Chăm sóc dưa lưới giai đoạn nuôi trái to tròn, thơm ngọt

Chăm sóc dưa lưới giai đoạn nuôi trái to tròn, thơm ngọt

15/07/2024

Kích thước chữ

Chăm sóc dưa lưới giai đoạn nuôi trái nhằm kích thích và giúp chất lượng của quả trở nên tốt, chất lượng hơn.Mời bà con cùng AQ tìm hiểu quy trình chăm sóc dưa lưới chi tiết qua từng bước thông qua bài viết sau đây.

Tại sao cần phải chăm sóc dưa lưới giai đoạn nuôi trái

Chăm sóc dưa lưới giai đoạn nuôi trái, trái to đẹp, nặng trĩu
Chăm sóc dưa lưới giai đoạn nuôi trái sẽ giúp đảm bảo trái to lớn, đẹp

Chăm sóc cây dưa lưới khi ra trái đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quả. Việc thực hiện các biện pháp chăm sóc cũng như phòng trừ sâu hại, nấm bệnh tấn công sẽ giúp đẩy mạnh quá trình đậu hoa kết trái của cây góp phần mang lại giá trị kinh tế cho vườn.

Hướng dẫn quy trình chăm sóc dưa lưới giai đoạn nuôi trái

Giai đoạn cuối cùng và quan trọng nhất trong chu kỳ sinh trưởng của cây dưa lưới là giai đoạn nuôi trái. Chất lượng và khối lượng của quả sẽ được quyết định hầu hết trong giai đoạn này, vì thế mà việc chăm sóc, nuôi dưỡng cây trong thời kỳ này là vô cùng quan trọng.

Tưới nước cho cây dưa lưới

✅ Trong thời kỳ đầu của giai đoạn nuôi quả, bà con nên tiến hành gia tăng việc tưới nước để giúp dưa lưới có thể tích lũy đủ dinh dưỡng nuôi trái. Sau một vài ngày tưới, khi trái đã đạt được trọng lượng nhất định thì giảm nước để quả có thể bước vào giai đoạn tạo lưới lần 1.

✅ Tùy thuộc vào giống dưa lưới, nhiệt độ thời tiết quanh vườn và đất trồng mà bà con điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo độ ẩm của đất dao động trong khoảng 70 – 80%.

✅ Với giai đoạn tạo ngọt, nếu muốn dưa lưới có màu đẹp và thơm ngon hơn thì bà cần phải giảm dần lượng nước tưới hằng ngày để hàm Brix trong quả được tăng lên. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo lượng nước tưới vừa đủ để duy trì nuôi sống cây.

✅ Nếu hàm lượng nước tới quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng héo cây, chết cây hoặc trái chín sớm.

Tỉa trái

✅ Sau khi cây đã đậu trái được khoảng 5 – 10 ngày thì bà con tiến hành thực hiện tỉa trái.

✅ Lựa những trái tròn, không bị méo mó, nhiều lông tơ, da ngắn và không bị xây xước. Sau khi đã chọn được trái ưng ý thì tỉa bỏ hết tất cả các chèo và trái, chỉ giữ lại trái được chọn để có chất lượng tốt nhất.

Bấm ngọn

✅ Sai khi cây dưa lưới được 25 lá thì cần nên tiến hành bấm ngọn thân chính để giúp cây tập trung chất dinh dưỡng để nuôi quả.

✅ Việc tỉa trái, tỉa chồi, bấm ngọn nên được thực hiện vào lúc sáng sớm để tránh tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào lây nhiễm bệnh xâm nhập vào cây qua các vết thương.

Treo trái

✅ Đối với những cây dưa lưới leo giàn thì đến khi trái có trọng lượng nhất định thì tiến hành treo trái để hạn chế bớt tình trạng đứt cuốn và tuột dây dưa lưới. Bà con có thể dùng các móc treo trái và sử dụng dây nilong chuyên dụng để treo dưa lưới.

Phòng trừ sâu bệnh khi chăm sóc dưa lưới giai đoạn nuôi trái

Chăm sóc dưa lưới giai đoạn nuôi trái, trái to đẹp, nặng trĩu
Hướng dẫn chi tiết những biện pháp giúp phòng trừ sâu bệnh hại trong quá quá trình chăm sóc dưa lưới giai đoạn nuôi trái

Sâu bệnh hại từ lâu luôn là nỗi lo của hầu hết các hộ trồng dưa lưới bởi chúng sẽ đe dọa đến quá trình nuôi trái của cây, ngoài ra việc bị tấn công sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cây trong vườn,  gây ra nhiều thiệt hại không đáng có.

Phòng trừ sâu hại đe dọa đến quá trình dưa lưới nuôi trái

✅ Trong giai đoạn nuôi trái dưa lưới rất dễ bị các loài côn trùng như: Sâu khoang, rầy mềm, bọ trĩ,..tấn công mạnh mẽ do đặc tính bị thu hút bởi vị ngọt của chúng. Vì thế mà bà con nên đưa ra các biện pháp phòng trừ để giảm thiểu thiệt hại.

✅ Tạo điều kiện thuận lợi cho những loài thiên như: Bọ ngựa, chim sâu, chuồn chuồn,…phát triển một cách mạnh mẽ.

✅ Giăng lưới quanh vườn để hạn chế sâu hại tấn công quả.

✅ Phun nước với tần suất hợp lý để rửa sạch trôi trứng – ấu trùng của các loại sâu hại đang bám trên quả.

Phòng trừ nấm khuẩn gây bệnh hại ở giai đoạn cây dưa lưới nuôi trái

✅ Thối trái là một trong những căn bệnh nguy hiểm đặc biệt đối với dưa lưới khi đang trong giai đoạn nuôi trái. Ngoài ra, các bệnh khác như: Chạy dây, thối gốc, héo rũ,…cũng là vấn đề đáng lo ngại với cây. Bà con nên ngăn chặn và phòng trừ kịp thời để giam tổn thất đến cho vườn.

✅ Lựa chọn những giống dưa lưới sạch bệnh, phát triển mạnh trước các yếu tố bất lợi.

✅ Trước khi gieo hạt nên xới đất để loại bỏ những nấm hại còn đang tồn tại trong tàn dư của các mùa vụ trước.

✅ Bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết nhằm giúp dưa lưới phát triển khỏe mạnh.

✅ Loại bỏ những bộ phận đã bị mầm bệnh tấn công để tránh lây lan sang các bộ phận đang khỏe mạnh khác.

Mfrui hỗ trợ chăm sóc dưa lưới giai đoạn nuôi trái

Chăm sóc dưa lưới giai đoạn nuôi trái, trái to đẹp, nặng trĩu
Mfruit sẽ là trợ thủ đắc lực cho người nông dân trong quá trình chăm sóc dưa lưới giai đoạn nuôi trái

Dưa lưới là một trong những giống cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế rất cao vì thế mà việc hỗ trợ cây mau ra quả là rất quan trọng. Một trong những cách chăm sóc cây dưới lưới khi ra trái hiệu quả, được nhiều bà con áp dụng nhất trên thị trường là sử dụng thuốc đặc trị sinh học Mfruit.

Thành phần của thuốc nuôi dưỡng trái dưa lưới Mfruit

✅ Đạm tổng số (N): 8%

✅ Lân hữu hiệu (P2O5hh): 5%

✅ Kali hữu hiệu (K2Ohh): 5%

✅ Axit humic (C): 1.5%

✅ Magan (Mn): 500 ppm

✅ Kẽm (Zn): 500 ppm

✅ Đồng (Cu): 500 ppm

✅ Bo (B): 200 ppm

✅ pHH2O: 5.5

✅ Tỷ trọng: 1.15.

Thuốc dưỡng trái dưa lưới Mfruit được sản xuất dựa trên nền tổng hợp những vi sinh hữu ích cho cây trồng như: Amino axit (Glutamic, Leucine, Lysine, Glutamic,…).

Công dụng của thuốc nuôi dưỡng trái dưa lưới Mfruit

✅ Phòng trừ và hạn chế những nấm bệnh gây nên hiện tượng rụng trái non, thối trái,…bảo vệ cây trồng phát triển khỏe mạnh.

✅ Tăng kích thước dưa lưới, trái bóng đẹp, tăng trọng lượng,…giúp trái đạt tiêu chuẩn nông sản để có thể xuất khẩu ra thị trường.

✅ Thuốc giúp tăng độ chín, độ ngọt đồng loạt của quả trong vườn. Dưa lưới ngon ngọt, to đều.

Hướng dẫn sử dụng thuốc nuôi dưỡng trái dưa lưới Mfruit

✅ Pha 500ml Mfruit cùng với 300 – 500 lít nước sạch sau đó trộn đều rồi sử dụng đều lên tán lá của cây.

✅ Nhằm giúp già hóa đọt thì phun 2 – 3 lần thuốc cách 5 – 7 ngày.

✅ Để tăng kích thước quả và trọng lượng quả: Định kỳ phun 1 lần từ 7 – 10 ngày, trong giai đoạn trái non, nuôi trái tích dưỡng, tạo đường. Ngưng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch từ 7 – 10 ngày.

✅ Thuốc có thể hỗ trợ cho giai đoạn phun máy bay.

Hy vọng, việc chăm sóc dưa lưới giai đoạn nuôi trái đã được AQ chia sẽ một cách chi tiết thông qua các quy trình trình phía trên cũng như giúp hướng dẫn bà con sử dụng thuốc dưỡng quả dưa lưới.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *