Đất mặn là gì? Phương pháp cải tạo đất mặn hiệu quả, an toàn
Kích thước chữ
Đất mặn là gì là câu hỏi được nhiều bà con quan tâm đến. Đất mặn là tình trạng thường gặp trong quá trình canh tác của nhà vườn, tình trạng này gây ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Vậy đất mặn có đặc điểm ra sao? Có những phương pháp để cải tạo, phục hồi đất trồng hay không? Mời bà con cùng theo dõi những thông tin mà AQ cung cấp trong bài viết hôm nay nhé!
Tìm hiểu về đất mặn là gì?
Đất nhiễm mặn là loại đất có hàm lượng muối hòa tan ở nồng độ cao hơn bình thường (1 – 1,5% hoặc hơn). Sau thời gian, chúng không được rửa trôi đi mà ngày càng tích tụ càng nhiều lượng muối trên bề mặt đất trồng, ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Những loại muối hòa tan hay gặp trong đất đó là: NaCl, CaCl2, NaHCO3, Na2SO4, MgCl2, CaSO4,…
Những loại muối này có nguồn gốc từ các lục địa, biển, sinh vật,… nhưng nguyên thủy của chúng là các thành phần khoáng của các đá của núi lửa. Quá trình phong hóa đá xảy ra, những loại muối này sẽ bị hòa tan và di chuyển tập trung ở những dạng địa hình có vùng trũng.
Theo sự nghiên cứu của nhà khoa học thì đất mặn là loại đất có độ diễn điện lớn hơn 4 4 dS/m ở 25 độ C (Richards 1954). Tương đương với nồng độ của muối hòa tan khoảng 2,565 ‰.
Đặc điểm của đất mặn
- Đất có thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao (khoảng từ 50% – 60%), thấm nước kém.
- Khi bị ướt thì dẻo, kết dính, khi khô thì lại co lại, nứt, rắn chắc.
- Đất chứa nhiều lượng muối tan (Na2SO4, NaCl) nên áp suất thẩm thấu đất lớn, ảnh hưởng lớn đến quá trình cây hút nước và chất dinh dưỡng từ gốc.
- Khi thử nghiệm thì đất mặn sẽ có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm.
- Đất mặn rất nghèo mùn, độ xốp không có và nghèo chất đạm.
- Các vi sinh vật ở đất mặn hoạt động rất yếu.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng đất mặn là gì?
Có rất 2 nguyên nhân khiến đất bị nhiễm mặn đó là: do tác động của thiên nhiên và quá trình canh tác của con người.
Đất bị nhiễm mặn do tác động từ thiên nhiên
Do quá trình phong hóa vật lý (sự phá hủy đá thành những khối vụn) và trầm tích gây tạo các mạch nước ngầm tích tụ muối ở trong đất.
Nước biển xâm nhập ở các vùng trũng thấp hay do thủy triều khiến hàm lượng natri, tích tụ trên bề mặt đất tăng lên, ngày càng nhiều khiến đất bị nhiễm mặn.
Ngoài ra, đất nhiễm mặn còn do nước biển dâng cao, chảy theo các đường dẫn vào sông và mạch nước ngầm từ đó ngấm sâu vào trong nội địa.
Ở những vùng đất bị khô hạn, nước biển không thoát hơi được hoặc không có lượng mưa để rửa trôi, lâu dần khiến đất bị nhiễm mặn nặng.
Đất bị nhiễm mặn do quá trình canh tác của con người
Do trong quá trình canh tác bà con sử dụng quá mức mạch nước ngầm hay nước sông để tưới cho vườn trồng.
Việc này tạo điều kiện thuận lợi để nước biển xâm nhập vào nội địa.
Sử dụng quá mức các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có chứa nhiều hàm lượng muối như: Phân urê, phân kali sunfat,…
Đất mặn gây ra tác hại thế nào đến việc canh tác cây trồng?
- Đất mặn khiến áp suất thẩm thấu của đất tăng lên, khiến cây trồng gặp khó khăn trong quá trình hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng khiến cây trồng bị còi cọc, héo úa.
- Sự tổng hợp cytokinin bị tạm dừng (chất điều hòa sự sinh trưởng ở cây), ảnh hưởng đến toàn bộ các bộ phận của cây.
- Bộ rễ cây sẽ bị ảnh hưởng nhất, gây ức chế quá trình hút khoáng khiến cây bị thiếu sức sống.
- Kìm hãm sự vận chuyển, phân bố các chất đến các bộ phận của toàn cây.
- Quá trình trao đổi chất bị rối loại, cây không thể phát triển như bình thường được.
- Nếu tình trạng đất nhiễm mặn quá nhiều thì có thể làm vỡ đi tế bào của cây, khiến cây mất nước, héo úa đi rồi dần chết đi, khó có thể cứu chữa.
- Đất bị nhiễm mặn ảnh hưởng trực tiếp đến đến giá trị thu nhập và đời sống của bà con nông dân.
Một số phương pháp cải tạo đất mặn hiệu quả, an toàn
Hiểu được nỗi trăn trở của bà con khi phải đối mặt với tình trạng đất mặn xâm chiếm, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình trồng và chăm sóc cây trồng của bà con nông dân. Dưới đây, AQ chia sẻ đến quý bà con những biện pháp giúp cải tạo đất mặn đạt hiệu quả được nhiều người thực hiện.
Phương pháp canh tác giúp cải tạo đất bị nhiễm mặn
✅ Sử dụng các loại cây trồng có khả năng chịu mặn đó là: sắn, khoai lang, lúa gạo, rau muống, cải, thanh long,…
✅ Tiến hành cày sâu không lật, cắt đứt mao quản làm cho lượng muối không thể bốc lên mặt ruộng được.
✅ Cần tìm hiểu lượng nước để tưới cho cây, tránh để đất bị nhiễm mặn nhiều hơn.
✅ Để tránh sự bốc hơi nước bà con nên tiến hành tỉa cành, tạo tán cho cây và trồng cây với mật độ phù hợp.
✅ Có thể tăng cường được lượng bón phân đạm hay kali, để bổ sung được các dưỡng chất cho đất trồng.
✅ Đối với những khu vực trồng sát biển thì bà con có thể trồng các loại cây có thể chịu mặn tốt nhé.
Cải tạo đất nhiễm mặn bằng việc bón vôi cho đất trồng
Bón vôi cho đất có tác dụng cung cấp lượng canxi lớn để giải phóng được lượng muối có trong đất.
Trong đất nhiễm mặn chứa nhiều Ion Na+ ở dạng muối tan như: NaCl, NaHCO3, Na2SO4… Bà con cần bón vôi có chứa canxi để loại trừ ion Na+ trong đất. Lượng vôi bón cần tùy vào loại cây trồng và thành phần có trong đất.
- Độ pH của đất < 3,5 ⇒ Sử dụng từ 2 – 5 tấn vôi/ha
- Độ pH của đất từ 3,5 – 4,5 ⇒ Bón từ 1 – 2 tấn vôi/ha
- Độ pH của đất từ 4,5 – 5,5 ⇒ Bón từ 0,5 – 1,0 tấn vôi/ha
Cải tạo đất mặn bằng việc xây dựng hệ thống thủy lợi
Bà con có thể xử lý đất bị nhiễm mặn bằng cách dẫn nguồn nước ngọt vào trong đất. Sau đó tiến hành cày, bừa, sục bùn để hòa tan lượng muối có trong đất, rồi tháo ra sông, kênh, rạch,…
Cải tạo đất bị nhiễm mặn bằng biện pháp sinh học
Bà con có thể lựa chọn và sử dụng các biện pháp sinh học để cải tạo, phục hồi đất trồng để bảo vệ được vườn của mình nhé. Bởi được điều chế ra với các vi sinh vật hữu cơ nên sẽ an toàn, có hiệu quả vượt trội, không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây trồng.
Thuốc xử lý, cải tạo đất nhiễm mặn Bio Soil hiệu quả nhanh, an toàn
Một trong những phương pháp cải tạo đất mặn, giúp phục hồi đất trồng được nhiều bà con áp dụng đến là sử dụng các sản phẩm sinh học.
Và sản phẩm sinh học được nhiều bà con lựa chọn đó là sản phẩm đến từ nhà AQ: Bio Soil – Giúp khử đất mặn, đất tốt, cây khỏe
Được bà con nông dân đã dùng và đánh giá là một trong những sản phẩm có hiệu quả vượt trội trong việc phục hồi và cải tạo đất trồng, tăng thêm vi sinh trong đất, sức chống chịu của cây.
Để hiểu rõ hơn về sản phẩm Bio Soil mời bà con cùng theo dõi những thông tin dưới đây nhé.
Thành phần của thuốc cải tạo đất mặn Bio Soil
Sản phẩm cải tạo đất mặn Bio Soil được điều chế ra với các thành phần chính như:
✅ Bacillus spp: 1×10^8 CFU/ml
✅ pHH2O: 5
✅ Tỷ trọng: 1,1
✅ Các axit amin và dịch lên men tổ hợp các vi sinh có lợi như: Vi khuẩn Bacillus spp, Rhodopseudomonas spp; nấm Saccharomyces spp, Actinomycetes; nấm đối kháng: Chatomium spp, Trichoderma spp, Penicilium spp, Mucor spp; nấm sợi: Aspergillus spp; nấm vòng: Paecilomyces spp.
Công dụng của thuốc cải tạo đất mặn Bio Soil
Những công dụng tuyệt vời của Bio Soil mang đến cho bà con nhà vườn như:
✅ Giúp tăng độ pH trong đất chỉ sau 5 – 7 ngày.
✅ Tăng thêm độ phì và giúp đất tơi xốp, màu mỡ.
✅ Bio Soil giúp phục hồi đất bị nứt, khô, bạc màu. Các trường hợp đất trồng sử dụng thuốc hóa học lâu ngày, chống tình trạng vón đất, chai đất.
✅ Tăng khả năng ức chế, tiêu diệt dứt điểm nguồn nấm bệnh, tuyến trùng sống trong đất,…
✅ Kích thích quá trình ra rễ, tăng được hiệu quả cho cây hấp thụ phân bón.
✅ Tăng mật độ vi sinh có lợi trong đất, giúp đất tốt, khỏe hơn.
✅ Chống tình trạng cây trồng bị stress do bị nhiễm mặn, phèn, ngập úng, …
Hướng dẫn sử dụng thuốc cải tạo đất mặn Bio Soil
Bà con tiến hành pha 1 lít dung dịch sản phẩm với phuy nước từ 400 – 800 lít nước. Tiến hành tưới đẫm khu vực gốc rễ.
✅ Đối với những đất trồng cây lâu năm như: cây công nghiệp, cây ăn trái,… nên sử dụng cách nhau từ 2 – 3 tháng/lần, để đạt hiệu quả bà con nên sử dụng từ 2 – 3 lần/năm.
✅ Đối với những cây ngắn ngày như: cây lương thực, cây rau màu,… bà con cần sử dụng từ 2 – 3 lần/vụ. Lần phun đầu tiên khi vừa gieo trồng và lần 2 thì cách từ 15 – 20 ngày.
✅ Bio Soil có thể đáp ứng được kỹ thuật phun máy bay.
Vậy là những thông tin ở bài viết trên đã trả lời cho bà con câu hỏi đất mặn là gì và nguyên nhân hình thành đất mặn là gì? Hy vọng từ những tin tức mà chúng tôi cung cấp bên trên sẽ giúp được bà con trong quá trình canh tác cây trồng. Nếu bà con cần các kỹ sư tại AQ tư vấn cụ thể hơn về thuốc xử lý đất mặn Bio Soil thì vui lòng liên hệ trực tiếp qua tổng đài: 028 8889 7322 nhé.