Hướng dẫn cách trồng nghệ chi tiết, đạt năng suất vượt trội
Kích thước chữ
Cách trồng nghệ đúng kỹ thuật giúp cây phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao và chất lượng củ tốt. Để trồng nghệ hiệu quả, bạn cần chuẩn bị đất tơi xốp, chọn giống phù hợp và chăm sóc đúng cách theo từng giai đoạn. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết từ khâu chuẩn bị, gieo trồng đến cách bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh, giúp bà con dễ dàng áp dụng ngay tại nhà hoặc quy mô lớn. Hãy cùng AQ Bice khám phá bí quyết trồng nghệ đạt năng suất cao ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về cách trồng nghệ ngay tại nhà

Cách trồng nghệ là quy trình gieo trồng và chăm sóc cây nghệ để thu hoạch củ, phục vụ cho lĩnh vực làm đẹp, ẩm thực và y học. Nghệ là một loại cây dễ trồng, thích hợp phát triển trong môi trường nhiệt đới, đất trồng cần tơi xốp và giàu dinh dưỡng.
Quá trình trồng cần tiến hành lựa chọn giống nghệ khỏe mạnh, chuẩn bị đất và xử lý thật sạch sẽ, tiến hành ươm trồng đúng kỹ thuật và chăm sóc đúng cách để giúp cây phát triển tốt.
Để hiểu rõ hơn về các phương pháp trồng và chăm sóc củ nghệ, đầu tiên cùng AQ tìm hiểu về một số thông tin của cây nghệ như sau.
Đặc điểm hình dáng cây nghệ

Cây nghệ có tên khoa học là Curcuma longa, có nguồn gốc tại khu vực nhiệt đới Nam Á đặc biệt ở Ấn Độ và Sri Lanka. Sau này được trồng phủ khắp toàn cầu, đặc biệt ở các nước có khí hậu nhiệt đới.
➡️ Thân: Thân của cây nghệ phần trên mặt đất là thân giả, được hình thành từ các bẹ lá ôm sát vào nhau. Còn phần thân chính đó là thân rễ (củ) phát triển dưới đất, có màu vàng cam.
➡️ Lá: Lá nghệ có hình mũi mác, màu xanh đậm, mọc thẳng đứng, chiều dài khoảng 30 – 60cm, rộng từ 10 – 20cm. Có các lá xếp xen kẽ nhau tạo thành tán lá rậm rạp.
➡️ Hoa: Mọc thành cụm trên một cán hoa dài, thường có màu vàng nhạt, trắng hoặc tím nhạt, được bảo vệ bởi các lá bắc hồng tím hoặc xanh nhạt.
➡️ Củ: Có dáng hình trụ tròn, phân thành nhiều nhánh, phát triển trong lòng đất, có vỏ bên ngoài màu nâu hoặc vàng nhạt, bên trong là phần thịt củ có màu vàng xám, đỏ hoặc đen tùy giống.
Công dụng của cây nghệ là gì?
✅ Cây nghệ không chỉ là gia vị bắt mắt không thể thiếu cho nhiều món ăn ngon, mà còn có giá trị kinh tế cao. Một kg nghệ tươi hiện nay dao động khoảng 50.000 – 70.000, còn bột nghệ có giá trị cao gấp đôi tùy vào loại giống. Giúp bà con gia tăng nguồn thu nhập, cải thiện đời sống.
✅ Đối với sức khỏe, củ nghệ giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt, giảm tình trạng đầy hơi. Chống viêm, kháng khuẩn tốt, giảm đau nhức xương khớp và đặc biệt thường được dùng để điều trị viêm loét dạ dày.
✅ Tăng cường các miễn dịch, chất chống oxy hóa nhằm hỗ trợ bảo vệ các tế bào không bị tổn thương.
✅ Giải độc gan, bảo vệ gan khỏi những tác hại nghiêm trọng từ rượu bia, hỗ trợ phòng ngừa ung thư đặc biệt là ung thư dạ dày, vú và đại tràng.
✅ Trong làm đẹp, nghệ giúp chống lão hóa, liền sẹo, giảm thâm, điều trị mụn và làm đều màu da.
Loại đất phù hợp để thực hiện cách trồng củ nghệ
➡️ Loại đất nên được chọn để thực hiện cách trồng củ nghệ cần đảm bảo tiêu chí: Tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, sạch mầm bệnh, độ pH lý tưởng từ 5,5 – 7.
➡️ Một số loại đất thích hợp trồng nghệ như: Đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất đỏ bazan, đất trộn với phân chuồng đã hoai mục với trấu và rơm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây nghệ
Ngoài yếu tố sinh trưởng là đất bà con cũng cần tuân thủ một số yếu tố quan trọng khác như: Khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.
- Nghệ thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là những khu vực có mùa mưa rõ rệt.
- Cây nghệ sinh trưởng tốt trong khoảng 20 – 30°C, không chịu được sương giá hay nhiệt độ quá lạnh.
- Là loại cây ưa sáng, nhưng cây nghệ có thể phát triển trong điều kiện bóng râm một phần. Nơi trồng nên có ánh nắng từ 4 – 6 giờ/ngày.
- Cây cần độ ẩm đất ổn định, nhưng không chịu được úng. Độ ẩm không khí phù hợp để cây nghệ phát triển là 70 – 80%.
Thời điểm phù hợp để thực hiện cách trồng nghệ
Trồng nghệ được tiến hành được trồng vào đầu mùa mưa, nơi có khí ôn hòa, đất ẩm và có nhu cầu hấp thụ nước cao.
➡️ Miền Bắc: Có hai đợt trồng chính bà con nên trồng nghệ vào đầu năm khoảng tháng 2 – 4 và cuối năm khoảng tháng 11 – 12.
➡️ Miền Nam: Ở khu vực này bà con có thể trồng bất kỳ giai đoạn nào trong năm, vì nhiệt độ ở đây luôn ẩm, nhưng để đảm bảo tốt nhất vẫn nên chọn thời gian trồng vào đầu mùa mưa, bà con sẽ đỡ tốn công sức tưới, tiết kiệm nhiều chi phí.
Chuẩn bị trước khi tiến hành cách trồng nghệ
Việc tiến hành cách trồng nghệ cần chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp cây sinh trưởng tốt và cho ra năng suất cao. Vậy nên việc chọn giống phù hợp với khí hậu, thời tiết tại khu vực chuẩn bị trồng và xử lý đất trồng trước khi canh tác, trồng củ xuống đất.
Lựa chọn giống trồng củ nghệ

Cây nghệ có trên thị trường hiện nay có hai loại giống phổ biến đó là nghệ đỏ và nghệ vàng. Mỗi loại đều có đặc tính và vẻ ngoài riêng, dưới đây là chi tiết về về loại giống nghệ vàng và nghệ đỏ.
Giống nghệ đỏ
▶️ Còn có tên gọi khác là nghệ nếp hay nghệ răm. Hình dáng của chúng nhỏ, lõi màu đỏ đặc trưng, vỏ củ mỏng. Loại nghệ này được trồng phổ biến rộng rãi ở miền Bắc, khu vực Khoái Châu của tỉnh Hưng Yên.
▶️ Loại nghệ này tuy sản lượng cho ra không nhiều như các giống khác, vì thế của hiếm thì càng đắt tiền, lượng bột nghệ chất lượng hơn so với các giống khác. Lượng Curcumin nhiều hơn cả nghệ vàng, thường được dùng để làm tinh bột.
▶️ Giống này yêu cầu cao về điều kiện khí hậu và đất đai nên chỉ có những khu vực phù hợp mới cho sắc đỏ cam chuẩn nhất. Nếu trồng ở nơi không phải khu vực của loài nghệ này, củ khi thu hoạch sẽ có màu nhạt.
Giống nghệ vàng
▶️ Còn có tên gọi khác là khương hoàng, ưu điểm của loại nghệ này là cho ra năng suất cao. Tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng lại không bằng nghệ đỏ, mùi và màu không đậm bằng, thường có màu vàng cam nhạt.
▶️ Giống này có thể trồng ở bất kỳ khu vực nào mà không cần chăm sóc quá nhiều, thời gian sinh trưởng ngắn, mau thu hoạch.
Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng nghệ bà con cần chú ý lựa chọn những loại đất tơi xốp, giữ và thoát nước cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng.
Đất tự trộn
▶️ Phương pháp này thích hợp trồng trong chậu, thùng xốp, những nơi có diện nhỏ. Bà con cần chuẩn bị đất thịt ngoài sông bãi hoặc ngoài vườn, trấu, phân chuồng đã ủ hoai mục và dung dịch Trichoderma. Tỷ lệ 4 phần đất thịt thì 2 phần phân chuồng và 2 phần trấu, trộn chung vào nhau, đảo đều cho đất thật tơi xốp.
▶️ Hòa dung dịch Trichoderma vào nước với liều lượng vừa đủ, sau đó tưới và đảo đều một lần nữa, dung dịch này sẽ giúp đất trồng hoàn toàn tiêu diệt mầm bệnh và tăng vi sinh có lợi.
Đất lấy trực tiếp ngoài vườn
▶️ Phù hợp với những hộ dân trồng với số lượng lớn, trước khi trồng cần xử lý lại toàn bộ. Cày bừa thật kỹ, lên luống cao từ 20 – 25cm và rộng 1m.
▶️ Bón vôi (trung bình từ 80 – 150kg/1000m²) hoặc áp dụng dung dịch Bio Soil (1 lít sản phẩm hòa vào 400 – 800 lít/1000 – 2000m²) rắc hoặc tưới đều lên đất, để phơi ải khoảng 15 – 20 ngày giúp cải tạo lại đất, tiêu diệt mầm bệnh hoàn toàn.
Kỹ thuật thực hiện cách trồng nghệ đúng kỹ thuật, năng suất cao
Sau khi đã chọn giống và xử lý đất xong, bà con đã có thể bắt đầu tiến hành cách trồng nghệ. Trồng nghệ có thể được thực hiện bằng hai hướng đó là trồng trong bao, thùng xốp hoặc trồng trực tiếp ngoài vườn. Chi tiết hướng dẫn cách trồng được trình bày ở các phần sau đây.
Hướng dẫn cách trồng nghệ từ củ bằng bao/thùng xốp

➡️ Bước 1: Chuẩn bị bao hoặc thùng xốp đã đục lỗ, bà con nên lựa chọn thùng xốp hay bao lớn để củ phát triển tốt.
➡️ Bước 2: Đổ đất trộn đã chuẩn bị vào thùng/bao, nên đổ lượng đất khoảng nửa thùng hoặc hơn nửa thùng, sau đó phủ lớp rơm khô lên hoặc có thể cắt nhỏ rơm trộn chung với đất.
➡️ Bước 3: Đặt củ nghệ lên bề mặt, nên đặt với số lượng vừa phải để củ sau này sẽ đẻ nhánh và đảm bảo chất lượng củ.
➡️ Bước 4: Sau khi đặt củ nghệ vào, bà con phủ thêm một lớp đất lên bề mặt và tưới nước để tạo độ ẩm củ mau mọc mầm và phát triển.
Hướng dẫn cách trồng nghệ bằng củ ngoài vườn lớn

Đối với việc trồng củ nghệ ở ngoài vườn lớn bà con cần tuân thủ các bước sau đây:
➡️ Bước 1: Đất trồng sau khi đã được xử lý ngoài vườn, bà con bón lót cho đất bằng phân chuồng đã ủ hoai mục vào từng rãnh luống.
➡️ Bước 2: Đào mỗi hàng độ sâu 10cm, phân từng ô để đạt củ nghệ, mỗi ô cách nhau 20 – 25cm, mỗi hàng cách từ 30 – 35cm.
➡️ Bước 3: Đặt củ nghệ giống xuống các lỗ trên mỗi hàng và phủ lên một lớp đất đã trộn với phân bón hữu cơ hoặc phân bón vi sinh như VI HAF để củ nhanh bén rễ, thích nghi với đất tốt.
➡️ Bước 4: Trồng xong bà con cần tưới nước và phủ một lớp rơm rạ lên bề mặt để giữ ẩm giúp củ mau nảy mầm.
Chăm sóc cây sau khi thực hiện cách trồng nghệ
Khi đã tiến hành xong cách trồng nghệ, các bước tiếp theo bà con cần làm đó là áp dụng các phương pháp chăm sóc như: Tưới nước, bón phân, trừ sâu bệnh. Cụ thể các cách hướng dẫn được trình bày dưới các phần sau đây:
Tưới nước
✅ Cây nghệ là loại cây ưa ẩm vì thế cần tưới nước đủ cho cây phát triển. Tuy nhiên, cần theo dõi sự thay đổi của tiết và tình trạng đất trồng thường xuyên để tưới với liều lượng phù hợp tránh khiến củ bị ngập úng, thối củ, rễ, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất.
Bón phân
✅ Giai đoạn đầu mới trồng: Cây nghệ khi đã trồng xong đã được bón lót hoặc trộn phân trong đất thì không nên bón phân tiếp. Vì làm như vậy sẽ khiến củ bị thừa dinh dưỡng dẫn đến thối hỏng củ giống. Nên cây đã lên mầm và phát triển hoàn chỉnh lá mới bón đợt phân tiếp theo.
✅ Giai đoạn sau 30 – 40 ngày sau trồng: Lúc này cây bắt đầu vào giai đoạn sinh trưởng, lá phát triển mạnh bà con cần bón từ 20 – 30kg/ha phân đạm giúp cây phát triển thân, lá. Bón 15 – 20kg/ha phân kali hỗ trợ phát triển bộ rễ và bón thêm phân hữu cơ vi sinh Vi AMEN để tăng sức đề kháng cho cây.
✅ Giai đoạn củ bắt đầu hình thành:
- Đạm + Kali: Bón theo tỷ lệ 1:2, khoảng 15 – 20 kg đạm + 30 – 40 kg kali/ha.
- Phân lân: 10 – 15 kg/ha giúp củ phát triển tốt.
- Bổ sung phân chuồng hoai mục nếu đất bạc màu.
✅ Giai đoạn củ phát triển manh:
- Phân kali: 30 – 40 kg/ha giúp củ nghệ to, chắc, màu đẹp.
- Hạn chế bón đạm vì có thể làm củ nhỏ, chậm phát triển.
- Phun chế phẩm sinh học để tăng khả năng chống sâu bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh
✅ Quá trình canh tác cây nghệ không thể tránh khỏi nấm bệnh, vi khuẩn hay sâu, côn trùng tấn công vì thế cần tiến hành phòng trừ sớm để ngăn chặn mầm bệnh phát triển, làm hại đến cây.
✅ Một số bệnh thường gặp ở cây nghệ như: Cháy vàng lá, thối rễ, thối củ, rầy rệp,…
✅ Để phòng trừ bà con cần thường xuyên thăm vườn, quan sát xem có dấu hiệu bất thường nào xảy ra không.
✅ Vệ sinh vườn sạch sẽ, thu dọn cỏ dại xung quanh với tàn dư trong vườn. Bóc bỏ những lá bị úa, khô, vàng trên cây để tránh tạo điều kiện nấm khuẩn phát sinh, côn trùng trú ẩn.
✅ Ứng dụng các sản phẩm thuốc sinh học để phun phòng an toàn cho cây, nhằm bảo vệ môi trường và không gây tồn đọng độc hại trong củ như tham khảo áp dụng thuốc điều trị nấm bệnh Phy Fusaco và thuốc trừ sâu Ola insect in99.
Những lưu ý khi thực hiện cách trồng nghệ để củ ra to, ít bị bệnh
➡️ Trồng nghệ cần đảm bảo đất phải tơi xốp mới giúp cho củ phát triển, ra nhiều củ và đảm bảo chất lượng.
➡️ Không nhất thiết phải bón phân quá nhiều, vì khi trồng bằng củ, thời gian đầu cây sẽ lấy chất dinh dưỡng từ củ giống để phát triển nếu bón phân ngay rất dễ khiến củ giống bị thối. Hãy đợi, khi cây đã hút hết dinh dưỡng từ củ giống sau đó mới bón phân.
➡️ Nên trồng nghệ ở những nơi có nhiều ánh nắng để cây phát triển và giúp củ to hơn.
➡️ Không nên tiếc những củ giống có dấu hiệu bị héo, thối hoặc chưa đủ tuổi để trồng.
➡️ Trồng nghệ không nên nông quá hoặc quá sâu. Vì sâu quá khiến củ khó nảy mầm, còn quá nông khiến củ giống dễ bị lộ khiến củ bị thối hoặc khô héo.
➡️ Nên chọn những củ giống có đủ cả củ cái và củ tay (là những củ mọc xung quanh củ cái), mục đích là để cây có đủ dinh dưỡng phát triển, không bị lộn giống, củ thu hoạch sau này sẽ to, nhiều, đẹp và đạt tiêu chuẩn thị trường.
Cách thu hoạch và bảo quản củ nghệ để sử dụng được lâu
Thời gian thu hoạch nghệ thường kéo dài từ 9 tháng đến 1 năm sau khi trồng. Nên thu hoạch vào những ngày trời nắng ráo, đất khô để thuận lợi trong việc bảo quản và chế biến. Trước khi thu hoạch, cần cắt bỏ phần thân lá, sau đó dùng cuốc nhẹ nhàng đào từng khóm và rũ sạch đất bám trên củ.
Để xác định nghệ đã sẵn sàng thu hoạch hay chưa, có thể cắt thử một vài nhánh củ. Nếu ruột củ có màu vàng sẫm đặc trưng, chứng tỏ nghệ đã đạt độ chín thích hợp để thu hoạch.
Nội dung trên đây đã hướng dẫn bà con cách trồng nghệ cả trong thùng và ngoài vườn lớn. Bài viết cũng đã giúp bà con cần chuẩn bị những gì, lựa chọn giống phù hợp, xử lý đất trước khi trồng và đưa ra các phương pháp chăm sóc phù hợp để giúp cây phát triển tốt. Với những thông tin phía trên, AQ Bice hy vọng bà con sẽ thực hiện trồng thành công và thu về những củ nghệ đạt chuẩn chất lượng.