Nguyên nhân và cách khắc phục cây kiệu bị cháy đầu lá

Nguyên nhân và cách khắc phục cây kiệu bị cháy đầu lá

14/11/2023

Kích thước chữ

Cây kiệu bị cháy đầu lá là một loại bệnh rất quen thuộc hầu hết với nhà vườn. Bệnh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, gây ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ.

Vậy cây kiệu bị bệnh cháy đầu lá là gì? Biện pháp nào khắc phục bệnh này hiệu quả, bà con hãy cùng Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ tìm hiểu về loại bệnh hại cây kiệu này nhé!

Tìm hiểu về cây kiệu bị cháy đầu lá

tim hieu ve cay kieu bi chay la
Bệnh hại khiến cây bị suy yếu và thiếu sức sống, năng suất giảm mạnh

Cây kiệu bị cháy đầu lá là loại bệnh rất phổ biến trên mọi khu vườn kiệu. Phần lớn bệnh sẽ gây hại trên lá, nấm tấn công và lan rộng theo thân dài, tạo thành các vết dạng bầu dục. Lá kiệu sẽ bị vàng và héo như bị già, sau đó sẽ rũ xuống và khô dần đi.

Bệnh hại khiến cho cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, chất lượng lá bị suy giảm, đặc biệt ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến kinh tế nhà vườn.

Nguyên nhân và điều kiện phát sinh cây kiệu bị cháy đầu lá

nguyen nhan va dieu kien phat sinh cay kieu bi chay dau la
Nấm bệnh sẽ phát triển mạnh với thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều, ngoài ra bệnh hại còn xâm nhập vào các loại cây trồng khác

Cây kiệu bị cháy đầu lá do một nấm Stemphylium botryosum W gây ra. Ngoài cây kiệu, nấm bệnh còn tấn công và gây hại trên nhiều loại cây trồng khác như: hành lá, súp lơ, khoai tây, cà chua,…

🔸 Nấm bệnh thường phát triển mạnh mẽ khi thời tiết âm u, có nhiệt độ khoảng 22-25 độ C, hoặc trời có nhiều sương mù.

🔸 Vào giai đoạn hình thành củ kiệu, từ tháng 11 đến tháng 2 là giai đoạn nấm bệnh sẽ tấn công và tàn phá cây mạnh nhất.

🔸 Trên thực tế các đồng ruộng được trồng với mật độ dày đặc, ruộng bón dư chất đạm sẽ làm cho cây kiệu sẽ yếu dần, ruộng luôn ở trình trạng ẩm ướt,… Thường là những ruộng bị nấm bệnh gây hại nhiều hơn các đồng ruộng khô ráo.

🔸 Đặc biệt với những khu gió ít và có độ ẩm không khí cao thì các bào tử nấm này sẽ phát triển mạnh hơn, gây ra những hậu quả nặng nề hơn đến cây.

🔸 Ngoài ra, nấm bệnh còn xâm nhập và phát triển mạnh thông qua các vết thương trên cây kiệu, hoặc khi cây kiệu đang bị yếu ớt và thiếu sức đề kháng.

🔸 Với thời tiết mưa nhiều, nặng hạt hoặc mưa đá cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhập và tàn phá cây.

🔸 Bệnh cháy lá đầu kiệu có tốc độ lây lan rất nhanh, và gây hại nặng đến những vùng trồng cây kiệu.

Một số triệu chứng nhận biết cây kiệu bị cháy đầu lá

Cây kiệu bị cháy đầu lá gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nhà vườn, thậm chí có thể gây mất mùa vụ. Dưới đây là một số triệu chứng giúp bà con có thể nhận biết bệnh hại, để ngăn ngừa nấm bệnh tấn công khu vườn của mình:

🔸 Cây kiệu bị bệnh cháy đầu lá, trên bộ phận lá sẽ xuất hiện những vết đốm có màu nâu nhạt, hoặc là những đốm trắng nhỏ trũng xuống trên chiều dài của lá kiệu.

🔸 Những vết đốm này thường không có hình dáng cụ thể, nhưng có kích thước khoảng 4mm xung quanh vết đốm sẽ có những đốm tròn có vây ngậm sũng nước.

🔸 Phần lớn nấm bệnh sẽ tập trung chủ yếu ở phần gân lá. Cây kiệu sẽ trở nên vàng đi, các chóp lá sẽ bị hư hỏng, kém phát triển và làm giảm năng suất một cách đáng kể.

🔸 Thông thường cây kiệu sẽ có lá thẳng đứng như chông, nhưng khi cây đã nhiễm bệnh thì lá sẽ gục xuống một cách rõ rệt, mà chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường.

Một số biện pháp phòng trừ cây kiệu bị cháy đầu lá

Để khắc phục bệnh cháy đầu lá kiệu, bà con cần phát hiện nấm bệnh kịp thời và có biện pháp kiểm soát bệnh hại nhanh chóng, tránh gây ra tình trạng lây lan ra toàn bộ vườn kiệu. Hôm nay AQ xin giới thiệu đến bà con hai biện pháp ngăn chặn nấm bệnh gây hại cây kiệu an toàn và hiệu quả.

Ngăn ngừa bệnh cháy đầu lá kiệu bằng kỹ thuật canh tác

Nguyên nhân và cách khắc phục cây kiệu bị cháy đầu lá
Một số biện pháp ngăn chặn bệnh hại tấn công, hỗ trợ cây trồng phát triển khỏe mạnh

Để hạn chế và ngăn ngừa cây kiệu bị bệnh cháy đầu lá, bà con nên áp dụng đồng bộ và hợp lý, những biện pháp trong quy trình canh tác:

🔹 Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, thu gom và tiêu hủy tàn dư của cây kiệu, đưa củ cây kiệu ra khỏi khu vườn khi làm đất, gieo trồng cho mùa vụ tiếp theo.

🔹 Xới đất, làm đất kỹ lưỡng để xử lý hiệu quả mầm bệnh.

🔹 Bà con nên lên luống cao, tạo rãnh thoát nước tốt khi có mưa dài ngày hoặc sau khi tưới nước quá nhiều.

🔹 Với những vùng thường bị nhiễm bệnh, khi trồng nên chọn những giống cây có khả năng kháng được nấm, và chống chịu bệnh tốt.

🔹 Không nên trồng với mật độ quá dày đặc, nấm bệnh có thể lây lan sang cây khác.

🔹 Bón phân hợp lý, bổ sung các yếu tố trung và vi lượng, tuyệt đối không nên bón quá nhiều sẽ rất dễ khiến cho cây bị ngộ độc và chết.

🔹 Đặc biệt chú ý đến cây vào giai đoạn hình thành củ trở đi, để phát hiện nấm bệnh sớm và có cách khắc phục kịp thời, tránh lây lan sang cây khác.

🔹 Nên tưới nước vừa đủ, không nên tưới quá nhiều, làm cho khu vườn luôn trong tình trạng ẩm ướt, sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh càng phát triển hơn.

Xử lý triệt để bệnh cháy đầu lá kiệu bằng sản phẩm sinh học

🔹 Ngoài kỹ thuật canh tác bên trên, để trị bệnh cháy đầu lá, bà con có thể sử dụng sản phẩm sinh học để kiểm soát nấm bệnh. Hiện nay bà con đã dần chuyển sang sử dụng sản phẩm sinh học thay thế cho thuốc hóa học, vì những đặc tính có lợi mà thuốc mang lại cho cây trồng.

🔹 Sản phẩm sinh học giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, cải thiện chất lượng lá, bổ sung các các dưỡng chất mà cây kiệu còn thiếu, giúp nâng cao giá trị thương phẩm.

🔹 Ngoài những đặc tính trên sản phẩm còn góp phẩn bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp, con người sẽ không bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với sản phẩm.

Antafungal – Thuốc đặc trị cây kiệu bị cháy đầu lá

Nguyên nhân và cách khắc phục cây kiệu bị cháy đầu lá
Sản phẩm giúp cây sinh trưởng tốt, cải thiện chất lượng nông sản hiệu quả

Công Ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ, đã điều chế và sản xuất thành công sản phẩm chuyên đặc trị bệnh cháy đầu lá kiệu. Đây là sản phẩm sinh học đảm bảo an toàn với cây trồng, môi trường và người sử dụng, cho ra những củ kiệu chất lượng.

Thành phần thuốc đặc trị bệnh cháy đầu lá kiệu

Thuốc đặc trị bệnh cháy đầu lá được nghiên cứu và điều chế kỹ lưỡng theo công nghệ sinh học, chứa những thành phần có lợi cho sự phát triển của cây trồng.

Sản phẩm gồm có thành phần chính là vi sinh tổng số 10^7CFU/g, Paecilomyces, chaetomium spp, Trichoderma spp các chủng nấm cộng sinh và các vi khuẩn lên men hỗ trợ cải tạo đất trồng, các loại Humic, Fluvic và có nhiều loại vi lượng dạng EDTA.

Công dụng thuốc đặc trị bệnh cháy đầu lá Antafungal

Khi sử dụng sản phẩm thuốc đặc trị bệnh cháy đầu lá, sẽ mang đến những công dụng vượt trội đến với cây trồng như:

🔹 Ngăn chặn được các tác nhân gây bệnh cho cây trồng: chết cây con, phấn trắng, đốm lá, rỉ sắt, nấm hồng, sương mai.

🔹 Hỗ trợ khoanh vùng dập dịch, chống lây lan. Kích thích cây trồng ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

🔹 Đồng thời sản phẩm an toàn, không gây hại đến sức khỏe của người dùng và hệ sinh thái.

Hướng dẫn sử dụng thuốc đặc trị Antafungal

Để sản phẩm sinh học Antafungal phát huy tối đa tính năng, bà con nên sử dụng đúng lúc, đúng sản phẩm và đúng thuốc, và có thể làm theo hướng dẫn bên dưới đây:

Với mục đích trị bệnh cháy đầu lá kiệu: Pha 250gam Antafungal cùng với 200 lít nước, sau đó phun đều vào các bộ phận của cây và phần dưới gốc, phun theo định kỳ 5-10 ngày/lần.

Với mục đích phòng bệnh cháy đầu lá kiệu: Pha 250gam Antafungal với 400 lít nước, sau đó tiến hành phun đẫm vào các bộ phận của cây. Nên sử dụng 2-3 lần/vụ.

Ngoài ra sản phẩm sinh học Antafungal, còn đáp ứng cho kỹ thuật phun bằng máy bay.

Mua thuốc đặc trị cây kiệu bị cháy đầu lá ở đâu uy tín, giá tốt?

Trên thị trường nông nghiệp hiện nay có rất nhiều đaị lý, nhà bán lẻ, cung cấp sản phẩm trị bệnh cháy đầu lá, nhưng lựa chọn một nơi để mua hàng chất lượng là việc khá đau đầu với bà con.

Công Ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ, mang đến những sản phẩm chất lượng, không gây hại đến người dùng. Đặc biệt những sản phẩm mà chúng tôi mang đến luôn được kiểm tra nghiêm ngặt và được công nhận từ cục BVTV.

AQ tự hào là đơn vị lâu năm, trong lĩnh vực sản phẩm sinh học trên các tỉnh thành tại Việt Nam, đã bán hơn trăm nghìn sản phẩm cho bà con trên khắp cả nước.

Cây kiệu bị cháy đầu lá do nguyên nhân nào gây ra? Biện pháp nào kiểm soát bệnh hại hiệu quả, tất cả đã được AQ giải đáp trong bài viết trên. Để được tư vấn và hỗ trợ có thể liên hệ qua hotline:0981 355 180 để được kỹ sư AQ hỗ trợ kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *