Hướng dẫn chiết cành lê đúng kỹ thuật, nhanh ra rễ
Kích thước chữ
Chiết cành lê được thực hiện như thế nào để đạt tỷ tệ sống và cho năng suất cao? Tham khảo những bước kỹ thuật chiết cành cho cây lê trong bài sau cùng Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ nhé!
Tổng quan về phương pháp chiết cành lê
Chiết cành lê được ứng dụng phổ biến thay thế cho việc gieo hạt trực tiếp với năng suất, chất lượng cao. Lê thuộc loại cây ăn quả đặc sản của vùng ôn đới, được trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.
Người dân thường trồng lê bằng hạt và hiện nay thì phương pháp nhân giống vô tính như chiết, ghép cành được áp dụng nhiều hơn.
Đặc điểm hình dáng của cây lê
🔸 Cây lê thuộc loại cây gỗ với kích thước vừa phải, chiều cao có thể tới 10 đến 17 m, có tán lá cao hẹp. Lá của cây lê thường mọc so le, với chiều dài 2 – 12cm và màu xanh lục bóng.
🔸 Phần lớn cây lê có lá thuộc loại rụng sớm, nhưng 1 – 2 loài ở khu vực Đông Nam Á thường xanh. Cây lê sau khi đã trút hết bộ lá cần mùa đông lạnh để phân hóa mầm.
🔸 Những thời điểm mưa kéo dài vào cuối năm và độ ẩm trong không khí cao dễ khiến cho cây lê ít rụng lá hoặc rụng muộn, ảnh hưởng đến sự phân hóa mầm và năng suất quả.
🔸 Nhiệt độ trong mùa đông thuận lợi cho vườn lê rơi vào 10 -12 độ C, mùa hè không vượt quá 25 độ C. Cây lê thường có thể trồng ở các vùng như Cao Lộc (Lạng Sơn), Sa Pa (Lào Cai)…
Ưu điểm của cách chiết cành cây lê
- Đây được coi là phương pháp phổ biến, được bà con chọn để nhân giống cho các loại cây trồng thân gỗ, với tỷ lệ thành công lên đến 100%.
- Cách chiết cành đơn giản, dễ thực hiện với khả năng sinh trường, phát triển mạnh mẽ. Với cây thấp tán dễ dàng chăm sóc, cho ra quả và thu hoạch sớm.
- Bảo tồn hệ gen của cây, cũng như rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, an toàn khi thực hiện tại nhà.
Nhược điểm của cách chiết cành cây lê
Bên cạnh các ưu điểm thì phương pháp này cũng có một số khuyết điểm như cây chiết sẽ nhanh chóng già. Cây mẹ dễ bị tổn thương nếu việc cắt cành không đúng kỹ thuật.
Chuẩn bị những gì cho việc chiết cành lê?
Để nhân giống hiệu quả, thực hiện chiết cành cây lê thành công, bà con cần lưu ý việc chuẩn bị thật kỹ những công đoạn như sau:
Dụng cụ chiết cành cây lê
Các dụng cụ và nguyên liệu được sử dụng để chiết cành cây bao gồm giấy nilon, đất, dây bó bầu. Đất đã qua xử lý để nó bầu và dùng dây giúp cố định bầu, buộc chặt hai túi bầu giúp cành chiết không bị xoay tròn.
Làm đất cho bầu đất khi chiết cành cây lê
Cây lê yêu cầu được trồng ở loại đất có độ phì cao, với cấu tượng tốt. Độ sâu trồng từ 1m trở lên, đảm bảo ít sỏi đá. Mạch nước ngầm thích hợp cho cây lê có độ sâu trên 1,2m so mặt đất từ 5,5 đến 6.
Thời vụ chiết cành cây lê
Thời vụ để thực hiện kỹ thuật chiết cành lê tốt nhất là sau giai đoạn cây thu hoạch thường rơi vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 9.
Nên chiết vào vụ xuân để mùa thu mang đi giâm xuống đất hoặc chiết vào mùa thu để đầu xuân trồng. Những vụ như vậy thì sẽ cho việc chiết cành đạt hiệu quả tốt nhất, thuận lợi cho cây đâm chồi nảy lộc.
Chọn cành lê để chiết
Trên cây lê đã tuyển, mọi người lựa chọn các cành từ 6 đến 8 tháng tuổi, phần ngoài mặt tán và ở độ cao giữa tán đảm bảo độ dài từ 40 – 60cm. Gốc cành với đường kính khoảng từ 0,6 – 0,8cm với sức khỏe xanh tốt, không bị sâu bệnh và không có lộc non.
Hướng dẫn các bước thực hiện chiết cành lê đơn giản
Sau khi đã lựa chọn cành chiết, thời vụ phù hợp, tiến hành kỹ thuật chiết cành lê chỉ với một số bước đơn giản như sau:
Bước 1: Khoanh vỏ ở cành chiết
Vào ngày khô ráo, dùng dao sắc cắt khoanh vỏ khoảng 2cm rồi cạo sạch lớp mô phân sinh. Bôi dung dịch thuốc kích rễ vào vết cắt và thực hiện bó bầu sau đó.
Bước 2: Bó bầu trên cành chiết
Đất bó bầu là loại đất phù sa độ ẩm từ 70-80%, trộn cùng ⅓ phân hữu cơ, phân hoai mục. Đắp đất quanh bầu để giữ ẩm cho cành ra rễ trên mép cắt. Dùng nilon bọc bầu lại sao cho bao quanh cành chiết, sau đó dùng lạt buộc 2 đầu của bầu.
Bước 3: Chăm sóc cho cành chiết
Sau từ 2 – 3 tháng quan sát qua lớp nilon bó bầu thấy rễ phát triển nhiều, biến màu và phân nhánh, tiến hành cắt cành chiết vào sọt tre, sau đó chèn đất và đưa vào vườn ươm.
Chăm sóc hiệu quả sau khi chiết cành lê như thế nào?
Thực hiện cách chiết cành cây lê thành công cần được chú trọng vào giai đoạn chăm sóc sau khi cắt cành chiết vào vườn ươm như sau:
🔸 Chú ý tạo hình bằng việc cắt tỉa những cành xấu kém ở cây chiết.
🔸 Thực hiện làm giàn tre, tưới nước đủ ẩm cho cành.
🔸 Sau từ 2 đến 3 tháng, cây chiết sinh trưởng, phát triển tốt có thể mang đi trồng.
Dưỡng chất từ quả lê đối với sức khỏe con người
Quả lê quen thuộc với mọi người và được ưa chuộng vì chứa nhiều dinh dưỡng mang lại một số lợi ích đối với cơ thể cụ thể như sau:
Ngăn ngừa viêm nhiễm: Những hoạt chất trong quả lê làm giảm tình trạng đau, chống viêm do bệnh viêm khớp.
Cải thiện tiêu hóa: Bổ sung chất xơ rất tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn, phù hợp với các tình trạng bị tiêu chảy, táo bón, thiếu nước.
Tăng sức đề kháng: Rất nhiều vitamin như B2, B3, B6, C, K cùng những khoáng chất như đồng, magie, canxi, mangan, folate chứa trong quả lê giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Giảm cân: Lê chứa hàm lượng calo khá thấp, cùng chất xơ dồi dào phù hợp cho những ai đang có kế hoạch giảm cân.
Phòng ngừa ung thư: Nhờ chất xơ có khả năng kết dính cùng các axit mật thứ cấp, quả lê cũng giúp chúng ta có thể phòng ngừa rủi ro mắc ung thư ruột già, các vấn đề về ruột.
Bài viết đã cung cấp những thông tin chi tiết về kỹ thuật khi thực hiện chiết cành lê đến mọi người. Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ cùng đội ngũ kỹ sư sẵn sàng đồng hành cùng bà con trong suốt quá trình canh tác. Gọi ngay 028 8889 7322 để chúng tôi tư vấn nhanh nhất.