Chanh dây bị phinh thân nguyên nhân do đâu và Cách phòng trị
Kích thước chữ
Chanh dây bị phình thân là mối nguy hại của toàn vườn với mức độ lây lan nhanh, ảnh hưởng đến quá trình đậu quả do thân, cành chanh dây bị sưng phù. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh phình thân ở cây chanh dây, cách phòng ngừa và xử lý ra sao, bệnh gây ra tác hại như thế nào cho cây chanh dây.
Tất cả những câu hỏi này sẽ được AQ giải đáp trong phần nội dung dưới đây, xin mời bà con tìm hiểu để xử lý bệnh hiệu quả cho vườn chanh dây nhà mình nhé.
Tìm hiểu về cây chanh dây bị phình thân
Chanh dây bị phình thân là một trong những loại bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ, gây nhiều lo lắng cho bà con nông dân. Để khắc phục tình trạng bệnh một cách an toàn, hiệu quả, thì trước hết bà con cần nắm và hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến cây chanh dây bị phình thân
Chanh dây phình thân là bệnh lý có nguồn gốc từ nấm Fusarium sp và nấm Gibberella fujikuroi tấn công. Khi mùa mưa bắt đầu, nhiệt độ, độ ẩm tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển mạnh mẽ.
Nấm bệnh này thường tấn công vào rễ, thân cây, gây ra vết sưng phình, làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất, dẫn đến cây suy yếu, giảm năng suất, chất lượng đậu quả của cây chanh dây.
Dấu hiệu ban đầu của cây chanh dây bị phình thân
- Triệu chứng phình thân cành chanh dây xuất hiện những đoạn phình to, phần thân mạch dẫn bên trong bị đổi màu.
- Phần gốc cây bị thối, gốc phình to ra, xuất hiện các vết nứt trên bề mặt vỏ cây do nấm tấn công.
- Bệnh phình thân có khả năng lây lan bệnh sang cây khỏe, khi bị nấm tấn công, chanh dây sẽ không chết ngay mà sẽ yếu dần rồi chết hẳn.
Hướng dẫn cách phòng trị cây chanh dây bị phình thân
Để quản lý tình trạng phình thân cây chanh dây, AQ xin gửi đến bà con một số biện pháp phòng trừ cụ thể như sau:
- Xử lý đất trước khi trồng chanh dây, bón lót bằng phân chuồng hoai mục, có thể bổ sung phân vi sinh có chứa nấm vi sinh Trichoderma.
- Chọn nơi trồng chanh dây ở đất thoát nước tốt, tạo rãnh thoát nước để hạn chế ứ đọng, ngập nước để tạo môi trường cho nấm bệnh.
- Trong quá trình chăm sóc cây, bà con hạn chế tối đa tổn thương rễ, dùng công cụ sắc bén, đúng kích cỡ và thực hiện đúng kỹ thuật để tránh làm tổn thương các rễ nhỏ và mảnh.
- Tưới nước cho cây chanh dây vào sáng sớm hoặc chiều tối để cây không bị stress nhiệt.
Thuốc phòng trị chanh dây bị phình thân Chatomium an toàn cho cây
Để giúp bà con ngăn chặn phình thân ở cây chanh dây do nấm gây hại, AQ xin giới thiệu thuốc sinh học Chatomium. Với các thành phần có lợi cho cây trồng, sản phẩm không chỉ tiêu diệt nhanh chóng nấm hại mà còn duy trì hiệu quả bảo vệ trong thời gian dài, giúp cây phát triển khỏe mạnh hơn.
Thành phần thuốc trị phình thân ở chanh dây Chatomium
1.5×10^6 CFU/g bột Chaetomium cupreum
Kết hợp với hơn 40 chủng vi sinh vật đối kháng, bao gồm Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus spp và các vi sinh cải tạo đất. Sự phối hợp đa dạng này giúp kiểm soát nấm hại hiệu quả và cải thiện môi trường đất cho cây trồng.
Công dụng của thuốc trị phình thân ở chanh dây Chatomium
- Với hàm lượng Chaetomium cao có trong sản phẩm, giúp tiêu diệt nấm hại lâu bền.
- Hoạt chất kháng sinh sinh học giúp tăng đề kháng, hồi phục vết thương, vết phình trên thân, cành chanh dây.
- Hỗ trợ hệ vi sinh vật trong đất, giúp đất tơi xốp, cải tạo môi trường dinh dưỡng cho cây, tăng cường sức đề kháng của cây trước các bệnh lý khác.
- Thuốc có tác dụng kéo dài, bảo vệ cây liên tục trong thời gian dài, giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị phình thân ở chanh dây Chatomium
Để thuốc trị phình thân cây chanh dây Chatomium phát huy hiệu quả, cần tuân thủ đúng liều lượng và cách sử dụng như sau:
- Phun phòng trị phình thân: Hòa tan 500g thuốc với 200-300 lít nước, phun định kỳ mỗi 3-5 ngày.
- Phun phòng ngừa phình thân: Hòa tan 500g thuốc với 600-800 lít nước, phun mỗi 15-30 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
- Việc phun thuốc đúng liều lượng và khoảng cách giữa các lần phun sẽ giúp đạt hiệu quả tối ưu.
Hy vọng bài viết về chanh dây bị phình thân sẽ giúp bà con hạn chế ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình canh tác. Việc hiểu và nắm rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bà con điều chỉnh phương pháp chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn phát triển, tình trạng sức khỏe của cây.