Cách phòng trị cây nguyệt quế bị rệp hại tấn công hiệu quả
Kích thước chữ
Cây nguyệt quế bị rệp hại ký sinh luôn là nỗi lo lắng của không ít bà con nông dân. Chúng ký sinh và hút chích khiến sức khỏe tổng thể vườn bị giảm suất, nếu không kịp thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa thì sẽ gây ra nhiều hệ quả xấu, cùng AQ tìm hiểu rõ hơn về loại rệp hại này qua bài viết đây.
Tìm hiểu về cây nguyệt quế bị rệp hại tấn công
Theo nghiên cứu của những nhà khoa học nông nghiệp Ấn Độ thì trong lá, hoa và vỏ của nguyệt quế (đặc biệt ở các lộc non) chứa nhiều tinh dầu, trong đó có một lượng glycosid gọi là murrayin, chất này rất hấp dẫn với các loài rệp nhất là rầy chổng cánh Diaphorina citri.
Vì thế mà rệp chổng cánh thường sẽ tập trung hút chích nhựa nguyệt quế vào giai đoạn cây đang ra các đọt non, vì lẽ đó mà người ta gọi nguyệt quế là cây ký chủ của loài rệp hại này.
Đặc điểm hình dạng và vòng đời của loài rệp hại nguyệt quế
Loài rệp hại trên cây nguyệt quế này phát triển và diễn ra theo 3 giai đoạn: Trứng – ấu trùng – con trưởng thành.
Những con rệp hại cây nguyệt quế trưởng thành có màu nâu đen với những vệt trắng và chiều dài trung bình từ 2,5 – 3mm, cánh sau ngắn hơn cánh trước. Khi tấn công lên cây cánh của chúng thường sẽ chổng ngược lên trời tạo thành một góc 40 – 45 độ so với cành non, bề mặt lá (đây là cách nhận dạng của chúng).
Rầy chổng cành thường đẻ trứng nằm rải rác hoặc thành những chùm trên cuốn lá non, gân lá hoặc đọt non.
Trứng của chúng rất nhỏ, hình bầu dục có đầu nhọn (khá giống quả lê) chiều dài từ 0,2 – 0,3 mm, màu vàng tươi và dính chặt vào lá.
Ấu trùng có 5 tuổi, hình bầu dục, dẹp, khi mới nở có màu vàng và ít khi di chuyển. Từ 3 tuổi trở lên màu sắc chuyển từ vàng xanh đến màu vàng xám, khi phát triển mầm cánh của chúng sẽ che hết một phần của cơ thể. Thường sống tập trung trên những lá non, đọt non.
Các con trưởng thành cũng như ấu trùng thường thích tập trung hút chích nhựa ở trên lá non, đọt non và khiến cho những nơi đó trở nên vàng úa, nếu nặng sẽ gây rụng, quế tây còi cọc, kém phát triển hoặc cho bông xấu, không ra bông.
Vườn cây nguyệt quế bị rệp tấn công gây ra tác hại thế nào?
Ngoài ảnh hưởng trực tiếp làm nguyệt quế bị mất mùa thì rệp hại còn là nguyên nhân khiến vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây bệnh vàng lá xuất hiện. Chúng hút chích nhựa của những cây bị nhiễm bệnh vào tuyến nước bọt rồi tấn công, ký sinh cho vườn nguyệt quế đang khỏe mạnh.
Phương pháp chăm sóc phòng ngừa cây nguyệt quế bị rệp hại
✅Chọn những giống nguyệt quế khỏe mạnh, sức đề kháng, khả năng phòng ngừa các loại côn trùng, sâu hại, nấm bệnh, thời tiết khắc nghiệt cao.
✅ Thường xuyên ghé thăm canh tác cũng như kiểm tra vườn nguyệt quế để kịp thời phát hiện các dấu hiệu của rầy chổng cánh đang hút chích chất dinh dưỡng trong các lá non.
✅ Bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết nhằm hỗ trợ cây có thêm dưỡng chất phát triển, tưới nước, bón phân một cách hợp lý tránh quá thừa cũng quá thiếu.
✅ Cắt tỉa các bộ phận lá non, cành non đã có dấu hiệu bị rầy chổng cánh tấn công, tránh tạo môi trường thuận lợi cho chúng phát triển và các nấm hại nhiễm bệnh xâm nhập vào.
✅ Sử dụng các tấm lưới bao quanh cây để hạn chế rầy tấn công và đẻ trứng.
Thuốc phòng trị cây nguyệt quế bị rệp hại tấn công Mebe Pa
Nhằm hỗ trợ quý bà con nông dân phòng ngừa rệp hại cây nguyệt quế, giúp vườn phát triển mạnh mẽ, đạt năng suất cao. AQ xin chia sẻ thuốc đặc trị sinh học Mebe Pa với nhiều thành phần sinh học được bà con ưa chuộng sử dụng.
Thành phần thuốc trị rệp hại ở cây nguyệt quế Mebe Pa
✅ 1×10^8 CFU/g trên tổng số vi sinh những vi sinh có lợi cho cây trồng cùng 4 loại nấm màu: Nấm tím, trắng, xám và xanh.
Công dụng thuốc trị rệp hại ở cây nguyệt quế Mebe Pa
✅ Kiểm soát rầy hại ký sinh và tiêu diệt chúng cùng các loại côn trùng hút chích gây hại khác một cách nhanh chóng, hiệu lực kéo dài
✅ Vi nấm 4 màu có trong thuốc sẽ nhiễm vào côn trùng, mọc tơ và sinh ra những bào tử đốt bụng, đốt chân làm cho rầy chổng cánh ngừng ăn rồi lăn ra chết dần. Thuốc còn có thể lây nhiễm tự phát ra bầy đàn.
✅ Thuốc có thời gian hiệu lực kéo dài, bền vững và không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào tới môi trường xung quanh.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị rệp hại ở cây nguyệt quế Mebe Pa
✅ Phun phòng rệp trên cây nguyệt quế: Pha 20g chế phẩm sinh học Mebe Pa cùng với 20 lít nước rồi trộn đều, tiến hành phun thân – cành – lá cây nguyệt quế và đặc biệt vùng dưới tán và mặt sau của lá để tăng hiệu quả, dùng định kỳ 1 lần cách 5 – 10 ngày.
✅ Phun phòng rệp trên cây nguyệt quế: Hòa 20 lít nước cùng với 10g chế phẩm sinh học Mebe Pa trộn đều rồi phun định kỳ 15 – 30 ngày/ lần với 3 – 5 lần/ vụ trên 2 mặt lá cây và vùng dưới gốc.
✅ Thuốc trị rệp trên cây nguyệt quế Mebe Pa có thể dùng có kỹ thuật phun máy bay.
Hy vọng, tình trạng cây nguyệt quế bị rệp hại tấn công sẽ không còn là vấn đề khiến bà con nông dân phải bận tâm lo lắng khi đã hiểu rõ đặc điểm hình dáng và cách nhận biết chúng xuất hiện trong vườn. Cũng như những biện pháp phòng trừ hợp lý qua bài viết trên.