Phòng trị cây lưỡi hổ bị vàng lá hiệu quả, an toàn cho cây
Kích thước chữ
Cây lưỡi hổ bị vàng lá là dấu hiệu cho thấy cây lưỡi hổ đang bị khó chịu. Trong một số trường hợp cần xác định sớm nguyên nhân để nhanh chóng xử lý, càng để lâu càng có nguy cơ chết cây. Làm sao để biết được lá cây lưỡi hổ vàng do đâu, mời bà con theo dõi qua bài viết bên dưới.
Tìm hiểu về cây lưỡi hổ bị vàng lá
Tình trạng cây lưỡi hổ bị vàng lá đã không còn quá xa lá đối với người chơi cây lâu năm, nhất là khi trồng cây trong nhà. Ngoài yếu tố môi trường xung quanh, cách chăm sóc của người trồng cũng khiến lưỡi hổ dễ bị vàng lá. Sau đây là một số sự thật về cây lưỡi hổ mà AQ nghĩ bà con cần biết khi trồng và chăm sóc cây:
- Lưỡi hổ – tên khoa học là Sansevieria trifasciata syn. Dracaena trifasciata.
- Cây có sức sống bền bỉ, chỉ cần tưới đủ ẩm là có thể sống khoẻ.
- Cây không ưa nắng gắt, phát triển tốt ở nơi có ánh sáng gián tiếp vừa đủ.
- Lưỡi hổ phát triển rất chậm nhưng để cây phát triển tốt nhất nên thay chậu 1 – 2 năm/lần.
- Hình dáng lá lưỡi hổ cứng cáp nhưng bộ rễ của chúng rất mỏng manh, vì thế người trồng ưu tiên trồng trong chậu tròn, nếu trồng chậu đứng cần phải bổ sung chất độn.
Nguyên nhân nào khiến cây lưỡi hổ bị vàng lá?
Cây khoẻ đến đâu cũng sẽ nhiễm một số bệnh cơ bản, nhất là trong điều kiện thời tiết phức tạp. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách nhận biết, mời bà con cùng AQ xem qua 4 nguyên nhân phổ biến khiến cây lưỡi hổ bị vàng lá.
Cây lưỡi hổ lá vàng do thiếu nước
Lưỡi hổ không ưa độ ẩm cao?
Chính xác là như vậy. Có thể nói việc “bỏ bê” cây lưỡi hổ là 1 trong những tiêu chí mà cây thường được chọn để trồng trong nhà. Tuy nhiên sự bỏ bê này chỉ nằm ở một mức độ nhất định, về cơ bản chỉ cần tưới ẩm vừa đủ là lưỡi hổ có thể tự duy trì sự sống. Nếu bà con để đất trồng quá khô, rễ không có nước vận chuyển lên lá khiến cây lưỡi hổ vàng lá, héo rũ, mất sức sống.
Một tình huống khác là do cách tưới nước không đúng yêu cầu kỹ thuật. Đối với các loại cây cảnh lá dày như lưỡi hổ, việc tưới nước từ trên cao xuống mang đến rất nhiều hiểm hoạ như đọng nước ở nách lá. Theo thời gian, lượng nước đó ngấm dần vào phần nách lá gây vàng lá và thối nhũn dần..
Cây lưỡi hổ lá vàng do giá thể hút ẩm gây úng đất
Càng là cây trồng trong nhà, càng hạn chế tối đa các thành phần hút ẩm cao như xơ dừa hay phân bón hữu cơ. Đặc biệt với cây lưỡi hổ, chúng chỉ thích than, đá, gạch – những chất liệu có khả năng thoát nước tốt. Mặt khác, bộ rễ cây lưỡi hổ phát triển theo chiều ngang, khi trồng chậu cao, người trồng có xu hướng vùi sâu rễ.
Bà con lưu ý nếu chậu lưỡi hổ của bà con hơn 60% là phân hữu cơ hoai mục và xơ dừa, khả năng cao cây lưỡi hổ bị vàng lá do đất trồng bị đọng nước, rễ cây hút vào quá mức gây thối rễ vàng lá.
Cây lưỡi hổ lá vàng do vị trí đặt chậu thiếu ánh sáng
Nguyên nhân thứ 2 là khu vực đặt chậu lưỡi hổ bị thừa hoặc thiếu sáng. Do là dạng cây trong nhà nên đôi khi cây thường nằm ở góc tường, ít được phơi nắng nên chất diệp lục trên lá lưỡi hổ giảm xuống gây ra tình trạng vàng lá kể trên.
Ngược lại, để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, không có lưới che nắng hay phơi nắng quá nhiều cũng khiến cây lưỡi hổ bị vàng lá, thậm chí là cháy lá. Một số biểu hiện cơ bản như: lá khô, nhăn nheo, viền lá cháy, các đốm trên lá chuyển từ vàng sang nâu
Cây lưỡi hổ lá vàng do giá thể hoai mục gây bít khí
Dù là cây dễ trồng, phát triển chậm nhưng lưỡi hổ vần cần được thay chậu và giá thể định kỳ. Giá thể sẽ hoai mục theo thời gian trồng, nếu tiếp tục sử dụng thì chỗ giá thể đó sẽ dần trở thành bùn, chứa độ ẩm cao và gây bít khí. Hệ vi sinh trong đất bị ức chế, nấm bệnh có cơ hội để phát triển và gây ra bệnh vàng lá cây lưỡi hổ.
Cây lưỡi hổ bị vàng lá gây ra tác hại thế nào?
Về cơ bản, cây lưỡi hổ không đòi hỏi quá nhiều về mặt dinh dưỡng, chủ yếu tập trung vào khả năng thoát nước của đất trồng do bộ rễ mỏng và chúng cũng không ưa ẩm cao.
Trường hợp cây lưỡi hổ bị vàng lá nhẹ kết hợp xử lý ngăn chặn sớm, khả năng phục hồi sức khoẻ rất nhanh. Ngược lại, nếu để tình trạng vàng lá kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng quang hợp của cây, mặt khác gây thối rễ, lá thối nhũn dẫn tới chết cây.
Hướng dẫn cách phòng trị cây lưỡi hổ bị vàng lá đơn giản, hiệu quả
Kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách là bí kíp giúp cây lưỡi hổ sống khoẻ mạnh, hạn chế tối đa rủi ro thiệt hại do sâu bọ, nấm khuẩn, môi trường tác động. Tuỳ theo nhu cầu của từng loại cây nói chung và cây lưỡi hổ nói riêng, AQ xin chia sẻ những điều cần làm – cần tránh khi mọi người trồng cây lưỡi hổ tại nhà.
Phương pháp chăm sóc ngăn ngừa bệnh vàng lá lưỡi hổ
✅ Không tưới hay xịt nước lên lá, chỉ nên tưới quanh gốc cây 1 tuần/lần.
✅ Nếu lá lưỡi hổ bị ướt, dùng một chiếc khăn sạch để lau khô lá.
✅ Xoay cây định kỳ 1 tuần/lần để đảm bảo tất cả các phía của cây đều được đón nắng.
✅ Khử trùng dụng cụ làm vườn như kéo, xẻng, bay.
✅ Chăm cây thường xuyên để sớm phát hiện dấu hiệu gây hại của nhện đỏ, rệp sáp.
✅ Bổ sung vitamin B1 giúp cây lưỡi hổ thêm xanh lá, chống chịu trời lạnh tốt. Ví dụ: nước vo gạo.
✅ Trường hợp cây lưỡi hổ bị vàng lá chuyển sang tình trạng mềm nhũn, tiến hành cắt sát gốc lá để loại bỏ hoàn toàn bộ phận bị nhiễm bệnh.
💠 Mẹo làm đất trồng cây lưỡi hổ tránh bị bệnh thối rễ vàng lá:
- Đầu tiên, lót một lớp xơ dừa dưới cùng để giữ ẩm cho cây.
- Lót tiếp một lớp độn (than, mút xốp, gạch): muốn tránh ngã bình nên dùng gạch, để dễ di chuyển nên lót than hoặc mút xốp.
- Bổ sung thêm phân bón hữu cơ hỗn hợp đã qua xử lý rồi trồng cây lưỡi hổ vào.
Dùng thuốc hoá học xử lý bệnh vàng lá lưỡi hổ
Trường hợp cây lưỡi hổ của bà con bị bệnh vàng lá do nhện đỏ, rệp sáp tấn công, bà con có thể tham khảo 3 hoạt chất hoá học sau để phun trị rệp, nhện: Diafenthiuron (min 97%), Rotenone, Mancozeb (min 85%).
⚠️ Lưu ý:
- Chỉ nên sử dụng tại vườn có diện tích trồng lớn hoặc trong trường hợp khẩn cấp.
- Không được lạm dụng thuốc dễ gây chết cây.
- Đảm bảo an toàn cho chính mình khi phun thuốc hoá học.
Thuốc phòng trị cây lưỡi hổ bị vàng lá Be Green an toàn cho cây
Be Green AQ12 là dòng thuốc BVTV sinh học với thành phần nấm đối kháng giúp khống chế sự phát triển của nấm khuẩn gây bệnh vàng lá thối rễ cây lưỡi hổ.
Thành phần thuốc trị vàng lá cây lưỡi hổ Be Green
Ngoài thành phần chính là nấm Chaetomium cupreum: 1,5 x 106 CFU/g, Be Green AQ12 còn sở hữu hơn 25 chủng vi sinh hữu hiệu như Trichoderma spp, Chaetomium spp, Paecilomyces spp, các vi sinh phân giải kali, lân cùng các dinh dưỡng hữu cơ lên men, amino axit, axit fulvic.
Công dụng thuốc trị vàng lá cây lưỡi hổ Be Green
☑️ Bổ sung các chủng vi sinh khoẻ mạnh giúp bảo vệ bộ rễ mới của cây.
☑️ Đồng thời kích thích cơ chế tự phòng vệ ngăn ngừa các tác nhân như virus, vi khuẩn, tuyến trùng khiến cây lưỡi hổ vàng lá.
☑️ Các amino axit, axit fluvic làm tăng hiệu suất hấp thụ dinh dưỡng của cây lưỡi hổ, giúp đất trồng tơi xốp, màu mỡ.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị vàng cây lưỡi Be Green
Phun Be Green trị cây lưỡi hổ bị vàng lá: 50g Be Green + 40 – 80 lít nước, tưới vào vùng đất trồng, mỗi lần tưới cách từ 5 – 10 ngày.
Phun Be Green phòng cây lưỡi hổ vàng lá: 25g Be Green + 20 – 40 lít nước, tưới trực tiếp vào vùng đất trồng.
Bổ sung dinh dưỡng cho cây lưỡi hổ Vi AMEN
Sản phẩm phân bón siêu dinh dưỡng Vi AMEN là sự kết hợp hoàn hảo giữa các đa – trung – vi lượng cần thiết cho sự sống của cây lưỡi hổ. Là dòng phân bón lá được nhiều nhà nông tin dùng cho vườn cây kinh tế.
☑️ Đảm bảo cân đối hàm lượng giữa các dưỡng chất giúp cây lưỡi hổ sinh trưởng tối đa.
☑️ Bổ sung các vi sinh khoẻ mạnh hỗ trợ phòng chống các tác nhân gây hại.
☑️ Vi AMEN dạng lỏng thẩm thấu nhanh vào trong đất làm tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng cây lưỡi hổ bị vàng lá mà AQ muốn chia sẻ đến quý bà con. Hy vọng bài viết đã giúp bà con hiểu thêm các nguyên nhân gây vàng lá trên cây trồng, từ đó có hướng canh tác phù hợp nâng cao chất lượng cây lưỡi hổ tạo môi trường sống xanh – sạch – đẹp.