Rửa vườn chăm sóc chôm chôm sau thu hoạch mau hồi phục

Rửa vườn chăm sóc chôm chôm sau thu hoạch mau hồi phục

12/06/2024

Kích thước chữ

Chăm sóc chôm chôm sau thu hoạch là quá trình không thể thiếu đối với mọi vườn chôm chôm. Các hoạt động chăm sóc nhằm giúp cây chôm chôm hồi phục sức sau giai đoạn nuôi bông, dưỡng trái và hạn chế bệnh hại, nâng cao năng suất vụ trồng tiếp theo. Để rõ hơn về những kỹ thuật chăm sóc cây chôm chôm giai đoạn sau thu hoạch, mời bà con cùng AQ theo dõi qua bài viết trên.

Tìm hiểu về cách chăm sóc chôm chôm sau thu hoạch

Muốn chăm sóc chôm chôm sau thu hoạch đúng cách, không gây hại đến sức khoẻ của cây, trước tiên bà con cần nắm chắc một số đặc điểm sinh thái của cây chôm chôm nhé.

Cây chôm chôm là một loài cây ăn trái thuộc vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Trong tiếng Anh, chôm chôm định nghĩa là rambutan (trái có lông) do các sợi lông đỏ trắng phủ bên ngoài vỏ quả.

Đặc điểm hình dáng của cây chôm chôm

Cách chăm sóc chôm chôm sau thu hoạch hiệu quả cao
Quả chôm chôm có màu đỏ, lớp vỏ ngoài có nhiều gai mềm, phần thị màu trắng

Thường xanh là từ dùng để chỉ những cây trồng có khả năng chịu đựng khắc nghiệt thời tiết tốt, quá trình lão hoá chậm nên thời gian giữ lá trên cây lâu. Và cây chôm chôm là một cây thường xanh.

  • Chiều cao cây khoảng 12 – 20m.
  • Lá dài từ 10 – 30cm, mọc so le, có hình lông chim.
  • Trái chôm chôm có hình tròn hoặc hình bầu dục, quả mọc theo chùm.
  • Những sợi lông (gai thịt) bao quanh vỏ có vai trò trong quá trình thoát hơi nước cho trái chôm chôm.
  • Nhiệt độ sinh trưởng: 22- 30°C.
  • Nên trồng ở đất có tầng canh tác dày, đất sét, đất mùn giàu chất hữu cơ

Cây chôm chôm có dễ trồng không?

Về bản chất, trồng cây chôm chôm rất dễ, có thể điều khiển cây ra hoa nghịch vụ mà không lo ảnh hưởng đến sức khoẻ của cây, kết hợp trồng xen canh cây cà phê/hoa màu giai đoạn kiến thiết. Nhưng không phải vì thế mà bỏ lơ việc chăm sóc cây chôm chôm sau thu hoạch.

Tại sao cần chăm sóc chôm chôm sau thu hoạch

Cách chăm sóc chôm chôm sau thu hoạch hiệu quả cao
Sau giai đoạn thu hoạch là lúc cây trồng yếu nhất, cần thực hiện việc chăm sóc chôm chôm sau thu hoạch hiệu quả nhất

Cũng như bất kỳ những cây ăn trái khác, chôm chôm sau giai đoạn dưỡng bông – nuôi trái và cho quả đều sẽ kiệt sức. Điều này là vì chúng đã tập trung hết chất dinh dưỡng từ phân bón, nước và quá trình quang hợp để cây chôm chôm đạt năng suất tốt.

Vì thế sau thu hoạch, chúng ta cần phải tiến hành một loạt các thao tác nhằm phục hồi sức khoẻ cây trồng nói chung và cây chôm chôm nói riêng để vụ sau cho hiệu quả kinh tế ổn định, có thể là tốt hơn.

Việc chăm sóc chôm chôm sau thu hoạch sẽ không tốn quá nhiều thời gian của bà con, tuy nhiên cần phải thực hiện đúng kỹ thuật, đúng thời điểm mới đảm bảo không gây hại cho vườn cây.

Mặc dù chôm chôm là cây thường xanh, chịu stress tốt và có khả năng tự phục hồi, nhưng với sự chăm sóc từ người trồng sẽ giúp cho quá trình hồi sức của cây chôm chôm tránh được các rủi ro như nấm mốc, sâu bệnh hại.

Quy trình chăm sóc chôm chôm sau thu hoạch mau hồi phục

Quy trình thực hiện các bước chăm sóc chôm chôm sau thu hoạch gồm 4 hoạt động chủ yếu: tỉa cành tạo tán, rửa vườn, bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại. Đây là giai đoạn chăm sóc đặc biệt đối với cây chôm chôm, cho nên bà con cần thao tác đúng kỹ thuật để cây hồi phục nhanh chóng nhé.

Cắt cành tạo tán cây chôm chôm

Sau mỗi vụ trồng, việc tỉa cành nhằm tạo không gian cho cây chôm chôm tiếp xúc càng nhiều ánh nắng mặt trời càng tốt. Điều này là để tăng khả năng quang hợp của lá cây, giúp cây chôm chôm sinh trưởng tốt, tạo tán đồng đều.

Một tuần sau thu hoạch là thời điểm lý tưởng để tiến hành cắt tỉa, tạo tán. Bà con có thể thấy lá chôm chôm bị cháy ngọn và có các đốm trắng rải rác, không cần quá lo lắng vì lúc này cây đang kiệt sức nên rất dễ nhiễm bệnh bởi nấm khuẩn.

Những cành chôm chôm nên cắt: cành chéo, cành bệnh, cành không đẹp, cành sà dưới đất, cành sát nhau, cành không cho trái, cành tăm.

✔️ Cách cắt: Tính từ điểm cuối của cành cắt tiếp xúc với nhánh chính, chừa khoảng 1 lóng tay hơn và cắt. Không được cắt quá sâu cũng như quá nông, điều này cản trở khả năng ra cơi đọt mới của cây chôm chôm.

💠 Một số lưu ý khi cắt tỉa cành chôm chôm:

  • Do cây đang trong giai đoạn kinh doanh nên chỉ cắt khoảng 30 – 40% cành.
  • Chọn ngày nắng ráo để cắt tỉa cành chôm chôm.
  • Thu gom toàn bộ cành đã cắt, lá rụng đem tiêu huỷ xa vườn để giảm thiểu nguy cơ mầm bệnh lây lan trong vườn chôm chôm.

Rửa vườn chôm chôm sau thu hoạch

Vôi là sản phẩm giá rẻ, có khả năng rửa vườn, xử lý đất nhiễm mặn, nhiễm phèn và khu vực có nấm khuẩn, sâu bệnh hại. Có rất nhiều loại vôi được sử dụng trong nông nghiệp theo từng mục đích khác nhau. Để chăm sóc chôm chôm sau thu hoạch bằng vôi, bà con có thể tham khảo sử dụng vôi nung, vôi tôi hoặc vôi thạch cao.

Ngoài ra, các sản phẩm sinh học gốc đồng cũng thường được dùng để rửa vườn, xử lý rong rêu trong khu vực trồng chôm chôm. Thành phần gốc đồng có khả năng phòng trừ bệnh nấm hồng trên cây chôm chôm, lưu ý xịt ướt đẫm cành – thân – lá và cắt vết cắt cành để hạn chế nấm bệnh xâm nhiễm.

Bón phân cây chôm chôm sau thu hoạch

Cách chăm sóc chôm chôm sau thu hoạch hiệu quả cao
Tiến hành cắt tỉa, rải vôi, bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho chôm chôm sau thu hoạch

Như AQ đã chia sẻ, thời điểm sau thu hoạch là lúc cây chôm chôm yếu nhất do đất không được bón thêm phân dinh dưỡng, chủ yếu là đạm. Bà con có thể sử phân NPK 16:16:8 hoặc phân hữu cơ vi sinh cho vườn chôm chôm nhà mình. Hoạt động này nhằm giúp cây hồi phục sức khoẻ, đồng thời kích rễ tạo bộ rễ mới, bộ lá mới cho chôm chôm ở vụ sau.

Lưu ý là không được sử dụng phân chuồng chưa ủ hoai và bón trực tiếp cho cây trồng. Phân chưa qua xử lý tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chăm sóc chôm chôm sau thu hoạch.

Mỗi cây chôm chôm bà con nên bón từ 4 – 6kg phân có hàm lượng đạm cao, không bón sát gốc mà chỉ bón xung quanh tán cây.

Phòng trừ sâu bệnh gây hại ở cây chôm chôm sau khi thu hoạch

1️⃣ Nhóm rầy rệp gồm có rệp sáp phấn, rệp sáp và rầy bột phấn

Chúng thường tấn công đọt non, lá non, trái chôm chôm non bằng cách chích hút dinh dưỡng, khiến các bộ phận này phát triển không bình thường.

Ấu trùng rầy rệp lây lan qua những cây chôm chôm khoẻ mạnh nhờ kiến. Rầy rệp sinh sôi mạnh mẽ vào mùa nắng.

Khi cắt tỉa giai đoạn sau thu hoạch cần xử lý toàn bộ cành chôm chôm bị rệp sáp tấn công để ngăn ngừa sự phát triển của chúng.

2️⃣ Bệnh phấn trắng trên cây chôm chôm

Tác nhân gây bệnh là nấm Oidium sp, chuyên tấn công vào ngọn non, lá non, chùm bông và trái chôm chôm. Từ những đốm nhỏ liên kết lại tạo thành mảng lớn khiến lá chôm chôm bị cháy lá, hoa dần khô đen, trái non rụng sớm.

Bệnh phát triển ở nhiệt độ từ 20 – 25°C, ẩm độ đất cao do vườn cây chôm chôm um tùm lá, không thường xuyên thăm vườn để tỉa bớt các cành giao nhau.

3️⃣ Bệnh bồ hóng trên cây chôm chôm

Tác nhân gây bệnh là nấm Capnodium. Môi giới truyền bệnh của nấm là các loại rầy rệp kể trên. Các vết chích hút của rầy rệp gây vết thương hở và tạo điều kiện cho nấm bồ hóng xâm nhiễm gây đen lá, đen trái chôm chôm.

Việc cắt tỉa vườn thông thoáng và phun thuốc gốc đồng được đề xuất áp dụng trong chăm sóc chôm chôm sau thu hoạch cũng nhằm ngăn chặn nấm bồ hóng phát bệnh nặng trên cây chôm chôm.

Thuốc rửa vườn tẩy rong rêu phòng trừ bệnh hại ở cây chôm chôm Nano Cu Gold

Cách chăm sóc chôm chôm sau thu hoạch hiệu quả cao
Nano Cu Gold là sản phẩm rửa vườn sinh họcm tẩy sạch rong rêu, tăng cường hệ vi sinh cho đất trồng

Sản phẩm Nano Cu Gold có thành phần chính là Đồng (Cu), được điều chế theo công thức đồng mát không gây nóng cây, cháy rễ, tập trung xử lý rong rêu, nấm mốc gây bệnh, đồng thời bổ sung các vi lượng cần thiết giúp cây chôm chôm sinh trưởng tốt, phát triển khoẻ mạnh cho hiệu quả kinh tế tốt.

💠 Cách sử dụng thuốc chăm sóc chôm chôm sau khi thu hoạch Nano Cu Gold:

▪️ Rửa vườn chôm chôm: 500ml Nano Cu Gold + 400 lít nước, xịt ướt thân – cành – lá chôm chôm

▪️ Phòng bệnh nấm hồng, nấm bồ hóng: 500ml Nano Cu Gold + 600 – 800 lít nước, phun kỹ ở thân cây chôm chôm:

▪️ Điều trị cây chôm chôm bị bệnh nấm hồng, nấm bồ hóng: 500ml Nano Cu Gold + 400 lít nước, phun đều các tán lá – rễ cây chôm chôm.

Trên đây là quy trình các bước chăm sóc chôm chôm sau thu hoạch mà AQ muốn chia sẻ đến bà con. Hy vọng với những thông tin kỹ thuật này sẽ hỗ trợ bà con ít nhiều trong công tác hồi sức vườn chôm chôm, kết hợp phòng trừ sâu bệnh hại, nâng cao năng suất vườn cho hiệu quả kinh tế cao.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-34%
Công dụng: Loại trừ rong rêu trên cây trồng, các loại nấm mốc. Tiêu diệt nấm khuẩn gây hại và…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *