Cách trồng thanh long và chăm sóc giai đoạn kiến thiết
Kích thước chữ
Cách trồng thanh long bằng cành hom phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nhân giống như cắt tỉa, xử lý nấm, uốn cành, v.v mới giúp cây sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh, cho trái đúng thời vụ. Cùng AQ theo dõi bài viết bên dưới để tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc thanh long giai đoạn kiến thiết cơ bản nhé.
Tìm hiểu về cách trồng thanh long
Thời kỳ kiến thiết cơ bản là giai đoạn từ lúc mới trồng đến khi cây được 2 năm tuổi. Giai đoạn này tập trung chính vào việc phát triển thân và nhánh hữu hiệu, quyết định năng suất cuối vụ của cây thanh long. Vì thế, để thực hiện cách trồng thanh long một cách hiệu quả nhất, bà con cần nắm vững về các thông tin thiết yếu, quy trình trồng và phòng tránh sâu bệnh hại.
Đặc điểm hình dáng của cây thanh long
Thanh long trong tiếng Anh được gọi là Dragon fruit (tên khoa học: Hylocereus undatus), cây thuộc họ xương rồng có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Tại 3 tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang là khu vực tập trung trồng thanh long ruột trắng và ruột đỏ trên diện tích lớn.
✔️ Thân: bò lan, thân và cành có 3 cạnh màu xanh, phần rìa cạnh là các thuỳ nhỏ tạo thành đường gợn sóng, bên trong cành là lõi cứng.
✔️ Rễ: bộ rễ gồm có rễ địa sinh (rễ chính) và rễ khí sinh, rễ đâm sâu xuống đất, chứa ít nước nên giúp cây chịu hạn tốt.
✔️ Hoa: sinh sản lưỡng tính, kích thước khá lớn, chiều dài từ 25 – 35cm, mỗi cành sẽ ra một hoa và đậu một trái thanh long.
✔️ Trái: hình hơi bầu dục, có các tai lá xanh, phần đầu lõm vào tạo thành hố sâu màu đen.
Một năm có 2 vụ thanh long: vụ chính và vụ nghịch. Trong quy trình trồng thanh long vụ nghịch cần sử dụng đèn thắp vào ban đêm để kích thích cây phát triển đúng dự kiến do tính chất “ngày ngắn đêm dài”. Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh sản xuất vụ nghịch hiệu quả mà thanh long cho trái thu hoạch suốt năm. Mang đến nguồn thu nhập ổn định cho bà con chuyên canh.
Thời gian thích hợp để trồng cây thanh long
Thông thường, các nhà vườn thanh long tại miền Bắc và miền Nam sẽ gieo vụ khá giống nhau:
📌 Vụ chính bắt đầu từ tháng 10 – 11 (DL) do đây là thời điểm dinh dưỡng tập trung mạnh vào cành, cành khoẻ mới có khả năng kích mầm ra.
📌 Vụ nghịch bắt đầu từ tháng 5 – 6 năm sau (DL), đối với những vườn không chủ động được nguồn nước tưới nên ưu tiên gieo vụ nghịch.
Có mấy cách trồng thanh long phổ biến?
Về lý thuyết, bà con có thể trồng thanh long từ hạt hoặc cành hom. Tuy nhiên, thời gian trồng từ hạt tốn rất nhiều thời gian, công sức và chi phí để hạt lớn thành cành to và cho trái.
Vì vậy các nhà vườn ưu tiên việc nhân giống từ cây mẹ khoẻ mạnh hơn. Đảm bảo cây phát triển theo đúng mùa vụ, năng suất cao nhờ giống tốt và hạn chế rủi ro do sâu bệnh hại.
📌 AQ khuyến khích bà con nếu có ý định kinh doanh vườn thanh long thương phẩm nên áp dụng phương pháp giâm hom cành.
📌 Trường hợp bà con có nhu cầu kinh doanh cây may mắn trồng từ hạt thì đây chắc chắn sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời.
Các loại đất thích hợp để trồng thanh long
Cây thanh long chịu hạn, chịu đất phèn tốt nhưng chịu úng kém, chịu mặn khá. Thích nghi và phát triển trên nền đất cát, đất cát pha sét, đất bạc màu,… quan trọng là đất trồng phải được cải tạo, đất thoát nước tốt không gây úng cây vào mùa mưa.
Hướng dẫn cách trồng thanh long bằng hạt tại nhà
💠 Chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ sau để tiến hành kỹ thuật trồng thanh long từ hạt:
- Trái giống thanh long (đã chín).
- Túi lọc.
- Nhíp gắp hạt.
- Khay ươm.
- Chậu trồng nhỏ – lớn.
- Cọc gỗ, cọc sắt.
- Đất trồng trộn sẵn hoặc tự chuẩn bị.
Làm sạch hạt thanh long
Đầu tiên, chọn giống thanh long mà bà con yêu thích, lưu ý là trái đã chín nhé. Tiếp theo tách thịt trái ra khỏi vỏ, cho vào túi lọc và bóp nát toàn bộ, đổ qua rây lọc rồi rửa dưới vòi nước sạch để loại bỏ phần thịt trái còn dính trên hạt thanh long.
Ươm hạt giống thanh long
Ở bước này, dùng một chiếc khăn ẩm vừa đủ, sau khi để ráo hạt thanh long tiến hành cho vào khăn để làm hạt nứt mầm, thời gian trung bình từ khoảng 7 – 15 ngày.
Khi thấy các chồi non mọc lên, cho đất trồng vào các ô trong khay ươm, mỗi ô cho khoảng 3 – 4 hạt để xa nhau hạn chế tình trạng thân cây bị quấn vào nhau, sau đó tưới nhẹ tạo ẩm.
Trồng cây thanh long con vào đất vườn
Cách trồng thanh long bằng hạt giai đoạn đầu cần tưới đều đặn 2 ngày/lần, đến khi cây con cao khoảng 40cm tiến hành tách khỏi khay ươm và trồng ra chậu lớn. Cắm cọc theo phương thẳng đứng rồi lấy dây buộc thân cây thanh long vào cột.
Lưu ý là khi chuyển cây con từ khay ươm sang chậu, đất trồng phải là đất mới hoàn toàn, đã qua xử lý diệt nấm tuyến trùng càng tốt. Điều này sẽ giúp cây thanh long của bà con sinh trưởng hiệu quả hơn.
Hướng dẫn cách trồng thanh long bằng cành trên đất vườn
Quy trình trồng thanh long giai đoạn kiến thiết trên diện tích lớn gồm 6 bước cơ bản sau:
1️⃣ Tiêu chuẩn chọn cành giống.
2️⃣ Xử lý đất trồng thanh long.
3️⃣ Thiết kế trụ trồng.
4️⃣ Cách trồng cành hom.
5️⃣ Bón phân cây thanh long.
6️⃣ Tỉa cành, tạo tán.
Tiêu chuẩn chọn cành giống thanh long
✅ Khi chọn cành giống để giâm hom cần lưu ý các yếu tố sau:
- Độ tuổi cành 12 – 24 tháng.
- Độ dài cành 1m.
- Lõi cành hoá thân gỗ 2 – 3cm.
- Cành nằm giữa tán, mập mạp.
- Không có dấu vết của các bệnh rỉ sắt, đốm vòng, v.v trên bề mặt cành.
💠 Quy trình xử lý cành giâm hom thanh long:
Sau khi chọn được cành hom đạt chuẩn, dùng dao hoặc kéo có độ sắc bén (đã khử trùng) để cắt cành hom tại điểm cuối của lõi gỗ.
Đưa cành hom vào nơi có bóng mát, nên cắt hom vào buổi sáng và xử lý trong ngày.
Từ điểm cuối lõi gỗ ước tính khoảng 40 – 45cm độ dài cành, sau đó lấy dụng cụ cắt bằng mặt cành, riêng phần lõi gỗ cắt vát vào 2 – 3cm.
Nhúng cành hom đã cắt vào dung dịch Nano Cu Gold để khử khuẩn và diệt nấm.
Xử lý đất trước khi trồng cây thanh long
✅ Xác định tính chất đất:
- Đất cao, đất bạc màu, đất dễ xói mòn, đất dốc hoặc đất cát pha: bổ sung thêm phân chuồng ủ hoai để cải tạo đất trồng.
- Đất thấp, đất nhiễm phèn: cày bừa đất kỹ, phơi khô, diệt cỏ, dùng thuốc cải tạo đất.
💠 Quy trình xử lý đất trồng thanh long:
Dùng cuốc hoặc máy chuyên dụng tiến hành xới đất và cày bừa, pha hỗn hợp 1 chai Bio Soil + 800 lít nước tưới đều lên đất.
Sau 5 – 7 ngày, pha hỗn hợp Bio Soil + Trichoderma AQ + Padave Cha (tỉ lệ 1:2:1) với 800 lít nước đều lên mặt đất.
Thiết kế trụ trồng thanh long
Hiện nay, để nâng cao năng suất thanh long trên cùng diện tích vườn, ngoài kỹ thuật trồng thanh long theo kiểu truyền thống, bà con có thể áp dụng kiểu trụ giàn chữ T. Cách này đòi hỏi phí đầu tư lớn về vật liệu như trụ trồng, béc phun mưa, dây thép và phí lắp đặt.
✅ Mật độ trồng thanh long trên 1ha đất (900 – 1.100 trụ):
- Khoảng cách giữa 2 cột: 3 – 3,5m.
- Khoảng cách giữa 2 hàng: 3 – 3,5m.
- Kích thước hố trồng: cạnh vuông 12 – 15cm.
💠 Cách đặt trụ trồng thanh long:
Chất liệu trụ: trụ gỗ, gạch, xi măng cốt sắt.
Kích thước trụ trồng: cạnh vuông 12 – 15cm, chiều cao 1,6 – 2m.
Sau khi đào xong hố trồng, tiến hành chôn trụ xuống đất từ 0,4 – 0,5m rồi lấp đất lại, phủ rơm hoặc cỏ khô.
Bên trên gắn 2 – 4 thanh sắt hướng ra ngoài, độ dài từ 20 – 25cm, bẻ cong theo 4 hướng làm giàn cho cành phát triển.
Trồng thanh long vào trụ
Tìm mặt phẳng của cành hom, sau đó áp mặt phẳng của cành vào mặt trụ.
Có thể đặt lõi gỗ chạm đất hoặc cách mặt đất 0,5cm.
Dùng dây nilon buộc lại vừa chặt để cành hom đứng vững.
Tưới nhẹ 1 lần nước sạch, thay rơm với cỏ khô mới làm tủ gốc giữ ẩm cho cành hom ra rễ.
✔️ Lưu ý:
- 1 trụ trồng 3 – 4 cành hom.
- Sau 10 ngày trồng, pha 1 chai kích rễ Vi HAF + 800 – 1000 lít nước và tưới đều trên vườn.
Bón phân thanh long giai đoạn kiến thiết cơ bản
Đơn vị: lượng phân/trụ
PHÂN HỮU CƠ Ủ HOAI + PHÂN HOÁ HỌC | PHÂN NPK | |
Năm 1 | Mục đích: bón lót.
▪️ Sử dụng 10 – 15kg phân hữu cơ + 0,5kg supe lân. ▪️ Có thể thay bằng 1 – 2kg phân vi sinh Vi HAF. |
Mục đích: bón bổ sung 1 tháng/lần.
▪️ Sử dụng 100 – 150g phân NPK 20-20-15 + 50 – 80 phân ure. |
Năm 2 | Mục đích: kích thích cành lớn mạnh, chia làm 2 đợt bón.
▪️ Sử dụng 15 – 20kg phân hữu cơ + 0,5kg supe lân. ▪️ Có thể thay bằng 3 – 4kg phân vi sinh Vi HAF. |
Mục đích: bón bổ sung 1 tháng/lần.
▪️ Sử dụng 150 – 200g phân NPK 20-20-15 + 80 – 100 phân ure. |
Lưu ý | ▪️ Rải cách gốc 20 – 40cm.
▪️ Thay tủ gốc giữ ẩm mới càng tốt. ▪️ Tưới nước hoặc pha loãng với nước để phân thấm đều vào đất. |
Tỉa cành, tạo tán, uốn cành thanh long
💠 Tỉa cành, tạo tán:
Thực hiện sau 2 – 4 tuần trồng cành hom thanh long.
Tuyển chọn 2- 3 chồi khoẻ mạnh, bẹ to và đưa lên giàn đã chuẩn bị trước đó để tạo tán.
Loại bỏ những chồi yếu, chồi nhỏ, nhánh tai chuột mọc ngang.
💠 Uốn cành thanh long:
Thực hiện sau 4 – 5 tháng kể từ lần tỉa cành đầu tiên.
Khi cành thanh long vươn khỏi đỉnh trụ, độ dài đạt 30 – 40cm, tiến hành uốn cho cành nằm xuống đỉnh trụ.
Nên dùng dây nilon để buộc lại tránh cành bị bung lên.
Tốt nhất là uốn cành vào buổi trưa do lúc này cành mềm dễ uốn.
Chăm sóc cây thanh long sau khi trồng khỏi bệnh hại và sâu hại
✅ Ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, bà con có thể trồng xen canh thanh long với cây quế, cây vú sữa, lựu đỏ, v.v mang lại hiệu quả kinh tế rất tốt.
✅ Đảm bảo khoảng cách trồng thanh long phù hợp với diện tích vườn, không trồng dày đặc hay quá thưa thớt.
✅ Ưu tiên khu vực trồng gần nguồn nước tưới để sẵn sàng ứng phó với hạn mặn xảy ra tại nơi trồng thanh long.
✅ Khi tưới cây thanh long, bà con lưu ý không tưới lên cành, chỉ tưới gốc cây, có thể áp dụng hệ thống tưới tự động để kiểm soát tốt lượng nước tưới vào mùa mưa.
✅ Cứ 3 – 7 ngày tưới vườn thanh long 1 lần, riêng mùa khô cần chú ý bổ sung nước thường xuyên tránh để đất trồng bị khô hạn.
✅ Khi thấy cành thanh long dài chạm mặt đất nên cắt ngắn cành, khoảng cách giữa đầu cành với mặt đất là 40cm.
✅ Thường xuyên kiểm tra và xử lý nếu cỏ dại xuất hiện dày đặc, nhất là đất phèn, đất có độ ẩm cao.
✅ Thăm vườn định kỳ để sớm phát hiện dấu hiệu bệnh hại thanh long và xử lý kịp thời.
Phòng trừ các bệnh hại trên cây thanh long
Việc phòng trừ từ sớm các đối tượng gây hại phổ biến trên cây thanh long giúp bà con hạn chế được rủi ro thiệt hại, tránh thất thu vụ trồng, đảm bảo sản lượng đầu ra và chất lượng trái thu hoạch.
Bọ xít xanh hại thanh long
Bọ xít xanh có tên khoa học là Nezara viridula, thành trùng là đối tượng gây hại chính trên cây thanh long. Chúng chủ yếu chích hút trên trái non khiến vỏ trái chuyển vàng, cứng và rụng sớm. Những trái thanh long có hiện tượng thối nhũn do nấm bệnh xâm nhiễm qua vết chích hút của bọ xít xanh.
🔶 Cách phòng trừ:
- Giúp thanh long ra đọt non và hoa tập trung.
- Thường xuyên kiểm tra vườn để sớm phát hiện ổ trứng và diệt sớm.
- Dùng bẫy sinh học bắt bọ xít xanh trưởng thành.
- Phát triển các loài thiên địch hỗ trợ tiêu diệt quần thể bọ xít.
- Luân canh với những cây trồng không cùng phổ ký chủ.
- Khi mật độ bọ xít xanh tăng cao, sử dụng thuốc trừ sâu bọ Mebe Pa phun trên toàn vườn.
Ruồi đục trái thanh long
Ruồi vàng dùng vòi chích vào vỏ trái thanh long và đẻ trứng, ấu trùng sau khi nở tiến hành quậy phá phần thịt bên trong khiến trái bị thối hư, rụng sớm. Vật chủ ưa thích của ruồi vàng là thanh long chín, trong một số trường hợp, chúng có thể tấn công cả trái non làm suy giảm năng suất vườn cuối vụ.
🔶 Cách phòng trừ:
- Thu gom toàn bộ tàn dư thực vật của vụ trước, làm sạch cỏ dại trong vườn,
- Bao trái từ sớm tránh ruồi tấn công.
- Canh thời gian và thu hoạch thanh long sớm.
- Treo bẫy pheromone để dẫn dụ ruồi vàng trưởng thành.
- Khi mật độ ruồi đục trái tăng mạnh, tiến hành phun trị bằng thuốc sinh học Pe insects để hạn chế sự sinh sản và tiêu diệt sạch ruồi trong vườn.
Bệnh rỉ sắt hại thanh long
Bệnh rỉ sắt còn gọi là bệnh đốm đen thanh long do nấm Bipolaris sp gây ra. Nấm bệnh lưu tồn trong tàn dư thực vật chưa được thu gom sạch. Phát sinh mạnh ở điều kiện môi trường ẩm ướt, nhiệt độ từ 20 – 30°C và ẩm độ không khí từ 80 – 90%. Căn bệnh làm giảm tỷ lệ ra hoa đậu trái thanh long.
🔶 Cách phòng trừ:
- Vệ sinh vườn sạch sẽ, tiêu huỷ toàn bộ tàn dư vụ trước.
- Ngắt bỏ đài hoa – rút râu sau khi hoa nở (sau 3 – 4 ngày: mùa nắng; sau 2 – 3 ngày: mùa mưa).
- Phun thuốc diệt nấm Phy FusaCo để ngăn nấm rỉ sắt lây lan trên diện rộng.
Cây thanh long bị tuyến trùng rễ
Tuyến trùng hại rễ là đối tượng gây hại phổ biến trên rất nhiều loại cây trồng, từ cây công nghiệp đến cây ăn quả. Tuyến trùng hoạt động chính trong đất ở độ sâu 5 – 30cm, pH từ 6 – 6,5. Các vết thương do tuyến trùng tạo điều kiện cho nấm bệnh dễ dàng xâm nhập và gây ra các bệnh liên quan trên thanh long.
🔶 Cách phòng trừ:
- Xử lý đất trồng kỹ càng trước khi gieo vụ mới.
- Xây dựng hệ thống thoát nước, lên mô cao tránh nguy cơ ngập úng.
- Kiểm tra vườn thường xuyên để sớm phát hiện dấu hiệu tuyến trùng gây hại và xử lý sớm.
- Trộn thuốc trị tuyến trùng Padave Cha vào đất hoặc phân bón để cải tạo và xử lý mầm bệnh.
Bài viết về cách trồng thanh long đến đây tạm kết thúc. AQ sẽ còn cập nhật nhất những thông tin quy trình trồng và chăm sóc cây thanh long mới nhất đến quý bà con. Hy vọng sẽ hỗ trợ bà con mình canh tác vườn hiệu quả, hạn chế sâu bệnh hại, đảm bảo năng suất, chất lượng và mẫu mã ổn định.