Cây lưỡi hổ bị thối gốc do đâu và cách phòng trị

Cây lưỡi hổ bị thối gốc do đâu và cách phòng trị

03/07/2024

Kích thước chữ

Cây lưỡi hổ bị thối gốc do nhiều nguyên nhân gây ra, để phòng trừ triệt để tình trạng này thì bà con cần có đủ kiến thức về chúng. Cùng AQ tìm hiểu rõ hơn về lý do gây ra bệnh thối gốc lưỡi hổ và các biện pháp phòng trừ thông qua bài viết sau đây như sau:

Tìm hiểu về cây lưỡi hổ bị thối gốc

Cây lưỡi hổ bị thối gốc do đâu và cách phòng trị
Nếu không kịp thời phát hiện và phòng ngừa thì thối rễ sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng

Cây lưỡi hổ thối gốc hay thối rễ là hiện tượng ảnh hưởng nặng nề đến quá trình phát triển và tăng trưởng của cây. Rễ bị thối sẽ khiến quá trình vận chuyển nước, chất dinh dưỡng nuôi cây bị gián đoạn. Nếu không kịp thời phát hiện và phòng trị thì bộ rễ sẽ bị hư hại hoàn toàn, nặng hơn là cây sẽ chết.

Cây lưỡi hổ bị thối gốc nguyên nhân do đâu?

Nhằm giúp bà con hiểu rõ hơn về căn bệnh thối gốc lưỡi hổ. AQ đã tổng hợp một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất hiện nay mà nhà nông có thể tham khảo thêm như sau:

Tưới nước với tần suất không hợp lý

Giống với những loài cây khác, lưỡi khổ không cần thời gian ngủ đông do đó nhu cầu sử dụng nước của chúng rất ít. Nhiều bà con vẫn hay lầm tưởng tưới nước nhiều sẽ khiến cây phát triển khỏe mạnh nhưng không phải, tưới nước không đúng cách sẽ khiến rễ bị thối.

Lá cây lưỡi hổ giữ nước rất tốt vì thế mà chúng có thể chịu đựng khô hạn đến 2 tuần. Do đó, khi tưới bà con chỉ cần lưu ý quanh viền chậu và tưới một lượng vừa đủ.

Chậu trồng cây lưỡi hổ lỗ thoát nước không tốt

Chậu trồng càng lớn thì khả năng thừa ẩm sẽ là vấn đề chí mạng đối với những loài cây trữ nước trong đó có lưỡi hổ. Vì thế khi chọn chậu trồng bà con phải lưu ý đến độ lớn của cây. Cách 1 – 2 năm tiến hành thay chậu với đường kính không quá 1 – 1.5 inches (khoảng 2,5 – 3cm).

Một chậu trồng tốt, đạt tiêu chuẩn là phải thoát nước tốt. Những chậu được chế tác bởi đất nung cho phép giảm tối đa hiện tượng thừa ẩm và có thể đảm bảo khả năng thoát nước tốt.

Mầm bệnh gây hại bộ rễ cây lưỡi hổ

Các loài vi khuẩn gây hại tấn công và ăn mòn khiến bộ rễ không thể phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, các hoạt động tỉa lá, nhân giống,..nếu không cẩn thận sẽ tạo các vết thương hở từ đó gián tiếp giúp vi khuẩn xâm nhập cây và gây nên những hệ lụy không đáng có.

Sử dụng đất cũ, đất quá nhiều mùn

Việc sử dụng đất cũ tiềm tàng rủi ro mầm bệnh còn tồn tại, đe dọa đến khả năng phát triển của cây. Chưa kể, đất trồng hữu cơ có hiện tượng mục rã – phân hủy theo tự nhiên do đó quá trình thoát nước sẽ kém hơn rất nhiều.

Bà con nên thay đất trồng theo chu kỳ 1 năm/ lần hoặc thay khi cảm thấy đất quá chặt. Có thể trộn thêm những vật chất khô thoáng và thoát nước tốt như: dừa cục, vỏ trấu, pumice,…để cải thiện.

Nhận biết cây lưỡi hổ bị thối gốc qua những dấu hiệu nào?

Để kịp thời phát hiện tình trạng thối gốc ở cây lưỡi hổ. AQ đã tổng hợp một số triệu chứng để bà con dễ dàng nhận biết bệnh như sau:

Dấu hiệu từ đất

Thừa ẩm là dấu hiệu sớm cho biết lưỡi hổ đang bị úng nước. Để kiểm tra thì bà con đặt ngón tay mình xuống bầu đất. Nếu nhận thấy ẩm ướt thì nghĩa là đang có vấn đề, cần kiểm tra và đánh giá lại lượng nước tưới tiêu hằng ngày sau cho hợp lý.

Biển hiện của lá cây

Vàng lá là một trong những biểu hiện đặc trưng báo hiệu rễ cây đang có vấn đề. Thường trong giai đoạn này rễ cây vẫn chưa bị ảnh hưởng nặng nề. Những dấu hiệu đáng báo động như: Lá lưỡi hổ bị ngã đỗ, gốc trở vàng và bọng nước báo hiệu rễ cây đang bị ngập úng nặng.

Mùi tanh từ rễ cây phát ra

Rễ cây khỏe mạnh khi đào lên sẽ không có mùi hoặc có mùi đất. Còn bộ rễ đã bị úng, hư hại thì phát ra mùi hôi thối, khó ngửi do vi khuẩn tạo nên.

Cây lưỡi hổ bị thối gốc gây ra tác hại thế nào?

🔴 Thối gốc ở lưỡi hổ khiến cây trồng phát triển kém, trở nên còi cọc thường xuyên bị rụng lá làm giảm năng suất của vườn.

🔴 Bệnh khiến sức đề kháng của cây yếu đi, không còn khả năng kháng lại các nấm hại, vi rút bên ngoài xâm nhiễm vào.

🔴 Nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị thì gốc rễ bị thối sẽ tạo điều kiện cho các dịch bệnh khác tấn công và phát triển. Gây ảnh hưởng hàng loạt đến vườn trồng.

Hướng dẫn cách phòng trừ cây lưỡi hổ bị thối gốc hiệu quả

Cây lưỡi hổ bị thối gốc do đâu và cách phòng trị
Chi tiết các biện pháp canh tác phòng ngừa cây lưỡi hổ bị thối gốc hiệu quả

✅ Sử dụng những giống cây sạch bệnh, khỏe mạnh, có khả năng miễn nhiễm với nhiều yếu tố bất lợi bên ngoài.

✅ Cày xới đất trước khi trồng nhằm tiêu diệt mầm bệnh còn tồn tại từ tàn dư của những mùa vụ trước.

✅ Bón phân, chăm sóc lưỡi hổ thường xuyên để giúp cây giống phát triển khỏe mạnh, đạt được năng suất, hiệu quả cao.

✅ Thường xuyên thăm vườn và quan sát đất để kịp thời phát hiện những dấu hiệu thối gốc ở cây lưỡi hổ.

✅ Cắt tỉa những cành rễ đã bị thối hoặc nếu trở nặng thì loại bỏ cây ra khỏi vườn để tránh mầm bệnh phát triển và lây lan cho các cây lân cận.

Thuốc phòng trị cây lưỡi hổ bị thối gốc Be Green an toàn cho cây

Cây lưỡi hổ bị thối gốc do đâu và cách phòng trị
Cây lưỡi hổ phát triển mạnh mẽ, không bị vàng lá thối rễ với Be Green

Hiểu được nỗi lo lắng của bà con nông dân khi phải gồng mình chống lại những tác hại do bệnh thối gốc lưỡi hổ gây ra. AQ xin chia sẻ tới quý nhà nông thuốc đặc trị sinh học Be Green với thành phần và công dụng như sau:

Thành phần của thuốc trị thối rễ cây lưỡi hổ Be Green

Trong thuốc chứa 1,5×10^6 CFU/g bột Chaetomium được điều chế từ 25 chủng nấm đối kháng có lợi cho cây và các vi sinh phân giải,…Nhiều dinh dưỡng hữu cơ lên men cô đặc và các amino axit, axit fluvic.

Công dụng của thuốc trị thối rễ cây lưỡi hổ Be Green

✅ Phòng trừ các loại nấm hại có thể gây nên bệnh thối rễ, lở cổ rễ ở cây.

✅ Phục hồi lá vàng, cây bị thối rễ, kích thích bộ rễ và bảo vệ chúng trước sự tấn công của các loài nấm hại.

✅ Bổ sung những vi sinh cần thiết giúp cây phát triển, tăng năng suất vườn.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị thối rễ cây lưỡi hổ Be Green

Phun trị bệnh thối gốc lưỡi hổ: Pha dung dịch gồm 50g Be Green cùng 40 – 80 lít nước rồi tiến hành phun đều cây với tần suất 5 – 10 ngày.

Phun phòng bệnh thối gốc lưỡi hổ: Sử dụng 25g Be Green với 40 lít nước sạch. Sử dụng 3 – 4 lần/ vụ để đạt hiệu quả cao nhất.

Hy vọng, cây lưỡi hổ bị thối gốc sẽ không còn là vấn đề khiến bà con nông dân phải lo lắng khi đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, hậu quả và các phương pháp phòng trừ phổ biến nhất hiện nay.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-10%
Công dụng: Phòng trừ các loại nấm bệnh hại thối rễ, lở cổ rễ. Phục hồi cây bị vàng lá…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *