Cách rửa vườn chăm sóc cây chè sau thu hoạch mau phục hồi

Cách rửa vườn chăm sóc cây chè sau thu hoạch mau phục hồi

19/10/2024

Kích thước chữ

Chăm sóc cây chè sau thu hoạch là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình canh tác vườn chè. Quy trình này không chỉ giúp cây phục hồi sức đề kháng sau một kỳ thu hoạch mà còn có tác dụng giúp loại bỏ những nấm mốc, vi khuẩn còn sót lại ra khỏi vườn.

Việc chăm sóc chè sau khi thu hoạch đúng kỹ thuật sẽ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng của lá chè trong mùa vụ kế tiếp. Bà con hãy cùng AQ đi tìm hiểu về quy trình, cách chăm sóc rửa vườn chè đúng kỹ thuật trong bài viết dưới đây nhé.

Tầm quan trọng của việc chăm sóc cây chè sau thu hoạch?

Hướng dẫn cách rửa vườn, chăm sóc cây chè sau thu hoạch
Phục hồi vườn chè sau thu hoạch có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng của mùa vụ kế tiếp

Phục hồi vườn chè sau thu hoạch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình canh tác và chăm sóc vườn chè, cụ thể như sau:

✅ Duy trì và cải thiện năng suất của mùa vụ kế tiếp: Sau mỗi mùa thu hoạch, cây chè sẽ mất đi rất nhiều năng lượng, khiến cây bị kiệt sức. Vậy nên, việc chăm sóc cây chè kỹ lưỡng sau thu hoạch sẽ giúp cây phục hồi nhanh chóng, có đầy đủ chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo.

✅ Tăng cường sức đề kháng cho cây chè: Việc chăm sóc chè sau thu hoạch sẽ giúp cây cứng cáp, khỏe mạnh, có sức chống chịu tốt với côn trùng, nấm bệnh và thời tiết khắc nghiệt. Điều này sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của cây chè, đảm bảo sản lượng chè ổn định trong nhiều năm.

✅ Nâng cao sản lượng chè khi thu hoạch: Cây chè sau thu hoạch được chăm sóc kỹ lưỡng sẽ giúp những đợt chè kế tiếp đạt chất lượng tốt hơn, hương vị thơm hơn, từ đó giúp nâng cao giá trị của chè trên thị trường tiêu dùng.

✅ Giúp phòng trừ các loại nấm bệnh và côn trùng gây hại: Sau khi thu hoạch, cây chè dễ bị tấn công bởi các loại nấm bệnh và côn trùng. Việc chăm sóc kịp thời và kết hợp với các biện pháp canh tác thì sẽ giúp hạn chế được những thiệt hại và giữ cho cây khỏe mạnh trong giai đoạn nghỉ.

Những lỗi thường gặp trong quá trình chăm sóc cây chè sau thu hoạch

Dưới đây, là một số lỗi sai mà bà con thường gặp phải trong quá trình chăm sóc rửa vườn chè sau khi thu hoạch:

Không cắt tỉa cành cây đúng cách

Nhiều bà con nhà vườn thường không cắt tỉa cành cây chè sau mỗi vụ thu hoạch hoặc cắt tỉa không đúng cách, dẫn đến tình trạng vườn sẽ bị rậm rạp, không có độ thông thoáng.

❌ Hậu quả: Vườn chè bị ẩm ướt, dễ nhiễm các loại nấm bệnh, các cành già có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các cành mới.

Tưới nước không đúng cách

Một số nhà vườn chủ quan trong việc cung cấp nước cho vườn chè sau thu hoạch, cho rằng kết thúc mùa vụ rồi thì cây sẽ không cần nhiều nước, nên đã trực tiếp bỏ qua việc tưới nước cho vườn chè.

❌ Hậu quả: Trong thời gian nghỉ mà cây không được cung cấp đủ lượng nước thì cây sẽ bị khô héo, chậm phát triển, ảnh hưởng đến năng suất cho mùa vụ sau.

Không xử lý, cải tạo đất sau thu hoạch

Nhiều nhà vườn không chú trọng đến việc cải tạo, bổ sung dinh dưỡng cho đất trồng sau thời gian kết thúc mùa vụ.

❌ Hậu quả: Đất bị thiếu hụt dinh dưỡng, dễ bị thoái hóa, chai, cứng, khiến cây chè không thể sinh trưởng và phát triển tốt trong những vụ sau.

Không bảo vệ cây khỏi những tác động của thời tiết

Khi mùa vụ kết thúc, nhiều nhà vườn không tiến hành các biện pháp che chắn, bảo vệ vườn chè khỏi những tác động của thời tiết như: sương muối, gió lớn, nắng gắt, nhất là trong mùa khô.

❌ Hậu quả: Vườn chè sẽ bị tổn thương do những ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, gây suy giảm năng suất và chất lượng của vụ mùa kế tiếp.

Hướng dẫn cách chăm sóc cây chè sau thu hoạch đúng kỹ thuật

Hướng dẫn cách rửa vườn, chăm sóc cây chè sau thu hoạch
Hướng dẫn cách chăm sóc, rửa vườn chè sau mùa thu hoạch giúp cây khỏe mạnh, năng suất tăng cao cho vụ mùa tiếp theo

Để đảm bảo chất lượng chè trong những mùa vụ kế tiếp, các kỹ sư của Sinh Học AQ sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc rửa vườn chè sau khi thu hoạch, được thực hiện theo quy trình như sau:

Đốn và cắt tỉa các tán lá cây chè sau thu hoạch

▶️ Việc đốn chè có mục đích chính là loại bỏ các phần thân cành, lá bị già úa, sâu bệnh để thay thế bộ khung tán mới cho cây chè.

▶️ Thông qua việc đốm và cắt tỉa các tán lá cây chè sau thu hoạch sẽ giúp cây tăng cường sinh trưởng, sinh dưỡng và kéo dài chu kỳ kinh tế của vườn chè.

🛑 Lưu ý: Khi cắt tỉa cành, bà con nên lựa chọn những cành khô già, cành yếu, các cành bị sâu bệnh tấn công hoặc các cành bị dị dạng để loại bỏ ra khỏi vườn, giúp cải thiện độ thông thoáng cho từng cây chè.

Thực hiện vệ sinh vườn chè sạch sẽ

▶️ Khi đã thực hiện việc cắt tỉa thì bà con cần tiến hành dọn dẹp sạch sẽ và tiến hành thu gom những cành cắt tỉa ra khỏi vườn. Sau đó, cần mang tất cả đi tiêu hủy để đảm bảo độ thông thoáng, sạch sẽ cho vườn chè.

Cung cấp lượng nước tưới vừa đủ cho vườn chè sau thu hoạch

▶️ Sau thu hoạch là thời điểm mà bà con cần phải cung cấp đầy đủ lượng nước cho cây chè, để cây được phục hồi nhanh và phát triển tốt.

▶️ Lượng nước được cung cấp sau thu hoạch sẽ giúp cây tái tạo lượng mới, hỗ trợ quá trình phát triển của chồi non.

▶️ Bà con cần dựa theo điều kiện thời tiết, độ ẩm của đất mà cung cấp lượng nước vừa đủ, phù hợp với nhu cầu của cây chè.

Bổ sung dưỡng chất cho cây chè sau thu hoạch 

▶️ Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây chè sau thu hoạch đóng vai trò quan trọng để cây được phát triển tốt cho mùa vụ kế tiếp.

▶️ Sau khoảng 25 ngày thu hoạch, mầm sinh trưởng của cây chè sẽ bắt đầu phát triển, nên thời điểm này bà con cần tiến hành bổ sung các dưỡng chất cho cây chè.

▶️ Bà con có thể sử dụng các loại phân bón hữu cơ ủ hoai mục với các loại vi sinh vật, bón định kỳ khoảng 3 – 4 lần/năm để giúp cây hấp thụ tốt chất dinh dưỡng và hạn chế nấm bệnh trong đất tấn công.

▶️ Bà con cần bón phân ở xung quanh gốc cây khoảng từ 15cm đến 20cm hoặc có thể đào rãnh xung quanh theo hình méo tán cây, bón trực tiếp xuống để rễ dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng

Kiểm soát sâu bệnh, côn trùng gây hại trên vườn chè

▶️ Sau khi thu hoạch, thì các búp, lá non trên cây chè sẽ bắt đầu phát triển. Đồng thời các loại côn trùng cũng bắt đầu xuất hiện theo bởi các lá non, búp là món ăn ưa thích của chúng.

▶️ Các loại côn trùng thường tấn công vườn chè như: bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, rệp muội đen, sâu cuốn búp, sâu róm,….

▶️ Bà con cần quan sát, thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện và có biện pháp phòng trừ để đảm bảo năng suất và chất lượng chè cho các đợt thu hái tiếp theo.

Phòng trừ nấm khuẩn gây hại trên vườn chè

▶️ Các loại nấm khuẩn như: vàng lá thối rễ, phồng lá chè, đốm loang,…  thường xuyên xuất hiện trên vườn chè thông qua các vết thương hở trong quá trình hái lá, hay do các loại côn trùng chích hút làm trung gian nhiễm bệnh.

▶️ Bà con cần nhận biết rõ các  đặc điểm nhận biết và cách phòng trừ hiệu quả của từng loại nấm bệnh để giảm thiểu những thiệt hại và đảm bảo được chất lượng chè khi thu hoạch nhé.

Thuốc sinh học hỗ trợ rửa vườn và chăm sóc cây chè sau thu hoạch

Hướng dẫn cách rửa vườn, chăm sóc cây chè sau thu hoạch
Bốn sản phẩm sinh học: Nano Cu Gold, Phy FusaCo, Mebe Pa và Bio Soil được nhiều bà con nhà vườn sử dụng để phục hồi vườn chè sau mỗi vụ thu hoạch

Thấu hiểu được nỗi lo lắng của bà con nhà vườn trước những nguy cơ mà vườn chè phải đối mặt sau thu hoạch. Bên dưới đây, kỹ sư AQ chia sẻ đến quý bà con những sản phẩm sinh học có công dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ chăm sóc chè sau thu hoạch.

Nano Cu Gold – Thuốc rửa vườn chè sau thu hoạch giúp sát khuẩn, tẩy rong rêu

✅ Trong Nano Cu Gold có chứa thành phần chính là: Đồng (Cu) 15.000 mg/l với tỷ trọng: 1.1. Nên có công dụng hiệu quả trong việc diệt trừ rong rêu, nấm mốc gây hại đến vườn chè sau thu hoạch và cung cấp những vi lượng cần thiết giúp cây khỏe mạnh, vườn sạch, mát, hỗ trợ nâng cao năng suất cho vụ kế tiếp.

Hướng dẫn sử dụng: Cần hòa lẫn 500ml Nano Cu Gold cùng với 400 lít nước sạch, thực hiện phun đều lên trên toàn vườn sau khi thu hoạch xong.

Phy FusaCo – Thuốc xử lý nấm khuẩn còn sót lại sau thu hoạch chè

✅ Phy FusaCo có thành phần chính là các chủng nấm đối kháng như: Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus subtilis: 1,5×10^8 CFU/ml, nên có công dụng rất tốt trong việc phòng trừ tận gốc các loại vi nấm gây bệnh trên cây chè như: vàng lá thối rễ, phồng lá chè, đốm loang,…

✅ Sản phẩm Phy FusaCo giúp nâng cao sức miễn dịch cho cây chè, giúp cây chống chịu tốt trước các loại vi khuẩn, nấm bệnh gây hại. Ngoài ra, còn giúp vườn chè khỏe mạnh, đạt năng suất cao cho những mùa vụ kế tiếp.

Hướng dẫn sử dụng: Thực hiện hòa lẫn 250ml Phy FusaCo cùng với 400 – 600 lít nước, tiến hành phun đều lên trên toàn vườn chè, phun thuốc cách nhau từ 5 -7 ngày/ lần

Mebe Pa – Thuốc phòng trừ côn trùng gây hại trên vườn chè

✅ Để tiêu diệt dứt điểm các loài côn trùng thường xuất hiện trên vườn chè như: rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, rệp muội đen,… thì bà con cần sử dụng Mebe Pa để phun lên toàn vườn.

✅ Trong sản phẩm sinh học Mebe Pa có chứa 1×10^8 CFU/g 4 loại vi nấm: Metarhizium sp, Beauveria sp, Verticillium sp,… Nên có công dụng rất tốt trong việc kiểm soát ký sinh và tiêu diệt những loại côn trùng tấn công trên vườn chè. Các vi nấm có trong thuốc khả năng lây nhiễm bầy đàn khiến côn trùng ngừng hoạt động rồi chết đi.

Hướng dẫn sử dụng: Sử dụng 20g Mebe Pa hòa lẫn với 20 lít nước rồi phun đều lên trên toàn vườn, sử dụng cách nhau từ 5 – 10 ngày/lần.

Bio Soil – Thuốc xử lý cải tạo đất vườn chè sau thu hoạch

✅ Sau khi kết thúc một mùa vụ, thì đất trồng đã dần cạn kiệt chất dinh dưỡng và các vi sinh có lợi. Nên bà con cần thực hiện xử lý, cải tạo đất để bổ sung dưỡng chất cho cây chè được phát triển khỏe mạnh trong những mùa vụ kế tiếp.

✅ Trong Bio Soil có chứa thành phần chính là: Bacillus spp: 1×10^8 CFU/ml; pHH2O: 5; Tỷ trọng: 1,1. Nên có công dụng rất tốt trong việc cải thiện độ pH, tăng độ phì, giúp đất trồng được tơi xốp hơn và phục hồi đất bạc màu, chai hóa.

Hướng dẫn sử dụng: Sử dụng 1 lít sản phẩm Bio Soil hòa lẫn với 400 – 800 lít nước sạch, tiến hành tưới đẫm vùng gốc rễ lên trên toàn vườn chè, sử dụng cách nhau 2 – 3 tháng/lần, tần suất khoảng 2-3 lần/năm.

Vậy là ở bài viết trên, kỹ sư AQ đã chia sẻ đến quý bà về kỹ thuật chăm sóc cây chè sau thu hoạch cũng như các sản phẩm sinh học phù hợp để bảo vệ vườn chè khỏi nấm bệnh, côn trùng gây hại. Hy vọng với những chia sẻ trên, quý bà con sẽ tích lũy thêm nhiều kinh nghiêm để canh tác vườn chè được thuận lợi, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng của mùa vụ.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-34%
Công dụng: Loại trừ rong rêu trên cây trồng, các loại nấm mốc. Tiêu diệt nấm khuẩn gây hại và…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-24%
Công dụng: 💠 Phòng trừ bệnh do Phytopthora, Fusarium, Collectotricum....gây ra các bệnh nứt thân, xì mủ, thán thư, thối…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
Công dụng: Kiểm soát nấm ký sinh, tiêu diệt côn trùng hút chích gây hại như nhện đỏ, rầy rệp,…
5.00 out of 5
130.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-8%
Công dụng: 🔹 Tăng độ pH cho đất sau 5-7 ngày tưới, cải thiện độ phì nhiêu, cho đất tơi…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *