưởng của thanh long là 15 – 35°C, cây chịu hạn và chịu lạnh tốt (0°C ≤ t, t > 40°C). Là dòng cây lâu năm nên thanh long cần lượng ánh sáng đầy đủ cho duy trì sự sống, lượng mưa trung bình cho 1 cây từ 800 – 2000mm/năm.
⚠️ Lưu ý:
- Khu vực trồng thích hợp cần hạn chế xuất hiện khói, bụi.
- Tránh xa khu dân xư, bệnh viện, khu chăn nuôi – giết mổ, khu công nghiệp, làng nghề, bãi rác, nghĩa trang.
Hướng dẫn nhanh quy trình trộn đất trồng thanh long
1️⃣ Xác định loại đất trong vườn hiện tại.
2️⃣ Chọn giống thanh long và xử lý cành hom.
3️⃣ Thiết lập trụ trồng thanh long theo 2 cách.
4️⃣ Bón lót cho đất trồng thanh long.
Hướng dẫn chi tiết quy trình xử lý đất trồng thanh long từng bước
Như AQ đã chia sẻ, thanh long không kén đất, vì vậy dù là trồng vườn hay trồng chậu cây vẫn sinh trưởng và phát triển tốt. Miễn là bà con đảm bảo các yếu tố về môi trường và nơi trồng, tránh cây bị ngã đổ, hạn chế tối đa sâu bệnh, nấm khuẩn tấn công.
Sau đây là chi tiết các bước làm đất trước khi trồng cây thanh long trong vườn.
Bước 1: Lựa chọn loại đất thích hợp để trồng thanh long
- Đất khô cằn nên bón thêm phân hữu cơ hoặc phân chuồng đã hoai mục.
- Đất sét nên trộn thêm đất cát hoặc đất thịt để cải thiện cấu trúc đất.
Sử dụng bộ đôi thuốc sinh học Padave Cha & Bio Soil vừa cải tạo đất trồng thanh long, vừa xử lý các tác nhân lưu tồn trong đất như tuyến trùng, nấm đất, vi khuẩn gây hại vườn thanh long.
Trường hợp bà con muốn trồng thanh long trong chậu có thể sử dụng loại đất trộn sẵn bán tại các cửa hàng uy tín.
Bước 2: Chọn giống cây thanh long khỏe mạnh
◽ Ruột trắng Bình Thuận: trồng trên nhiều nền đất khác nhau, nhu cầu ánh sáng cao (toàn phần) → năng suất không ổn định ở vụ chính. Quả to, đẹp, tai xanh và cứng, thịt trắng, hạt nhỏ.
◽ Ruột trắng Chợ Gạo: Tiền Giang và Long An là hai tỉnh trồng phổ biến giống thanh long này. Đặc điểm sinh trưởng và hình thái tương tự như giống thanh long Bình Thuận.
◽ Ruột đỏ Đài Loan: Khu vực trồng có nhiều ánh sáng (dưới ánh sáng cao từ 15 – 35°C), đất bằng phẳng. Năng suất tốt, ruột đỏ tím và độ đường cao. Tại tỉnh Phú Thọ đã trồng được giống thanh long ruột đỏ này.
◽ Ruột đỏ tím hồng LĐ5: Cây cho năng suất khá cao trong vụ chính và vụ nghịch, phẩm chất tốt, mẫu mã ổn định. Tại tỉnh Tiền Giang, Long An và Bà Rịa đã trồng thành công giống thanh long này.
Ngoài ra có thể áp dụng hình thức hom giống để duy trì nguồn giống thanh long ổn định, đảm bảo năng suất cũng như chất lượng trái qua từng mùa vụ. Trước khi giâm cành xuống đất trồng thanh long, bà con nên xử lý cành với thuốc BVTV sinh học Nano Cu Gold để phòng trừ một số nấm bệnh hại liên quan.
Bước 3: Thiết lập trụ trồng thanh long
Sau khi xử lý nền đất, tiến hành làm trụ cho cây thanh long theo kiểu truyền thống hoặc kiểu giàn chữ T (T-Bar). Hiện nay nhiều nhà vườn đang áp dụng kiểu trụ theo giàn chữ T do cách này sẽ hạn chế khả năng đổ ngã do gió lớn, dễ dàng xử lý nghịch vụ, quản lý dịch hại và canh tác vườn thanh long hơn.
🔸 Kích thước trụ trồng xi măng: cốt sắt, đúc vuông mỗi cạnh từ 12 – 15cm, chiều cao trụ 1,6 – 1,8m, chôn sâu xuống đất trồng thanh long từ 0,4 – 0,5m.
🔸 Kích thước trụ giàn chữ T:
Trụ trồng: cốt sắt, đúc vuông mỗi cạnh 12cm, chiều cao 1,8m, chôn sâu trụ 0,5m.
Trụ giằng: nằm ở đầu và cuối hàng để giữ vững giàn trồng, đúc vuông mỗi cạnh 15cm, chiều cao 1,8m, chôn sâu trụ 0,5m, ở gốc trụ đổ bê tông.
Tiến hành căng dây trên đầu giàn và hai bên giàn bằng dây thép mạ kẽm loại 4mm.
Sử dụng béc phun mưa cục bộ đường kính 1 – 2m, đặt các dây cách nhau 1 -1,4m.
Bước 4: Bón lót cho đất trồng cây thanh long
🔹 Đối với kiểu trụ trồng xi măng truyền thống: sử dụng 10 – 20kg phân chuồng hoai mục + phân NPK 16-16-8 + 0,2 – 0,5kg vôi hoặc bộ đôi thuốc sinh học Padave Cha + Vi HAF để hỗ trợ kích rễ cho cành hom.
🔹 Đối với kiểu giàn chữ T: xới xáo đất và bón 10kg phân chuồng hoai mục + 500g phân super lân + 500g vôi cho 1 ô 3 mét.
Sau khi đặt hom và cố định lại bằng dây nylon, tưới nhẹ một ít nước và tạo tủ gốc giữ ẩm cho cành hom bằng rơm, cỏ khô hoặc mụn dừa đã qua xử lý.
Vậy là đã xong các bước chuẩn bị đất trồng thanh long cho các đất vườn có nhu cầu chuyên canh. Trường hợp bà con muốn trồng số lượng ít hoặc trồng tại nhà, AQ đề xuất sử dụng khung hỗ trợ giúp cây thanh long đứng vững hơn do diện tích bề mặt đất bị giới hạn.
Bổ sung dinh dưỡng cho đất trồng thanh long
✅ Sử dụng phân bón lá sinh học Vi AMEN phun cho cành thanh long sau thu hoạch giúp cành khoẻ mạnh, chống sâu bệnh hại.
✅ Không được nuôi gia súc, gia cầm trong vườn trồng thanh long tránh ô nhiễm đất.
✅ Không sử dụng phân động vật chưa hoai mục để bón cho cây thanh long.
✅ Ưu tiên các dòng phân bón hữu cơ hoai mục, phân vi sinh và nấm Trichoderma.
✅ Dọn dẹp vườn thường xuyên, thu gom rác thải, phế phẩm nông nghiệp và kiểm soát mật độ cỏ dại trong vườn.
✅ Phun thuốc BVTV theo quy tắc 4 đúng tránh tồn dư chất độc trong đất trồng thanh long.
✅ Tỉa bớt cành già, cành vô hiệu, cành bị sâu bệnh, nấm khuẩn phía trong tán.
✅ Không tưới nước lên lá, tránh tưới vào chiều tối dễ phát sinh bệnh hại.
✅ Thường xuyên thăm vườn để sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh hại và xử lý kịp thời.
Trên đây là những thông tin về cách làm đất trồng thanh long mà AQ muốn chia sẻ đến quý bà con. Hy vọng bài viết đã giúp bà con rõ hơn về tầm quan trọng của một nền đất tốt, kết hợp với quy trình canh tác vườn thanh long theo tiêu chuẩn chung, giúp cây đạt năng suất và chất lượng ổn định, mang lại nguồn thu nhập hiệu quả hơn.