Cây quýt đường trồng chậu: Kỹ thuật trồng & chăm sóc sai quả

Cây quýt đường trồng chậu: Kỹ thuật trồng & chăm sóc sai quả

25/10/2023

Kích thước chữ

Cây quýt đường trồng chậu đang là một trào lưu được nhiều bà con lựa chọn trồng thử ngay tại nhà. Cây quýt đường là một loại cây dễ sinh trưởng, không cần tốn quá nhiều công sức để chăm sóc, cho nhiều trái. Do đó, để có được các chậu quýt đường ngay tại nhà sai trái, bà con cần nắm vững các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây được chia sẻ trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về cây quýt đường trồng chậu

Cây quýt đường trồng chậu: Kỹ thuật trồng & chăm sóc sai quả
Trồng cây quýt đường bằng chậu trái ra trĩu cành, sai quả, ngọt thịt

Cây quýt đường trồng chậu thường được trồng làm cảnh trong nhà, giúp ngôi nhà trở nên độc đáo hơn. Cây quýt đường tỏa hương thơm đặc biệt, nhẹ dịu giúp cho khu vườn và ngôi nhà luôn thơm mát.

Đặc điểm hình dáng của cây quýt đường

Cây quýt đường trồng chậu: Kỹ thuật trồng & chăm sóc sai quả
Cây quýt đường trồng ở chậu thường có chiều cao trung bình tầm 1m2, nhưng cũng có cây cao đến 4m, quả màu vàng

Cây quýt đường là cây gỗ nhỏ, dáng đều, thân và cành đều có gai. Lá của cây mọc so le, phiến lá có hình ngọn giáo và trên cuống lá có viền mép. Cây quýt đường trưởng thành có thể đạt đến chiều cao khoảng 4m và rễ cây cọc, mọc thành chùm.

Cây quýt đường có hoa nhỏ, màu trắng và thường mọc ở mép lá. Trái quýt đường có màu xanh và dần chuyển thành màu vàng cam, da hơi sần và chứa nhiều tinh dầu thơm. Vỏ của cây khá mỏng, cùi không quá dày như trái cam. Quýt đường được nhiều người ưa chuộng vì vị ngọt đậm đà.

Mỗi trái quýt đường sẽ có trung bình khoảng 10 múi, có thể chứa hạt hoặc không hạt, có khối lượng khoảng 200g.

Giá trị dinh dưỡng của quýt đường được đánh giá cao nhất trong các loại vì chứa nhiều vitamin C, B1, B2… rất có lợi cho cơ thể con người. Sử dụng nhiều quýt sẽ gúp da sáng hơn và đẩy lùi được quá trình lão hóa của da. Vỏ của trái quýt giúp giảm căng thẳng, say xe, đuổi muỗi và chống cảm cúm.

Thời gian thích hợp để trồng cây quýt đường

Để trồng quýt đường, bà con cần tiến hành trồng khi mùa mưa bắt đầu. Lúc này, thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao, không quá nhiều ánh nắng trực tiếp, khi trồng cây con sẽ dễ phát triển và không bị chết cây.

Đồng thời, việc trồng cây quýt đường ngay mùa mưa, có thể giúp bà con tiết kiệm lượng nước tưới cho cây mỗi ngày.

Trồng quýt đường trong chậu bao lâu có trái?

Sau khi trồng cây được khoảng 1 năm, cây quýt đường sẽ bắt đầu đậu trái và có thể thu hoạch trái sau 7-8 tháng. Khi vỏ của trái quýt hơi ngả vàng, được khoảng 1/3 trái là bà con có thể tiến hành thu trái. Nên lựa những ngày nắng nhẹ, khô ráo để thu hoạch, tránh để cho trái bị ngấm nước khiến độ ngọt giảm.

Chuẩn bị trước khi thực hiện trồng cây quýt đường trong chậu

Sau khi xác định được thời vụ trồng cây quýt đường, bà con tiến hành chuẩn bị các vật dụng và đất trồng để trồng quýt đường trong chậu.

Xử lý đất trồng cây quýt đường 

Cây quýt đường trồng chậu: Kỹ thuật trồng & chăm sóc sai quả
Chuẩn bị loại đất tơi xốp, có độ pH từ 5-7, giàu dinh dưỡng để trồng quýt đường

Cần chuẩn bị đất có khả năng thoát nước tốt, tơi xốp giúp cây phát triển và không bị úng rễ. Đất trồng cần có độ pH phù hợp từ 5 đến 7.

Lựa chọn đất có độ phù sa tốt hoặc đất ruộng, đây là những loại đất có chứa nhiều dinh dưỡng để đảm bảo cây sinh trưởng tốt.

Ngoài ra, bà con có thể trộn thêm hỗn hợp gồm vỏ trấu, xơ dừa, phân trùn quế… để tăng thêm dinh dưỡng và khiến đất tơi xốp hơn.

Chuẩn bị chậu để trồng cây quýt đường

Cây quýt đường trồng chậu: Kỹ thuật trồng & chăm sóc sai quả
Tùy vào không gian nhà, vườn và mật độ cây quýt khi trồng mà chọn chậu có kích thước phù hợp

Để giúp cây phát triển tốt nhất, rễ cây bung mạnh, bà con nên lựa chọn những chậu cây có kích thước khoảng 65x65x65 (cm) để trồng cây quýt đường. Chọn chậu có lỗ thoát nước tốt, không bị úng nước và đọng nước.

Vị trí và mật độ thích hợp để trồng cây quýt đường

Quýt đường có thể thích nghi ở nhiều điều kiện khác nhau, do đó, có thể trồng cây ở bất kỳ địa phương nào.

Tùy thuộc vào khu vườn, bà con có thể lựa chọn mật độ số chậu quýt đường để trồng. Nếu trồng từ hai chậu quýt đường trở lên, bà con nên để các chậu cách nhau khoảng từ 3-6m hoặc trồng so le nhau. Việc trồng quá dày các cây quýt đường sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, gây hại đến năng suất và chất lượng cây trồng.

Lựa chọn giống cây quýt đường khỏe mạnh

Để bắt đầu với cây quýt đường, bà con có thể lựa chọn mua các cây giống ở những cơ sở bán vật tư cây trồng uy tín để mua cây giống quýt đường. Lựa chọn các cây con có nguồn gốc rõ ràng, có những đặc tính tốt của cây mẹ như lá xanh đậm, nhiều trái, vỏ căng bóng…

Ngoài ra, bà con có thể lựa chọn phương pháp trồng từ hạt, nhưng phương pháp này mất nhiều thời gian và có thể không mọc được cây hoặc cây không ra trái. Do đó, chúng tôi khuyến khích bà con nên mua cây giống về trồng, sẽ tiết kiệm thời gian, công sức mà cây ra được nhiều trái và phát triển mạnh mẽ.

Hướng dẫn cách trồng cây quýt đường trong chậu

Cây quýt đường trồng chậu: Kỹ thuật trồng & chăm sóc sai quả
Kỹ thuật trồng quýt đường bằng chậu đơn giản tại nhà, cây lớn nhanh, ra trái chuẩn, sai quả

Bước 1: Bón lót trước để cây có dinh dưỡng phát triển.

Bước 2: Tiến hành bỏ một lớp hỗn hợp đất đã trộn sẵn vào trong chậu.

Bước 3: sau đó cho hỗn hợp gồm vôi bột và phân chuồng vào.

Bước 4: tiếp theo, bỏ thêm một lớp hỗn hợp đất vào trong chậu.

Bước 5: Tiến hành tách lớp nilon xung quanh của bầu cây giống quýt đường.

Bước 6: Đặt cây vào trong chậu và đổ đất vào, vỗ nhẹ để nén đất và giúp cây đứng vững.

Lưu ý: Thực hiện nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến bộ rễ của cây giống.

Bước 7: Cuối cùng, bà con tưới một lượng nước vừa đủ vào chậu cây và phủ một lớp rơm mỏng xung quanh để giữ ẩm. Thực hiện tương tự với các cây giống còn lại.

Chăm sóc cây quýt đường trồng chậu lớn nhanh, sai quả

Cây quýt đường là một loại cây dễ trồng và khả năng sinh trưởng rất tốt. Nhưng nếu chăm sóc không kỹ lượng, cây sẽ không cho ra hoa và kết trái được. Do đó, bà con cần chú ý các kỹ thuật chăm sóc cho cây quýt đường trồng chậu như sau.

Lượng nước và thời điểm tưới cho cây quýt đường

Sau khi trồng cây quýt đường, bà con cần phải giữ đủ độ ẩm đất để duy trì sự sống cho cây. Tiến hành tưới ẩm đất ở gốc trong vòng 2 tháng đầu. Cần phải lưu ý lượng nước tưới cho cây không quá nhiều khiến cho đất bị ngập và gây úng rễ, chỉ cần tưới vừa đủ ẩm để đất không bị khô là được.

Nên tưới cho cây vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Sau 2 tháng trồng cây thì giảm tần suất tưới cây xuống còn 3-4 ngày tưới 1 lần. Nếu thời tiết khô, hanh, nắng nóng nhiều thì tần suất tưới cách nhau khoảng 1-2 lần.

Cần tưới nước nhiều vào thời điểm cây ra hoa và kết trái, vì đây là thời điểm cây cần nhiều nước và chất dinh dưỡng để phát triển tốt nhất, cho ra trái mọng nước.

Sau khi cắt tỉa và thu hoạch trái, bà con ngưng nước tưới để kích thích cho cây ra hoa đợt tiếp theo. Việc ngưng tưới nước này có thể kéo dài khoảng 3 tuần, sau đó, bà con tưới lại cho cây như bình thường. Lúc này cây sẽ ra hoa khi có cảm giác háo nước.

Bổ sung dinh dưỡng cho cây quýt đường trồng trong châu

Trong quá trình chăm sóc cây, bà con cần phải bổ sung chất dinh dưỡng cho cây, kích thích và giúp cây nuôi trái. Trong khoảng 3 năm đầu tiên, bà con bổ sung phân NPK cho cây, mỗi năm 4 lần.

Việc cắt tỉa thường xuyên cũng quyết định quá trình phát triển và ra trái của cây quýt đường. Khi cây ra ngọn non, tỉa bớt các cành và chỉ để lại khoảng 10 ngọn khỏe mạnh, phân bổ đều khắp các hướng. Sau khi thu hoạch thì tiến hành cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh, cành cho ít trái để chất dinh dưỡng nuôi các cành khác. Đồng thời, phải thường xuyên làm cỏ cho cây để chúng không cạnh tranh dinh dưỡng của cây.

Thuốc sinh học phòng trừ sâu côn trùng gây hại cây quýt đường

Cây quýt đường thường sẽ gặp các loại sâu hại gây hại như: rầy mềm, sâu vẽ bùa, nhện đỏ… Các loại sâu bệnh này thường làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất trái quýt đường.

Rầy mềm: Hút nhựa ở các chồi non, chồi ngọn khiến cho cây bị vàng lá, chậm phát triển.

Sâu vẽ bùa: Khiến cây bị biến đổi hình dạng và có những đường cong queo màu trắng ở lá.

Nhện đỏ: Là loại nhện chích hút các trái non, gây ra tình trạng phồng rộp và chất lượng trái giảm.

Để diệt trừ các loại sâu gây hại cho cây quýt đường, bà con có thể sử dụng sản phẩm sinh học Mebe PaOla insect in99 do Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ nghiên cứu và sản xuất.

Thuốc trị côn trùng chích hút trên cay quýt đường Mebe Pa

Cây quýt đường trồng chậu: Kỹ thuật trồng & chăm sóc sai quả
Xua đuổi, đánh bay các loài côn trùng chích hút xuất hiện tấn công cây và quả quýt hiệu quả vượt trội với Mebe Pa

Với thành phần gồm các vi nấm 4 màu, sản phẩm Mebe Pa giúp kiểm soát ký sinh và giúp tiêu diệt nhanh chóng các loại côn trùng chích hút như nhện đỏ, rầy, rệp…

Các vi nấm nhiễm vào côn trùng, mọc tơ và sinh bào tử đốt bụng, đốt chân và làm cho côn trùng ngưng ăn, chết cứng.

Đối với trường hợp sâu và côn trùng gây hại cao, bà con tiến hành pha 20g sản phẩm với 20 lít nước, phun đều thân – cành – tán lá. Còn trường hợp phun phòng sâu hại cây, bà con pha 10g sản phẩm với 20 lít nước phun đều lá, thân cây của cây, phun định kỳ khoảng 15-30 ngày/lần.

Thuốc trị sâu hại trên cây quýt đường Ola insect in99

Cây quýt đường trồng chậu: Kỹ thuật trồng & chăm sóc sai quả
Bảo vệ cây quýt đường phát triển tốt với Ola Insects in99, tiêu diệt các loài sâu ăn lá, sâu đục trái

Sản phẩm Ola insect in99 giúp phòng trừ sâu, xua đuổi côn trùng gây hại trên cây như sâu tơ, sâu xanh, sâu vẽ bùa, nhện đỏ… từ trứng cho đến ấu trùng và con trưởng thành. Nhờ có tinh dầu thực vật cùng Axit Pyroligneous trong chế phẩm giúp xua đuổi các loài côn trùng gây hại, ngăn ngừa chúng chích hút và sinh sản trong vườn.

Để trị các loại sâu, côn trùng gây hại, bà con pha 100ml sản phẩm với 100 lít nước, phun ướt đẫm thân, cành, lá, vùng dưới tán. Tiến hành phun từ 3-5 ngày/lần.

Để phòng sâu, côn trùng gây hại cho cây, bà con sử dụng 100ml sản phẩm pha cùng 200 lít nước và phun định kỳ 15-30 ngày/lần.

Các sản phẩm sinh học phòng trừ sâu hại cây quýt đường do Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm AQ sản xuất hoàn toàn có thể pha chung với các loại phân bón, chế phẩm sinh học khác để tăng độ hiệu quả. Sản phẩm này an toàn với con người và động vật, thân thiện với môi trường.

Bà con vui lòng liên hệ qua tổng đài (028) 8889 7322 để đặt mua sản phẩm Mebe Pa và Ola insect in99, đội ngũ kỹ sư của AQ sẽ tư vấn, hỗ trợ bà con mua các sản phẩm trị sâu hại gây hại trên cây quýt đường.

Cây quýt đường trồng chậu là một kỹ thuật trồng đơn tại nhà, mang đến khu vườn xanh, với những quả quýt chất lượng, to tròn, sau quả, ngọt thịt. Bà con cần phải chăm sóc và ngăn ngừa sâu, côn trùng phá hoại để đảm bảo trái quýt đường đậu trái căng mọng. Chúc bà con thu hoạch được thật nhiều trái quýt đường đạt chất lượng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *